Nhiệm kỳ Đại hội XII: Những thành tựu đáng tự hào

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong 5 năm (2015-2020), mặc dù phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức nhưng nước ta đã có sự chuyển mình mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực. Những thành tựu ấy chính là kết quả của sự đoàn kết, nỗ lực và quyết tâm cao của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.

Kinh tế-xã hội khởi sắc

Dù tuổi đã cao nhưng ông Ngô Thành-nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy luôn dõi theo tình hình của tỉnh nhà nói riêng và đất nước nói chung. Ông vô cùng phấn khởi khi những năm qua, dẫu phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, song nước ta vẫn đạt được nhiều thành tựu to lớn về phát triển kinh tế-xã hội, vươn lên thành một điểm sáng tăng trưởng trong khu vực và trên thế giới. Nền kinh tế không chỉ tăng trưởng về quy mô mà cả về chất lượng; đời sống vật chất và tinh thần của người dân từng bước được nâng lên.

Ông Ngô Thành-nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy rất phấn khởi trước những thành tựu nổi bật mà nước ta đạt được trong giai đoạn 2016-2020. Ảnh: Mộc Trà
Ông Ngô Thành-nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy rất phấn khởi trước những thành tựu nổi bật mà đất nước ta đạt được trong giai đoạn 2015-2020. Ảnh: Mộc Trà


Ông Ngô Thành cho rằng, từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Chính phủ cùng sự đoàn kết, thống nhất của toàn dân, nước ta đã từng bước đổi mới mô hình và nâng cao chất lượng tăng trưởng. Tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 2016-2019 đạt mức 6,8%, đạt mục tiêu tăng trưởng bình quân 6,5-7% của kế hoạch 5 năm 2016-2020.

Đặc biệt, năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 và thiên tai nhưng nước ta đã hoàn thành “nhiệm vụ kép”. Không chỉ làm tốt công tác phòng-chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, nền kinh tế của ta vẫn tăng trưởng gần 3% và là một trong số ít quốc gia có tăng trưởng dương trên thế giới. Vị thế của Việt Nam được nâng lên đáng kể trên trường quốc tế”.

Cũng theo nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, việc chú trọng phát triển kinh tế vùng theo hướng tăng cường liên kết, kết nối vùng đã trở thành động lực để các địa phương cùng nhau bứt phá vươn lên. Đối với vùng Tây Nguyên, định hướng phát triển thủy điện, nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến là hoàn toàn phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của khu vực.

Dưới sự hỗ trợ của Nhà nước, người dân cũng đã chủ động và mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao năng suất, từng bước thoát nghèo bền vững. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo cả nước được kéo giảm từ gần 10% cuối năm 2015 xuống còn dưới 3% vào cuối năm 2020. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt hơn 2.700 USD, gấp 1,3 lần so với năm 2015.

Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT và tỉnh Gia Lai phát lệnh xuất phát xe chở hàng xuất khẩu cà phê theo Hiệp định EVFTA. Ảnh: Đức Thụy
Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT và tỉnh Gia Lai phát lệnh xuất phát xe chở hàng xuất khẩu cà phê theo Hiệp định EVFTA. Ảnh: Đức Thụy


Song song với đó, trong 5 năm qua, môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện mạnh mẽ, năng lực cạnh tranh quốc gia được nâng cao đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển. Theo thống kê, trung bình mỗi năm, cả nước có khoảng 126,5 ngàn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký bình quân tăng hơn 1,8 lần/doanh nghiệp so với năm 2015.

Đáng chú ý, quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế tiếp tục mở rộng và đi vào chiều sâu, tạo khung khổ quan hệ ổn định và bền vững với các đối tác. Đối ngoại Đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân được triển khai đồng bộ và toàn diện. Mới đây, nước ta đã ký kết và thực hiện nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, trong đó có Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)...

Công ty TNHH Vĩnh Hiệp (TP. Pleiku) là một trong những doanh nghiệp được hưởng lợi từ việc ký kết các hiệp định trên. Ông Thái Như Hiệp-Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc Công ty-cho hay: Nhờ những giải pháp kịp thời, đúng đắn nên hoạt động xuất-nhập khẩu hàng hóa của nước ta vẫn ổn định ở mức cao. Năm 2020, Vĩnh Hiệp là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam được chọn xuất khẩu lô hàng gần 296 tấn cà phê sang châu Âu theo Hiệp định EVFTA. Đây là niềm tự hào của đơn vị nói riêng và cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh nói chung. Chính việc hội nhập sâu rộng đã thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế của nước ta phát triển mạnh, gia tăng kim ngạch xuất-nhập khẩu, mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp nhỏ và vừa có điều kiện để bứt phá, thâm nhập và mở rộng vào các thị trường mới.

Ngoài kinh tế, trong nhiệm kỳ qua, chủ trương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo được tích cực triển khai, bước đầu có hiệu quả. Chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới được ban hành và đang triển khai theo lộ trình; phương pháp giảng dạy và học tập có bước đổi mới. Khoa học và công nghệ từng bước khẳng định vai trò động lực trong phát triển kinh tế-xã hội. Các lĩnh vực văn hóa, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu đạt nhiều kết quả quan trọng...

Cả nước có 53 dân tộc thiểu số với khoảng 14,1 triệu người cư trú thành cộng đồng ở 54 tỉnh, thành phố. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn có sự quan tâm đặc biệt đến chính sách dân tộc nhằm cải thiện và nâng cao đời sống của bà con. Theo ông Huỳnh Kim Đồng-Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh, 5 năm qua, hệ thống chính sách dân tộc không ngừng được hoàn thiện; nhiều chính sách đã đi vào cuộc sống, tạo nên diện mạo mới cho vùng dân tộc thiểu số trên cả nước. Bên cạnh tiếp tục thực hiện các chính sách như: trợ cước, trợ giá, cấp không thu tiền; hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo; hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; định canh định cư; hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số... những năm qua, cả nước đã triển khai thực hiện thêm các đề án về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới và đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật vùng dân tộc thiểu số.

Đời sống vật chất và tinh thần đồng bào các dân tộc thiểu số không ngừng được cải thiện nhờ những chính sách dân tộc kịp thời của Đảng và Nhà nước. Ảnh Mộc Trà
Đời sống vật chất và tinh thần đồng bào các dân tộc thiểu số không ngừng được cải thiện nhờ những chính sách kịp thời của Đảng và Nhà nước. Ảnh: Mộc Trà


“Nhờ những chính sách kịp thời từ Trung ương, kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh từng bước phát triển; bản sắc văn hóa luôn được duy trì và phát huy; khối đại đoàn kết dân tộc không ngừng được nâng cao; trình độ dân trí được nâng lên. Phần lớn các làng, xã nơi đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống có trường học, trạm y tế, công trình nước hợp vệ sinh... Nếu chúng ta tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 theo Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội với 10 dự án thiết thực thì đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số ở Gia Lai nói riêng, cả nước nói chung sẽ tiếp tục có sự khởi sắc”-ông Huỳnh Kim Đồng kỳ vọng.

Xây dựng Đảng, hệ thống chính trị vững mạnh

Trong nhiệm kỳ, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đặc biệt quan tâm đến lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; đề cao trách nhiệm của cấp ủy, sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là những người đứng đầu các cấp; phát huy dân chủ; tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng; huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và sự đồng tình, ủng hộ của Nhân dân; khẳng định vai trò lãnh đạo, đường lối đúng đắn của Đảng, củng cố niềm tin của Nhân dân đối với Đảng.

    Thành phố Pleiku hân hoan chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Ảnh: Đức Thụy
Các tuyến phố ở Pleiku được trang hoàng rực rỡ để chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Ảnh: Đức Thụy


Nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy Ngô Thành nhận định: “Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong nhiệm kỳ qua đã đạt được kết quả rất nổi bật và toàn diện. Đặc biệt, công tác phòng-chống tham nhũng được lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện quyết liệt, toàn diện, đi vào chiều sâu với quyết tâm chính trị rất cao, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, đạt nhiều kết quả rất nổi bật. Qua đó tạo được hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội và được người dân đồng tình, đánh giá cao, các tổ chức quốc tế ghi nhận. Tham nhũng nhờ đó từng bước được kiềm chế, ngăn chặn”.

Ngoài ra, công tác xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có nhiều tiến bộ, hoạt động hiệu lực và hiệu quả hơn trong những năm qua. Cải cách hành chính, cải cách tư pháp trên một số lĩnh vực có bước đột phá. Tổ chức bộ máy của chính quyền địa phương được sắp xếp lại theo hướng tinh gọn; chính quyền đô thị, chính quyền nông thôn được quan tâm xây dựng; xây dựng chính quyền điện tử được khẩn trương triển khai...

Trong nhiệm kỳ qua, quốc phòng-an ninh của nước ta tiếp tục được giữ vững và tăng cường. Lực lượng vũ trang được xây dựng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

Thượng tá Nguyễn Hoàng Huyên-Chính trị viên Ban Chỉ huy Quân sự huyện Kông Chro-cho hay: Trong nhiệm kỳ qua, Đảng ta đã ban hành và triển khai đồng bộ các chiến lược quan trọng về quốc phòng và quân sự địa phương; đồng thời đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế về quốc phòng-an ninh. Sự kết hợp giữa quốc phòng-an ninh và đối ngoại ngày càng chặt chẽ, hiệu quả. Cùng với đó, tiềm lực quốc phòng-an ninh không ngừng được tăng cường; thế trận lòng dân được chú trọng; thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, nhất là trên các địa bàn chiến lược, trọng điểm được củng cố. Chúng ta cũng kết hợp có hiệu quả quốc phòng-an ninh với các lĩnh vực khác trong từng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Có thể khẳng định, trong nhiệm kỳ 2015-2020, đất nước ta đã vượt qua khó khăn, thử thách và tạo dấu ấn nổi bật với những thành tựu quan trọng, khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực. Vị thế của đất nước ta trong khu vực và thế giới được khẳng định vững chắc và nâng cao. Đây chính là tiền đề để cả nước tiếp tục phấn đấu giành được nhiều thắng lợi mới trong giai đoạn tiếp theo.

 

HỒNG THI
 

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

(GLO)- Sáng sớm 11-1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội lên đường thăm chính thức nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 45 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào từ ngày 11 đến 12-1-2023, theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Sonexay Siphandone.
Hội Nông dân tích cực tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị

Hội Nông dân tích cực tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân các cấp đã tích cực tham mưu cấp ủy Đảng cùng cấp triển khai thực hiện Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25-10-2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến“, “tự chuyển hóa“.
Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 2, sáng 6/1, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về: Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đánh giá việc thực hiện quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV về các chính sách phòng, chống dịch COVID-19; Đề xuất nội dung đưa vào Nghị quyết của Quốc hội về việc chuyển tiếp thực hiện một số chính sách theo quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 và cho phép tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 1/1/2023 mà chưa kịp gia hạn theo quy định của Luật Dược.
Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: "Không có vùng cấm, không có ngoại lệ"

Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: "Không có vùng cấm, không có ngoại lệ"

(GLO)- Tại hội nghị tổng kết công tác phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 do Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức chiều 4-1, các đại biểu đã tập trung phân tích, đánh giá tình hình, kết quả công tác PCTN, tiêu cực cũng như đưa ra các giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ này trong thời gian tới.
Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại xã Yang Bắc sau kỳ họp thứ chín

Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại xã Yang Bắc sau kỳ họp thứ chín

(GLO)- Sáng 5-1, Tổ đại biểu HĐND tỉnh Gia Lai gồm các ông Ngô Khắc Ngọc-Tỉnh ủy viên, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh; Trường Trung Tuyến-Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh đã có buổi tiếp xúc cử tri tại xã Yang Bắc (huyện Đak Pơ) sau kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021-2026.
Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng, tiêu cực

Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng, tiêu cực

(GLO)- Những năm qua, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng triển khai thực hiện công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực ở đơn vị, địa phương một cách nghiêm túc, quyết liệt, toàn diện, ngày càng đi vào chiều sâu, có trọng tâm, trọng điểm; gắn liền với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Năm 2023: "Đoàn kết, kỷ cương - Bản lĩnh, linh hoạt - Đổi mới, sáng tạo - Kịp thời, hiệu quả"

Năm 2023: "Đoàn kết, kỷ cương - Bản lĩnh, linh hoạt - Đổi mới, sáng tạo - Kịp thời, hiệu quả"

Kết luận Hội nghị Chính phủ với địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, nhiệm vụ ngày càng nhiều, yêu cầu ngày càng cao, nhân dân chờ mong, đòi hỏi ngày càng lớn, song chúng ta nỗ lực, quyết tâm cao nhất để thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2023, đạt được nhiều thành tích và tiến bộ hơn năm 2022.
Xã luận: Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu của năm bản lề quan trọng

Xã luận: Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu của năm bản lề quan trọng

(GLO)- Năm 2023 là dấu mốc quan trọng để Gia Lai phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI. Hai năm đầu nhiệm kỳ, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự điều hành linh hoạt của Chính phủ, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tận dụng thời cơ, lợi thế, hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ đã đặt ra. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu của nhiệm kỳ 2020-2025 mà Đại hội đã đề ra, cần phải có sự quyết tâm, nỗ lực hơn nữa, nhất là trong năm 2023, năm giữa nhiệm kỳ.
Hiệu quả phong trào "Dân vận khéo" trong các đơn vị quân đội

Hiệu quả phong trào "Dân vận khéo" trong các đơn vị quân đội

(GLO)- Chiều 27-12, tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai, Ban Dân vận Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tổng kết công tác dân vận của các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn tỉnh năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023. Đồng chí Võ Thanh Hùng-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có lãnh đạo 17 đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn tỉnh.
Đề cao các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng ở cơ sở

Đề cao các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng ở cơ sở

(GLO)- Điều lệ Đảng nêu rõ: Đảng Cộng sản Việt Nam là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thương yêu đồng chí, kỷ luật nghiêm minh, đồng thời thực hiện các nguyên tắc: tự phê bình và phê bình, đoàn kết trên cơ sở Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng, gắn bó mật thiết với Nhân dân, Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Gia Lai tổng kết công tác nội chính năm 2022

Gia Lai tổng kết công tác nội chính năm 2022

(GLO)- Sáng 27-12, tại trụ sở Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác nội chính năm 2022, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2023. Đồng chí Rah Lan Chung-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.
Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: Phản hồi tích cực từ dư luận xã hội

Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: Phản hồi tích cực từ dư luận xã hội

(GLO)- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy vừa tổ chức điều tra dư luận xã hội về hiệu quả công tác phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực trên địa bàn tỉnh. Cuộc điều tra nhằm thu thập ý kiến của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về mức độ quan tâm, hiệu quả của công tác PCTN, tiêu cực trên địa bàn tỉnh thời gian qua; trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn công tác lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai hiệu quả công tác PCTN, tiêu cực trong thời gian tới.
Chư Păh phát huy vai trò đảng viên phụ trách hộ, nhóm hộ

Chư Păh phát huy vai trò đảng viên phụ trách hộ, nhóm hộ

(GLO)- Tại huyện Chư Păh, các tổ chức Đảng phân công đảng viên phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể ở thôn, làng phụ trách hộ, nhóm hộ nơi cư trú. Việc này vừa phát huy vai trò nêu gương của đảng viên, tạo mối liên hệ thân thiết với người dân, vừa đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.
Kông Chro nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát

Kông Chro nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát

(GLO)- Những năm qua, Ban Thường vụ Huyện ủy Kông Chro quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng. Công tác kiểm tra, giám sát giúp Ban Thường vụ Huyện ủy kịp thời đánh giá đúng ưu điểm của tổ chức Đảng, đảng viên để phát huy; phát hiện, làm rõ hạn chế, khuyết điểm để khắc phục và xử lý nghiêm minh vi phạm của tổ chức Đảng, đảng viên, góp phần quan trọng trong công tác xây dựng Đảng.