Nhớ mãi những lần gặp Bác

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với những ai đã từng may mắn được gặp Bác, hình ảnh gần gũi, giản dị cùng lời căn dặn của Người càng khắc sâu trong tâm khảm, trở thành kim chỉ nam cho mọi hành động sau này.

TỪ NHỮNG LỜI ĐỘNG VIÊN

Mùa hè Tây Nguyên nắng như đổ lửa. Bên hiên ngôi nhà nhỏ nằm sâu phía cuối làng Ốp (phường Hoa Lư, TP. Pleiku), ông Đinh Klum-nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh đang ngồi hóng mát sau nhiều giờ chăm tưới cho hơn 400 cây cà phê trong vườn. Hơn 20 năm kể từ ngày về hưu, cuộc sống của vợ chồng ông cứ thế trôi qua một cách bình dị và đậm chất nông dân. Ông bảo: “Chỉ là tôi đang cố gắng học tập và làm theo Bác Hồ mà thôi!”.

Ông Đinh Klum là người dân tộc H’Rê, sinh ra ở làng Đèo Cạnh (huyện An Lão, tỉnh Bình Định). Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, là một trong những học sinh miền Nam đầu tiên của Trường Dân tộc Trung ương. Trong quá trình học tập tại đây, ông may mắn được gặp Bác Hồ nhiều lần khi Người đến thăm trường vào các năm 1958, 1959, 1960 và 1961. Thế nhưng, nhớ nhất đối với ông có lẽ là lần Bác ghé thăm trường vào đúng ngày sinh của Người năm 1960. Ông Klum kể: “Lúc ấy tầm gần 12 giờ, tôi cùng một số bạn đang tập đá bóng trước sân trường thì thấy có một chiếc xe ô tô đi vào cổng. Cửa xe mở, thấy Bác bước xuống, chúng tôi không khỏi bất ngờ rồi vỡ òa cảm xúc. Trong bộ quần áo ka ki bạc màu, chân mang dép cao su giản dị, Bác tiến lại gần bên chúng tôi rồi ân cần hỏi: “Sao trưa nắng thế này mà các cháu không ngủ?”. Tôi nhanh nhảu đáp: “Dạ thưa Bác, chúng cháu đang tranh thủ tập bóng để ngày mai đá giao hữu với trường bạn ạ!”. Bác mỉm cười, bảo chúng tôi chỉ phòng Ban Giám hiệu. 1 giờ chiều hôm đó, chúng tôi tập trung về hội trường lớn nghe Bác nói chuyện. Dẫu chỉ trò chuyện cùng Bác trong khoảng đôi ba phút nhưng tôi thấy vô cùng vinh dự và xúc động”.

Vợ chồng ông Đinh Klum ôn lại kỷ niệm về những lần được gặp Bác. Ảnh: H.T
Vợ chồng ông Đinh Klum ôn lại kỷ niệm về những lần được gặp Bác. Ảnh: H.T

Cũng theo ông Klum, Bác Hồ là một vị lãnh tụ vô cùng giản dị, gần gũi, luôn luôn quan tâm và dành nhiều tình cảm cho học sinh dân tộc miền núi. “Lần nào gặp mặt, Bác đều hỏi chúng tôi học có được không, ăn có no không, ở có thoải mái không; đồng thời động viên chúng tôi phải cố gắng học tập thật tốt để sau này trở về miền Nam xây dựng, kiến thiết quê hương. Bác cũng không quên dặn dò chúng tôi phải phát huy tinh thần đoàn kết để tạo nên sức mạnh dân tộc và chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược như lời bài ca “Kết đoàn” mà Bác vẫn thường bắt nhịp cho toàn trường cùng hát”-ông Klum nhớ lại. 

Ngồi cạnh bên, bà Đinh Thị Tuyết Minh mỉm cười nhìn chồng. 2 năm rồi, căn bệnh tiểu đường và tai biến hành hạ khiến bà yếu hẳn đi, trí nhớ cũng có phần giảm sút. Thế nhưng, những ký ức về Bác Hồ chưa bao giờ phai nhòa trong tâm trí bà. “Năm 1961, khi tôi đang học lớp 5 tại Trường Dân tộc Trung ương thì vinh dự được chọn vào nhóm học sinh đi tặng hoa cho đoàn đại biểu quốc tế tại Phủ Chủ tịch. Đó cũng là lần đầu tôi được gặp Bác Hồ nên trong lòng vui sướng lắm. Tôi tranh thủ ngắm Người thật kỹ, thật lâu để khắc ghi hình ảnh thân thương ấy. Trước khi ra về, Bác tặng cho chúng tôi mỗi người một gói kẹo, ai cũng mừng rỡ đón lấy và cảm ơn Bác. Tôi đã cất giữ lại một vài viên kẹo bên mình thật lâu để làm kỷ niệm”-bà Minh bộc bạch.

KHẮC GHI ĐIỀU BÁC DẠY

Đại úy Đinh Hỗ (tổ 5, phường Ia Kring, TP. Pleiku) năm nay đã tròn 95 tuổi. Dẫu đôi tai không còn nghe rõ, bước đi cũng có phần chậm chạp song ông vẫn nhớ như in từng cử chỉ, dáng vẻ, lời thăm hỏi, động viên của Bác. Mỗi lần nhắc lại, ông Hỗ vẫn vẹn nguyên một niềm xúc động, bồi hồi. Với ông, được gặp Bác chính là kỷ niệm đẹp nhất trong cuộc đời làm cách mạng của mình.

Ông Đinh Hỗ nguyên là Chính trị viên Lữ đoàn 38, Đại đoàn 351 Pháo binh đóng ở huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng. Trước đó, ông cùng đơn vị trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Sau ngày toàn thắng, đơn vị ông lại tập luyện đội hình, đội ngũ chuẩn bị cho lễ duyệt binh mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Quảng trường Ba Đình vào ngày 1-1-1955. Đó cũng là nơi ông được gặp Bác Hồ lần đầu tiên. Ông Hỗ bồi hồi nhớ lại: “Đó là một ngày cuối năm 1954, chúng tôi được đón Bác đến thăm và kiểm tra tình hình luyện tập. Người cùng đoàn đại biểu tới bên hàng quân, tươi cười và vẫy tay chào anh em chiến sĩ. Đến chỗ tôi, Bác dừng lại hỏi: “Chú ở binh chủng nào?”. “Dạ thưa Bác, cháu ở đơn vị pháo ạ!”. “Pháo nào?”-Bác tiếp tục hỏi nhưng khi đó vì hồi hộp quá nên tôi ấp úng chưa trả lời được. Thế là Bác ân cần giải thích: “Đơn vị pháo có 2 loại là pháo phòng không và pháo mặt đất, các chú thuộc pháo mặt đất đấy nhé”. Cuộc trò chuyện tuy ngắn ngủi nhưng tôi cảm nhận được sự gần gũi, quan tâm và thân tình của Bác dành cho tất cả mọi người. Sau này, tôi cũng may mắn được gặp Bác nhiều lần nữa ở một số hội nghị gặp gỡ cán bộ. Bác chỉ dạy chúng tôi làm thế nào để trở thành một cán bộ tốt, kể cả phong cách làm việc lẫn công tác chuyên môn. Từng lời của Bác vô cùng đáng quý và ý nghĩa đối với tôi, không chỉ ở thời điểm đó mà còn cả về sau này”.

 Với ông Đinh Hỗ (bìa phải), những lần được gặp Bác Hồ là ký ức hạnh phúc nhất trong cuộc đời mình. Ảnh Hồng Thi... Ảnh: H.T
Với ông Đinh Hỗ (bìa phải), những lần được gặp Bác Hồ là ký ức hạnh phúc nhất trong cuộc đời mình. Ảnh: H.T

…Khắc ghi lời căn dặn, động viên của Bác, những người con nơi núi rừng Tây Nguyên luôn nỗ lực hoàn thiện bản thân và lập nhiều thành tích trong chiến đấu, công tác cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Ông Đinh Klum không chỉ hoàn thành tâm nguyện của cha mình là “học để biết cái chữ về đọc báo cho cha nghe” mà còn quyết tâm bước vào giảng đường đại học, trở thành một bác sĩ giỏi, một vị lãnh đạo tận tâm, hết lòng vì nước, vì dân. Còn Đại úy Đinh Hỗ thì luôn tích cực tham gia các hoạt động ở địa phương mãi đến khi tuổi cao sức yếu mới chịu ngơi nghỉ. Từng cử chỉ, hành động, lời nói của họ là minh chứng rõ nhất của việc học tập và làm theo gương Bác xuyên suốt từ thời chiến cho đến tận thời bình. Qua câu chuyện đời mình, họ cũng muốn nhắn nhủ rằng, mỗi người trong chúng ta hãy học Bác từ những điều nhỏ bé, giản dị nhất để rèn luyện bản thân trưởng thành, chín chắn và bản lĩnh hơn; từ đó dám nghĩ dám làm, năng động, sáng tạo, cống hiến sức mình xây dựng tỉnh nhà ngày càng giàu đẹp, văn minh.

