"Đội quân tóc dài" hiến dâng sức trẻ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những phụ nữ mặc áo lính trong Quân đội nhân dân Việt Nam có mặt ở mọi lĩnh vực hoạt động quân sự, giữ vai trò quan trọng trong thế trận an ninh quốc phòng, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


 

Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)



Những phụ nữ mặc áo lính trong Quân đội nhân dân Việt Nam đang có mặt ở mọi lĩnh vực hoạt động quân sự, giữ vai trò quan trọng trong thế trận an ninh quốc phòng, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Đặc biệt, dõi theo hành trình hằng năm của các Gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quân mới thấy ý chí, nghị lực, bản lĩnh của họ cũng như sự năng nổ, nhiệt tình, trách nhiệm, tinh thần xung kích đã góp phần tạo nên dấu ấn Phụ nữ quân đội “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”…

Bóng hồng mặc áo lính

Bóng hồng duy nhất trong mười Gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quân năm 2019 là Đại úy Bùi Thị Hoa, Khoa Trang bị, Bệnh viện Quân y 105, Tổng cục Hậu cần.

Nữ quân nhân chuyên nghiệp sinh năm 1989 này là chủ nhiệm đề tài hoặc tham gia nghiên cứu hàng loạt những công trình, sáng kiến nổi bật như: “Nâng cấp xe lăn tay thương binh tại Bệnh viện Quân y 105 thành xe lăn điện,” “Cải tiến máy hút dịch đạp chân dã ngoại tại Bệnh viện Quân y 105,” “Thiết kế, chế tạo thiết bị theo dõi tần số tim, tần số thở không tiếp xúc theo nguyên lý Doppler”…

Lý giải về việc nghiên cứu những đề tài này, Đại úy Bùi Thị Hoa nói rằng, là do may mắn được làm việc tại nơi mà phong trào nghiên cứu khoa học được “lãnh đạo, chỉ huy các cấp quan tâm và tạo điều kiện mọi mặt.”

Nhưng may mắn không đến tình cờ! Là kỹ sư thiết bị y tế, phụ trách chính hệ thống các trang thiết bị hỗ trợ cho xét nghiệm tại Khoa Trang bị, Bệnh viện Quân y 105, Đại úy Bùi Thị Hoa luôn tìm hiểu những giải pháp giúp việc cứu chữa người bệnh được thuận lợi, hiệu quả nhất.

Chị cũng phối hợp cùng các kỹ sư khác trong khoa đảm bảo độ hoạt động thường xuyên liên tục của các thiết bị lớn nhỏ trong toàn bệnh viện Quân y 105. Việc “thai nghén” và ra đời đề tài “Nâng cấp xe lăn tay thương binh tại Bệnh viện Quân y 105 thành xe lăn điện” - giải Nhì giải thưởng Tuổi trẻ sáng tạo trong Quân đội năm 2017 nằm trong trường hợp đó.

Tại Bệnh viện Quân y 105, lưu lượng bệnh nhân đến khám và điều trị tương đối lớn, lượng xe thương binh lăn tay tại bệnh viện được sử dụng thường xuyên để phục vụ di chuyển bệnh nhân điều trị.

Do sử dụng nhiều và chất lượng mặt đường di chuyển xấu nên độ bền của những chiếc xe này không được đảm bảo, thường xuyên phải sửa chữa và thay thế.

Thêm nữa, để hỗ trợ di chuyển cho bệnh nhân phải cần thêm y tá, điều dưỡng phụ giúp. Trước tình hình đó, Bùi Thị Hoa và các đồng nghiệp nảy ra sáng kiến trên và thực hiện cải tiến xe lăn tay thành xe điện với nhiều điểm ưu việt như sử dụng ngôn ngữ lập trình cho vi điều khiển PIC16F877A và thiết kế mạch công suất phù hợp.

Hệ thống côn được gắn vào trục nối hai bánh xe nên khi hết điện cấp cho xe, người sử dụng chỉ việc nhả côn thì hệ thống motor sẽ được cắt hoàn toàn và xe trở về tính năng như xe lăn tay thông thường…


 

Đại úy Bùi Thị Hoa trao đổi với đồng nghiệp về công tác nghiên cứu, sáng kiến cải tiến kỹ thuật. (Nguồn: qdnd.vn)
Đại úy Bùi Thị Hoa trao đổi với đồng nghiệp về công tác nghiên cứu, sáng kiến cải tiến kỹ thuật. (Nguồn: qdnd.vn)



Nếu Đại úy Bùi Thị Hoa là “cây sáng kiến,” phản ánh trình độ chuyên môn của phụ nữ quân đội nhân dân Việt Nam ngày càng nâng cao thì Thiếu úy Nguyễn Thị Ngoan, vận động viên Đội Karatedo, Trung tâm Thể dục thể thao Quân đội, Cục Quân huấn, Bộ Tổng Tham mưu- Gương mặt trẻ triển vọng toàn quân năm 2017, Gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quân năm 2018, lại như điển hình về ý chí, nghị lực, bản lĩnh của những đóa hồng mặc áo lính.

Ngoài hai mươi tuổi nhưng cô gái nhỏ nhắn này đã kịp sưu tập rất nhiều huy chương trong nước và quốc tế sau mười năm theo đuổi võ thuật. Đặc biệt, Nguyễn Thị Ngoan là vận động viên Việt Nam đầu tiên giành Huy chương Vàng Giải vô địch Karate thế giới nội dung đối kháng kumite nữ ở hạng cân 61 kg, năm 2017.

Hành trình đến với Karatedo của Nguyễn Thị Ngoan là con đường đi bộ hơn 5 km từ nhà tới lớp mỗi lần tập luyện và ngược lại. Là những tháng ngày cô gái quê Phúc Thọ (Hà Nội) miệt mài rèn luyện và được tuyển chọn về Trung tâm Thể dục thể thao Quân đội tập luyện chuyên nghiệp.

Là sự dồn nén, tạm gác những tình cảm riêng tư để toàn tâm, toàn ý thi đấu vì màu cờ sắc áo Tổ quốc. Là những dịp lễ, Tết thiếu vắng niềm vui đoàn tụ bên người thân, gia đình như bạn bè đồng trang lứa.

Thế nhưng với Ngoan, niềm hạnh phúc khi được thi đấu và nhìn lá cờ đỏ sao vàng kiêu hãnh tung bay trong chiến thắng ở những giải đấu lớn là sự bù đắp phần nào cho những thiệt thòi!

Nói đến hai đóa hồng trên lại nhớ đến những mong ước ấp ủ của Hà Thị Thu Trang, Đại đội 349, Tiểu đoàn 3, Học viện Kỹ thuật Quân sự - một trong mười cá nhân xuất sắc, một trong hai gương mặt nữ được tuyên dương Gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quân năm 2017.

Dấn thân vào nghiên cứu khoa học - kể về con đường đưa Hà Thị Thu Trang đến những thành công bước đầu hôm nay, cô gái này đã thổ lộ mong muốn được cống hiến trí tuệ, sức trẻ cho đất nước, mong được phát huy hết khả năng chuyên môn của mình trong lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin!

Tiếp nối truyền thống hào hùng

Ba gương mặt tiêu biểu trên phần nào có thể khái quát sự phát triển của những phụ nữ mặc áo lính trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

Sau mùa xuân đại thắng năm 1975, non sông thống nhất, đặc biệt là giai đoạn đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, “Đội quân tóc dài” có mặt ở mọi lĩnh vực hoạt động quân sự. Họ giữ vai trò quan trọng trong thế trận an ninh quốc phòng, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát huy các phẩm chất tốt đẹp “Yêu nước, đoàn kết, sáng tạo, trung hậu, đảm đang.”

Với gần mười vạn phụ nữ có mặt ở hầu hết các lĩnh vực công tác trên mọi miền đất nước, dù ở cương vị công tác nào, phụ nữ Quân đội cũng luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý chí tự lực, tự cường, cần cù, sáng tạo, không quản ngại khó khăn, gian khổ, nỗ lực phấn đấu vươn lên. Họ vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ Quân đội giao phó, vừa làm tốt vai trò người vợ, người mẹ, chăm lo, xây dựng tổ ấm gia đình.

Như tại quê hương Đồng Khởi, lực lượng phụ nữ trong Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bến Tre đã và đang có những đóng góp tích cực trong phong trào thi đua Quyết thắng của cơ quan, đơn vị và phong trào thi đua yêu nước của địa phương, góp phần làm đẹp thêm hình ảnh của nữ cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang trong thời kỳ mới.

Họ đã vận dụng và phát huy tinh thần, ý chí của cuộc Đồng khởi 1960 vào trong xây dựng và phát triển quê hương, được cụ thể hóa bằng nhiều chủ trương, nghị quyết, các chương trình hành động cách mạng, nhất là phong trào thi đua “Đồng khởi mới.”

Họ đã minh chứng không có việc gì là chị em không đảm nhận được, từ nhân viên văn thư, quân y, nhân viên quản lý, đến vận động viên bóng bàn, xạ thủ bắn súng ngắn K54…

Đánh giá về vai trò “Đội quân tóc dài” của “Xứ dừa” trong thời kỳ mới, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Bến Tre Phan Văn Mãi đã nhấn mạnh nối tiếp truyền thống, tinh thần “Anh dũng Đồng khởi, thắng Mỹ, diệt Ngụy” trong kháng chiến vào sự nghiệp đổi mới, phụ nữ Bến Tre có nhiều phong trào thiết thực như giỏi việc nước, đảm việc nhà, phong trào phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình, nuôi con khỏe, dạy con ngoan, nhiều chị em đã vươn lên trưởng thành trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học… xứng đáng với truyền thống “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” của phụ nữ Việt Nam.

Và như nhận xét của Thượng tướng Lê Chiêm, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng: Đây là lực lượng ưu tú của phụ nữ Việt Nam! Phụ nữ Quân đội không chỉ thực hiện nhiệm vụ chính trị của Quân đội, mà còn giữ vai trò nòng cốt, góp phần thúc đẩy, hỗ trợ, phối hợp với các cấp Hội phụ nữ địa phương giúp đỡ nhân dân, phụ nữ địa phương trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương. Phụ nữ quân đội đã góp phần tỏa sáng thêm hình ảnh cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”, phẩm chất “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang” của phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ mới.

Theo Hạnh Quỳnh-Hiền Hạnh-Huỳnh Phúc Hậu (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Nhân lên tình yêu biển đảo

Nhân lên tình yêu biển đảo

(GLO)- Trong 2 năm (2021-2022), Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai và Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn đã tổ chức thành công 2 cuộc thi tìm hiểu về biển, đảo theo hình thức trắc nghiệm online. Qua đó, khơi gợi, hun đúc tình yêu biển đảo trong các tầng lớp nhân dân.
Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức dân vận

Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức dân vận

(GLO)- Sáng 20-12, Ban Dân vận Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023. Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới 17 điểm cầu cấp huyện. Các đồng chí: Châu Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Võ Thanh Hùng-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.
"Đại thụ" làng Phung

"Đại thụ" làng Phung

(GLO)- Hơn 20 năm qua, với vai trò Trưởng thôn rồi Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Phung (xã Ia Phang, huyện Chư Pưh), ông Siu Bi Ai đã vận động người dân thi đua lao động sản xuất, đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển.
Phần thưởng xứng đáng cho người có uy tín ở Gia Lai

Phần thưởng xứng đáng cho người có uy tín ở Gia Lai

(GLO)- Từ ngày 10 đến 15-12, Công an tỉnh tổ chức cho 30 người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đi tham quan, học tập kinh nghiệm tại Hà Nội và một số tỉnh miền Trung. Đây là hoạt động thường niên nhằm động viên những người có uy tín có thành tích xuất sắc trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc“.
Gương sáng "tốt đời-đẹp đạo"

Gương sáng "tốt đời-đẹp đạo"

(GLO)- Từ các phong trào thi đua yêu nước và thực hiện phương châm sống “tốt đời-đẹp đạo“, đồng bào theo đạo Công giáo và Tin lành đã góp phần cùng Nhân dân các dân tộc trong tỉnh ra sức lao động sản xuất, góp phần phát triển kinh tế-xã hội địa phương.
Chư Sê ưu tiên tín dụng chính sách cho vùng dân tộc thiểu số

Chư Sê ưu tiên tín dụng chính sách cho vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai đang tập trung giải ngân các nguồn vốn cho vay hỗ trợ nhà ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ cho các xã và thôn, làng đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Thủ tướng: Chủ động hơn nữa trong việc phối hợp chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên cựu chiến binh

Thủ tướng: Chủ động hơn nữa trong việc phối hợp chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên cựu chiến binh

(GLO)- “Các cấp Hội cần chủ động hơn nữa trong việc phối hợp với các cấp, các ngành chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên cựu chiến binh, cựu quân nhân; động viên cựu chiến binh nêu cao ý chí tự lực, tự cường, quan tâm, tạo điều kiện giúp nhau sản xuất, kinh doanh, giảm nghèo, làm giàu hợp pháp“-Là nội dung Thông báo số 365/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Xứng đáng là cán bộ Mặt trận tiêu biểu toàn quốc

Xứng đáng là cán bộ Mặt trận tiêu biểu toàn quốc

(GLO)- Trong số 299 chủ tịch ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã và trưởng ban công tác Mặt trận tiêu biểu toàn quốc giai đoạn 2017-2022 vừa được Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tuyên dương tại Thủ đô Hà Nội, Gia Lai có 5 cá nhân. Trở về từ hội nghị, mọi người rất tự hào và quyết tâm phấn đấu trở thành những “thỏi nam châm“ trong việc tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân như lời Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dặn dò.
Gương sáng làng Dôr 1

Gương sáng làng Dôr 1

(GLO)- Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Yơu (làng Dôr 1, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) còn đi đầu trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng nông thôn mới và đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư.