Điều tra dư luận xã hội về phòng-chống dịch Covid-19: Đánh giá cao công tác chỉ đạo, điều hành

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy vừa tiến hành cuộc điều tra dư luận xã hội về công tác phòng-chống dịch Covid-19 và ảnh hưởng của dịch bệnh đến đời sống người dân trong tỉnh. Kết quả điều tra cho thấy, người dân đánh giá cao công tác chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền và hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch các cấp thể hiện qua các chủ trương, quyết sách, biện pháp phòng-chống dịch trong thời gian qua.

Công tác truyền thông phát huy hiệu quả

Cuộc điều tra được Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tiến hành qua môi trường internet (mạng xã hội Facebook, Zalo) trên quy mô toàn tỉnh đã thu hút 17.358 cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân tham gia. Trên cơ sở lọc đối tượng điều tra thu được, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã tiến hành phân tích, tổng hợp số liệu 10.000 phiếu. Kết quả, có 90,83% số người được hỏi trả lời rất quan tâm tới diễn biến tình hình dịch bệnh, 9,1% quan tâm và chỉ có 0,09% ít quan tâm. Kênh thông tin mà cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân tiếp nhận các nội dung liên quan đến dịch Covid-19 hết sức đa dạng, song chủ yếu là qua thông báo của Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch Covid-19 từ trung ương đến cấp huyện (82,71%); qua báo, đài của trung ương (73,73%); qua mạng xã hội Facebook, Zalo (69,4%); qua trang thông tin điện tử của các tổ chức Đảng, đoàn thể, chính quyền, cơ quan, đơn vị từ tỉnh đến cơ sở (67,46%); Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh (58,65%); Báo Gia Lai (53,42%); qua họp sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt đoàn thể, họp dân ở thôn, làng, tổ dân phố (53,39%); qua trò chuyện, trao đổi với bạn bè, người thân, đồng nghiệp (49,63%)…

Về hiệu quả công tác truyền thông phòng-chống dịch Covid-19 của các cấp, kết quả điều tra cho thấy, việc truyền thông ở cấp trung ương có 52,12% đánh giá rất tốt, 44,88% đánh giá tốt, 2,82% đánh giá trung bình và chỉ có 0,18% đánh giá kém. Đối với công tác truyền thông của cấp tỉnh, có 44,39% người được hỏi đánh giá rất tốt, 51,87% đánh giá tốt, 3,63% đánh giá mức trung bình và 0,11% người đánh giá kém. Với cấp huyện, có 44,38% người được hỏi đánh giá rất tốt, 49,95% đánh giá tốt, 5,45% đánh giá trung bình và chỉ 0,22% đánh giá kém. Trong khi đó, 8,53% số người được hỏi đánh giá công tác truyền thông phòng-chống dịch Covid-19 ở cơ sở hiện nay ở mức bình thường đến kém. Điều này đặt ra yêu cầu về việc huy động cả hệ thống chính trị ở cơ sở tham gia truyền thông phòng-chống dịch.

  Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người dân tại TP. Pleiku. Ảnh: Đức Thụy
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người dân tại TP. Pleiku. Ảnh: Đức Thụy


Chỉ đạo, điều hành chống dịch phù hợp với thực tiễn

Đối với công tác chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp, hoạt động Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch Covid-19 tỉnh được các tầng lớp nhân dân đánh giá rất cao. Có đến 97,51% số người được hỏi cho rằng công tác chỉ đạo, điều hành phòng-chống dịch Covid-19 là tốt và rất tốt. Kết quả đánh giá tích cực thể hiện qua việc các biện pháp chống dịch phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh đạt hiệu quả cao, đồng thời thể hiện sự cân bằng lợi ích, phù hợp với mong muốn và nguyện vọng của người dân.

Về hoạt động của các tổ Covid cộng đồng ở cơ sở, tỷ lệ đánh giá ở mức kém chiếm gần 6,12%. Phương châm hiện nay của Chính phủ đưa ra là: “Lấy xã, phường là pháo đài, người dân là chiến sĩ, là trung tâm, chủ thể trong phòng-chống dịch”, đồng thời khẳng định vị trí, vai trò rất quan trọng của cấp cơ sở, trong đó có các tổ Covid cộng đồng đối với sự thành công của công tác phòng-chống dịch Covid-19. Do đó, việc củng cố, động viên, tạo điều kiện để phát huy vai trò, trách nhiệm và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ Covid cộng đồng cần được quan tâm hơn.

Dịch Covid-19 ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập, đời sống và các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Có 63,39% số người được hỏi cho biết mức thu nhập có giảm, giảm nhiều; một bộ phận rơi vào tình trạng thất nghiệp, không có thu nhập. 72,9% nông dân, đoàn viên, hội viên, quần chúng và lao động tự do cho rằng dịch bệnh ảnh hưởng lớn đến đời sống, thu nhập của họ, trong đó có 6,3% rơi vào tình trạng thất nghiệp, không có thu nhập. Đối với lực lượng công nhân, nhân viên các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, tỷ lệ giảm thu nhập đến giảm nhiều chiếm 54,4%; tỷ lệ thất nghiệp, không có thu nhập chỉ chiếm 2%. Điều này cho thấy các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn tỉnh đã có sự điều chỉnh, từng bước thay đổi phương thức sản xuất kinh doanh, tăng mức độ thích ứng với dịch Covid-19, duy trì được việc làm, thu nhập cho gia đình, doanh nghiệp và người lao động.

Đánh giá về việc thực hiện chế độ hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tại địa phương, có 46,21% số người được hỏi trả lời kịp thời, hiệu quả; 45,81% đánh giá kịp thời, nhưng hiệu quả chưa cao; chỉ có 7,66% đánh giá chưa kịp thời, chưa hiệu quả và 7,6% trả lời không biết các chính sách này. Điều này cho thấy, đa số đối tượng được điều tra đã đánh giá cao việc thực hiện chế độ hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh.

Về ý thức chấp hành các quy định của Chính phủ và chính quyền địa phương trong phòng-chống dịch Covid-19, đa số các tầng lớp nhân dân chấp hành tốt. Kết quả phân tích số liệu điều tra có 59,65% đối tượng được hỏi đánh giá tốt, 28,48% đánh giá rất tốt, 9,67% đánh giá chưa tốt và có 2,2% thấy khó trả lời câu hỏi này.

Người dân tiêm vắc xin phòng Covid-19 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Ảnh: Như Nguyện
Người dân tiêm vắc xin phòng Covid-19 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Ảnh: Như Nguyện


Đối với việc triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 ở địa phương, đa số các ý kiến được hỏi (82,28%) đánh giá đạt yêu cầu, nhanh, kịp thời, phù hợp với nguồn vắc xin được phân bổ. Tính công khai, minh bạch trong kế hoạch tiêm vắc xin được đánh giá rất tích cực khi chỉ có 8,81% người được hỏi chưa biết kế hoạch tiêm vắc xin cụ thể của địa phương. Cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ hưu trí, lực lượng vũ trang quan tâm nhiều hơn đến kế hoạch tiêm vắc xin của tỉnh khi chỉ có 6,2% trả lời “chưa biết kế hoạch tiêm vắc xin cụ thể của địa phương”. Tuy nhiên, việc phổ biến thông tin kế hoạch tiêm trong nông dân, đoàn viên, hội viên, quần chúng và lao động tự do vẫn còn hạn chế, tỷ lệ chưa biết kế hoạch tiêm vắc xin phòng Covid-19 chiếm 11,3%. Thời gian đến, khi nguồn phân bổ vắc xin phong phú, đáp ứng được nhu cầu tiêm phòng trong toàn dân thì cần quan tâm, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về kế hoạch, đối tượng, thời gian thực hiện tiêm phòng.

Sớm hoàn thành kế hoạch tiêm vắc xin phòng Covid-19

Về giải pháp phòng-chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh thời gian tới, người dân mong muốn cần làm tốt hơn công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và ý thức cảnh giác đối với dịch bệnh; thực hiện nghiêm phương châm “5K + vắc xin” và 5T. Cần tuyên truyền rộng rãi bằng loa đài, băng rôn, phát thanh lưu động tới những người không dùng mạng xã hội để giúp họ nắm bắt và hiểu rõ tình hình dịch Covid-19. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, không lơ là, chủ quan trước nguy cơ dịch bùng phát, kể cả khi đã có vắc xin phòng ngừa. Phát huy vai trò người đứng đầu trong công tác phòng-chống dịch, xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động vi phạm công tác phòng-chống dịch để nêu gương cho Nhân dân.

Đồng thời, tỉnh cần sớm hoàn thành kế hoạch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho toàn dân trên địa bàn tỉnh để tạo miễn dịch cộng đồng; ưu tiên tiêm vắc xin sớm cho người dân có bệnh nền trong danh mục Chính phủ quy định. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ những người đi từ nơi khác đến và đang thực hiện cách ly y tế tại nhà; thực hiện truy vết thần tốc đảm bảo không bỏ lọt đối tượng nếu có phát sinh ca mắc Covid-19 mới nhằm hạn chế thấp nhất sự lây lan trong cộng đồng; có những biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với những người không chấp hành quy định phòng-chống dịch. Ngoài ra, cần quan tâm hơn đến các nhu cầu thiết yếu, chính đáng của người dân trong dịch bệnh để kịp thời hỗ trợ.

 

 TỐNG THỚI MỐC

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

(GLO)- Sáng sớm 11-1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội lên đường thăm chính thức nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 45 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào từ ngày 11 đến 12-1-2023, theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Sonexay Siphandone.
Hội Nông dân tích cực tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị

Hội Nông dân tích cực tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân các cấp đã tích cực tham mưu cấp ủy Đảng cùng cấp triển khai thực hiện Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25-10-2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến“, “tự chuyển hóa“.
Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 2, sáng 6/1, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về: Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đánh giá việc thực hiện quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV về các chính sách phòng, chống dịch COVID-19; Đề xuất nội dung đưa vào Nghị quyết của Quốc hội về việc chuyển tiếp thực hiện một số chính sách theo quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 và cho phép tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 1/1/2023 mà chưa kịp gia hạn theo quy định của Luật Dược.
Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: "Không có vùng cấm, không có ngoại lệ"

Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: "Không có vùng cấm, không có ngoại lệ"

(GLO)- Tại hội nghị tổng kết công tác phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 do Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức chiều 4-1, các đại biểu đã tập trung phân tích, đánh giá tình hình, kết quả công tác PCTN, tiêu cực cũng như đưa ra các giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ này trong thời gian tới.
Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại xã Yang Bắc sau kỳ họp thứ chín

Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại xã Yang Bắc sau kỳ họp thứ chín

(GLO)- Sáng 5-1, Tổ đại biểu HĐND tỉnh Gia Lai gồm các ông Ngô Khắc Ngọc-Tỉnh ủy viên, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh; Trường Trung Tuyến-Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh đã có buổi tiếp xúc cử tri tại xã Yang Bắc (huyện Đak Pơ) sau kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021-2026.
Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng, tiêu cực

Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng, tiêu cực

(GLO)- Những năm qua, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng triển khai thực hiện công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực ở đơn vị, địa phương một cách nghiêm túc, quyết liệt, toàn diện, ngày càng đi vào chiều sâu, có trọng tâm, trọng điểm; gắn liền với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Năm 2023: "Đoàn kết, kỷ cương - Bản lĩnh, linh hoạt - Đổi mới, sáng tạo - Kịp thời, hiệu quả"

Năm 2023: "Đoàn kết, kỷ cương - Bản lĩnh, linh hoạt - Đổi mới, sáng tạo - Kịp thời, hiệu quả"

Kết luận Hội nghị Chính phủ với địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, nhiệm vụ ngày càng nhiều, yêu cầu ngày càng cao, nhân dân chờ mong, đòi hỏi ngày càng lớn, song chúng ta nỗ lực, quyết tâm cao nhất để thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2023, đạt được nhiều thành tích và tiến bộ hơn năm 2022.
Xã luận: Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu của năm bản lề quan trọng

Xã luận: Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu của năm bản lề quan trọng

(GLO)- Năm 2023 là dấu mốc quan trọng để Gia Lai phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI. Hai năm đầu nhiệm kỳ, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự điều hành linh hoạt của Chính phủ, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tận dụng thời cơ, lợi thế, hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ đã đặt ra. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu của nhiệm kỳ 2020-2025 mà Đại hội đã đề ra, cần phải có sự quyết tâm, nỗ lực hơn nữa, nhất là trong năm 2023, năm giữa nhiệm kỳ.
Hiệu quả phong trào "Dân vận khéo" trong các đơn vị quân đội

Hiệu quả phong trào "Dân vận khéo" trong các đơn vị quân đội

(GLO)- Chiều 27-12, tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai, Ban Dân vận Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tổng kết công tác dân vận của các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn tỉnh năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023. Đồng chí Võ Thanh Hùng-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có lãnh đạo 17 đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn tỉnh.
Đề cao các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng ở cơ sở

Đề cao các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng ở cơ sở

(GLO)- Điều lệ Đảng nêu rõ: Đảng Cộng sản Việt Nam là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thương yêu đồng chí, kỷ luật nghiêm minh, đồng thời thực hiện các nguyên tắc: tự phê bình và phê bình, đoàn kết trên cơ sở Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng, gắn bó mật thiết với Nhân dân, Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Gia Lai tổng kết công tác nội chính năm 2022

Gia Lai tổng kết công tác nội chính năm 2022

(GLO)- Sáng 27-12, tại trụ sở Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác nội chính năm 2022, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2023. Đồng chí Rah Lan Chung-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.
Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: Phản hồi tích cực từ dư luận xã hội

Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: Phản hồi tích cực từ dư luận xã hội

(GLO)- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy vừa tổ chức điều tra dư luận xã hội về hiệu quả công tác phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực trên địa bàn tỉnh. Cuộc điều tra nhằm thu thập ý kiến của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về mức độ quan tâm, hiệu quả của công tác PCTN, tiêu cực trên địa bàn tỉnh thời gian qua; trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn công tác lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai hiệu quả công tác PCTN, tiêu cực trong thời gian tới.
Chư Păh phát huy vai trò đảng viên phụ trách hộ, nhóm hộ

Chư Păh phát huy vai trò đảng viên phụ trách hộ, nhóm hộ

(GLO)- Tại huyện Chư Păh, các tổ chức Đảng phân công đảng viên phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể ở thôn, làng phụ trách hộ, nhóm hộ nơi cư trú. Việc này vừa phát huy vai trò nêu gương của đảng viên, tạo mối liên hệ thân thiết với người dân, vừa đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.
Kông Chro nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát

Kông Chro nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát

(GLO)- Những năm qua, Ban Thường vụ Huyện ủy Kông Chro quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng. Công tác kiểm tra, giám sát giúp Ban Thường vụ Huyện ủy kịp thời đánh giá đúng ưu điểm của tổ chức Đảng, đảng viên để phát huy; phát hiện, làm rõ hạn chế, khuyết điểm để khắc phục và xử lý nghiêm minh vi phạm của tổ chức Đảng, đảng viên, góp phần quan trọng trong công tác xây dựng Đảng.