HỒNG THI

Có thể bạn quan tâm

Nhân lên tình yêu biển đảo

Nhân lên tình yêu biển đảo

(GLO)- Trong 2 năm (2021-2022), Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai và Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn đã tổ chức thành công 2 cuộc thi tìm hiểu về biển, đảo theo hình thức trắc nghiệm online. Qua đó, khơi gợi, hun đúc tình yêu biển đảo trong các tầng lớp nhân dân.
Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức dân vận

Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức dân vận

(GLO)- Sáng 20-12, Ban Dân vận Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023. Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới 17 điểm cầu cấp huyện. Các đồng chí: Châu Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Võ Thanh Hùng-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.
"Đại thụ" làng Phung

"Đại thụ" làng Phung

(GLO)- Hơn 20 năm qua, với vai trò Trưởng thôn rồi Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Phung (xã Ia Phang, huyện Chư Pưh), ông Siu Bi Ai đã vận động người dân thi đua lao động sản xuất, đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển.
Phần thưởng xứng đáng cho người có uy tín ở Gia Lai

Phần thưởng xứng đáng cho người có uy tín ở Gia Lai

(GLO)- Từ ngày 10 đến 15-12, Công an tỉnh tổ chức cho 30 người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đi tham quan, học tập kinh nghiệm tại Hà Nội và một số tỉnh miền Trung. Đây là hoạt động thường niên nhằm động viên những người có uy tín có thành tích xuất sắc trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc“.
Gương sáng "tốt đời-đẹp đạo"

Gương sáng "tốt đời-đẹp đạo"

(GLO)- Từ các phong trào thi đua yêu nước và thực hiện phương châm sống “tốt đời-đẹp đạo“, đồng bào theo đạo Công giáo và Tin lành đã góp phần cùng Nhân dân các dân tộc trong tỉnh ra sức lao động sản xuất, góp phần phát triển kinh tế-xã hội địa phương.
Chư Sê ưu tiên tín dụng chính sách cho vùng dân tộc thiểu số

Chư Sê ưu tiên tín dụng chính sách cho vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai đang tập trung giải ngân các nguồn vốn cho vay hỗ trợ nhà ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ cho các xã và thôn, làng đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Thủ tướng: Chủ động hơn nữa trong việc phối hợp chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên cựu chiến binh

Thủ tướng: Chủ động hơn nữa trong việc phối hợp chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên cựu chiến binh

(GLO)- “Các cấp Hội cần chủ động hơn nữa trong việc phối hợp với các cấp, các ngành chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên cựu chiến binh, cựu quân nhân; động viên cựu chiến binh nêu cao ý chí tự lực, tự cường, quan tâm, tạo điều kiện giúp nhau sản xuất, kinh doanh, giảm nghèo, làm giàu hợp pháp“-Là nội dung Thông báo số 365/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Xứng đáng là cán bộ Mặt trận tiêu biểu toàn quốc

Xứng đáng là cán bộ Mặt trận tiêu biểu toàn quốc

(GLO)- Trong số 299 chủ tịch ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã và trưởng ban công tác Mặt trận tiêu biểu toàn quốc giai đoạn 2017-2022 vừa được Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tuyên dương tại Thủ đô Hà Nội, Gia Lai có 5 cá nhân. Trở về từ hội nghị, mọi người rất tự hào và quyết tâm phấn đấu trở thành những “thỏi nam châm“ trong việc tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân như lời Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dặn dò.
Gương sáng làng Dôr 1

Gương sáng làng Dôr 1

(GLO)- Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Yơu (làng Dôr 1, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) còn đi đầu trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng nông thôn mới và đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư.