Ngoại giao Việt Nam đồng hành cùng dân tộc, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định, trong suốt 35 năm qua, ngành Ngoại giao đã luôn đồng hành cùng dân tộc, phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân như lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh là công tác đối ngoại "phải luôn luôn vì lợi ích của dân tộc mà phục vụ".

 

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh. Nguồn: BNG
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh. Nguồn: BNG


Giai đoạn 1986-1995: Phá thế bao vây cấm vận, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng

Trong bài viết về công tác đối ngoại của Việt Nam 35 năm qua, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết, những năm giữa thập kỷ 80 của thế kỷ XX, khi tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động, Ðảng ta đã đánh giá lại cục diện thế giới để xác định đường lối, chính sách đối ngoại trong tình hình mới. Tư duy của Ðảng ta có bước chuyển quan trọng tại Nghị quyết số 13/NQ-TW của Bộ Chính trị (khóa VI, ngày 20.5.1988) về nhiệm vụ và chính sách đối ngoại trong tình hình mới.

Tiếp đó, chủ trương đối ngoại của Việt Nam được khẳng định tại Ðại hội VII (1991), theo đó Việt Nam muốn là bạn, là đối tác với các nước trên thế giới và mở rộng, đa phương hóa quan hệ kinh tế đối ngoại.

Thế giới quan mới về thời đại và cục diện thế giới đã mở đường, tạo điều kiện để Việt Nam phá thế bao vây cô lập, phát triển rộng rãi quan hệ đối ngoại. Việt Nam đã lần lượt bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc năm 1991, với Mỹ năm 1995, thúc đẩy quan hệ với các nước láng giềng, khu vực và các nước quan trọng trên thế giới và gia nhập ASEAN năm 1995.

Giai đoạn 1996-2010: Mở rộng quan hệ và hội nhập kinh tế quốc tế

Bước vào giữa thập niên 1990, đất nước đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo ra tiền đề cần thiết cho giai đoạn phát triển mới của đất nước. Các xu thế hòa bình, toàn cầu hóa, dân chủ hóa của thời đại ngày càng được củng cố và tăng cường.

Ðại hội VIII (1996) đã khẳng định tính đúng đắn đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hóa và đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại. Tư duy đối ngoại tiếp tục được đổi mới với quan điểm mới về đối tác-đối tượng, về hợp tác và đấu tranh trong Nghị quyết Trung ương 8 khóa IX (2003). Ðây là cơ sở để Việt Nam hóa giải điểm bất đồng, gia tăng điểm song trùng lợi ích trong quan hệ quốc tế.

Phó Thủ tướng điểm lại, hướng đột phá mới trong giai đoạn này là chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế tại Ðại hội VIII (1996), Ðại hội IX (2001) và Ðại hội X (2006). Việt Nam đã tham gia Hiệp định Thương mại tự do ASEAN (AFTA) và ký Hiệp định Thương mại song phương với Mỹ năm 2001. Việt Nam gia nhập một loạt các cơ chế đa phương quan trọng như: Diễn đàn Hợp tác Á-Âu (ASEM) năm 1996, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) năm 1998, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007.

Việt Nam đã đăng cai các hội nghị cấp cao của Cộng đồng các nước có sử dụng tiếng Pháp (1997), ASEAN (1998), ASEM (2005), APEC (2006) và là Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc khóa 2008-2009.

Giai đoạn từ 2011 đến nay: Ðưa quan hệ đi vào chiều sâu và hội nhập quốc tế toàn diện

Ðại hội XI (2011) đã nâng tầm từ hội nhập kinh tế sang "chủ động và tích cực hội nhập quốc tế" một cách toàn diện. Ðại hội XII (2016) có quyết sách chính trị quan trọng về tiếp tục mở rộng phạm vi, lĩnh vực và mức độ hội nhập. Các nội dung này đã được cụ thể hóa và kế hoạch hóa trong Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

Tư duy đối ngoại đa phương có bước chuyển quan trọng với Chỉ thị 25-CT/TW của Ban Bí thư năm 2018 về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030, chuyển mạnh từ "tham dự" sang "chủ động tham gia" và phát huy vai trò "nòng cốt", dẫn dắt của Việt Nam...

Kết quả là chúng ta đã xây dựng được mạng lưới 30 đối tác chiến lược và đối tác toàn diện, trong đó có tất cả các nước lớn, 17/20 thành viên G-20, toàn bộ các nước ASEAN. Việt Nam chủ động đàm phán nhiều FTA, trong đó có hai FTA thế hệ mới là Hiệp định CPTPP, Hiệp định EVFTA và ký Hiệp định RCEP. Việt Nam đã đảm nhiệm vai trò chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc 2020 - 2021. Kết quả hội nhập quốc tế trên các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, xã hội, văn hóa, khoa học công nghệ... được thúc đẩy mạnh mẽ và có những kết quả thực sự tích cực.

Các thành tựu và bài học đối ngoại

Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: "Ðất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay", Phó Thủ tướng cho biết, trước hết, công tác đối ngoại đã xử lý đúng đắn, hiệu quả quan hệ với các nước láng giềng, các nước lớn, các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và các đối tác khác.

Thứ hai, trong tâm thế và khát vọng phát triển, vươn lên của dân tộc, đối ngoại Việt Nam đã sáng tạo, linh hoạt, tạo mọi điều kiện quốc tế thuận lợi, thu hút nguồn lực phục vụ phát triển và nâng cao vị thế đất nước.

Thứ ba, công tác đối ngoại đã góp phần quan trọng vào nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, biển, đảo của Tổ quốc, góp phần "giữ nước sớm, từ xa, từ khi nước còn chưa nguy".

Thứ tư, công tác đối ngoại, nhất là đối ngoại đa phương, đã góp phần nâng cao vị thế, uy tín, vai trò của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

Các thành tựu trên có được nhờ đường lối, chủ trương đối ngoại đúng đắn của Ðảng qua các thời kỳ, trên cơ sở đánh giá đúng thời cuộc và sự tiếp thu, đúc rút các bài học của đối ngoại Việt Nam.

Trước hết, đó là kiên định và phát huy cao nhất lợi ích quốc gia-dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi. Tiếp theo là bài học kinh nghiệm về đối ngoại luôn xuất phát từ đối nội, phục vụ đối nội và dựa vào đối nội, là tầm quan trọng của sự phát huy sức mạnh tổng hợp của các binh chủng đối ngoại bao gồm đối ngoại Ðảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân, giữa Ðối ngoại-Quốc phòng-An ninh...

Hiệu quả hoạt động đối ngoại dựa rất lớn vào tiềm lực và uy tín của đất nước mà sự đánh giá rất cao của quốc tế đối với nỗ lực chống dịch COVID-19 của Việt Nam là ví dụ điển hình. Bên cạnh đó, chúng ta có bài học quan trọng về chuyển hóa thế thành lực, tranh thủ mạng lưới quan hệ đối ngoại, đòn bẩy chính trị, vị thế của đất nước để đạt được những kết quả vượt ra khỏi giới hạn sức mạnh cứng của quốc gia.

Công tác đối ngoại giai đoạn tới

Phó Thủ tướng cho biết, chúng ta sẽ đặt ra các mục tiêu phát triển dài hạn, đầy tham vọng tới năm 2030 và 2045 nhưng trong bối cảnh quốc tế phức tạp nhất từ trước tới nay. Do đó, sứ mệnh của đối ngoại thời gian tới là hết sức nặng nề với nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu là toàn tâm, toàn lực hiện thực hóa khát vọng phát triển, xây dựng Việt Nam trở thành đất nước hạnh phúc, phồn vinh.

Dự thảo Báo cáo chính trị tại Ðại hội XIII đã thể hiện tầm quan trọng, vai trò tiên phong của đối ngoại, mặt trận có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nền tảng quan trọng để thực hiện nhiệm vụ là tiếp tục "xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại" ngày càng vững chắc và sự triển khai đồng bộ, toàn diện của đối ngoại Ðảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân.

 

https://laodong.vn/dai-hoi-xiii/ngoai-giao-viet-nam-dong-hanh-cung-dan-toc-phung-su-to-quoc-phuc-vu-nhan-dan-871706.ldo

Theo VÂN ANH (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

(GLO)- Sáng sớm 11-1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội lên đường thăm chính thức nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 45 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào từ ngày 11 đến 12-1-2023, theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Sonexay Siphandone.
Hội Nông dân tích cực tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị

Hội Nông dân tích cực tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân các cấp đã tích cực tham mưu cấp ủy Đảng cùng cấp triển khai thực hiện Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25-10-2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến“, “tự chuyển hóa“.
Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 2, sáng 6/1, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về: Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đánh giá việc thực hiện quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV về các chính sách phòng, chống dịch COVID-19; Đề xuất nội dung đưa vào Nghị quyết của Quốc hội về việc chuyển tiếp thực hiện một số chính sách theo quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 và cho phép tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 1/1/2023 mà chưa kịp gia hạn theo quy định của Luật Dược.
Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: "Không có vùng cấm, không có ngoại lệ"

Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: "Không có vùng cấm, không có ngoại lệ"

(GLO)- Tại hội nghị tổng kết công tác phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 do Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức chiều 4-1, các đại biểu đã tập trung phân tích, đánh giá tình hình, kết quả công tác PCTN, tiêu cực cũng như đưa ra các giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ này trong thời gian tới.
Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại xã Yang Bắc sau kỳ họp thứ chín

Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại xã Yang Bắc sau kỳ họp thứ chín

(GLO)- Sáng 5-1, Tổ đại biểu HĐND tỉnh Gia Lai gồm các ông Ngô Khắc Ngọc-Tỉnh ủy viên, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh; Trường Trung Tuyến-Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh đã có buổi tiếp xúc cử tri tại xã Yang Bắc (huyện Đak Pơ) sau kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021-2026.
Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng, tiêu cực

Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng, tiêu cực

(GLO)- Những năm qua, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng triển khai thực hiện công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực ở đơn vị, địa phương một cách nghiêm túc, quyết liệt, toàn diện, ngày càng đi vào chiều sâu, có trọng tâm, trọng điểm; gắn liền với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Năm 2023: "Đoàn kết, kỷ cương - Bản lĩnh, linh hoạt - Đổi mới, sáng tạo - Kịp thời, hiệu quả"

Năm 2023: "Đoàn kết, kỷ cương - Bản lĩnh, linh hoạt - Đổi mới, sáng tạo - Kịp thời, hiệu quả"

Kết luận Hội nghị Chính phủ với địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, nhiệm vụ ngày càng nhiều, yêu cầu ngày càng cao, nhân dân chờ mong, đòi hỏi ngày càng lớn, song chúng ta nỗ lực, quyết tâm cao nhất để thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2023, đạt được nhiều thành tích và tiến bộ hơn năm 2022.
Xã luận: Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu của năm bản lề quan trọng

Xã luận: Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu của năm bản lề quan trọng

(GLO)- Năm 2023 là dấu mốc quan trọng để Gia Lai phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI. Hai năm đầu nhiệm kỳ, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự điều hành linh hoạt của Chính phủ, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tận dụng thời cơ, lợi thế, hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ đã đặt ra. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu của nhiệm kỳ 2020-2025 mà Đại hội đã đề ra, cần phải có sự quyết tâm, nỗ lực hơn nữa, nhất là trong năm 2023, năm giữa nhiệm kỳ.
Hiệu quả phong trào "Dân vận khéo" trong các đơn vị quân đội

Hiệu quả phong trào "Dân vận khéo" trong các đơn vị quân đội

(GLO)- Chiều 27-12, tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai, Ban Dân vận Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tổng kết công tác dân vận của các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn tỉnh năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023. Đồng chí Võ Thanh Hùng-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có lãnh đạo 17 đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn tỉnh.
Đề cao các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng ở cơ sở

Đề cao các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng ở cơ sở

(GLO)- Điều lệ Đảng nêu rõ: Đảng Cộng sản Việt Nam là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thương yêu đồng chí, kỷ luật nghiêm minh, đồng thời thực hiện các nguyên tắc: tự phê bình và phê bình, đoàn kết trên cơ sở Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng, gắn bó mật thiết với Nhân dân, Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Gia Lai tổng kết công tác nội chính năm 2022

Gia Lai tổng kết công tác nội chính năm 2022

(GLO)- Sáng 27-12, tại trụ sở Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác nội chính năm 2022, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2023. Đồng chí Rah Lan Chung-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.
Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: Phản hồi tích cực từ dư luận xã hội

Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: Phản hồi tích cực từ dư luận xã hội

(GLO)- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy vừa tổ chức điều tra dư luận xã hội về hiệu quả công tác phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực trên địa bàn tỉnh. Cuộc điều tra nhằm thu thập ý kiến của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về mức độ quan tâm, hiệu quả của công tác PCTN, tiêu cực trên địa bàn tỉnh thời gian qua; trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn công tác lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai hiệu quả công tác PCTN, tiêu cực trong thời gian tới.
Chư Păh phát huy vai trò đảng viên phụ trách hộ, nhóm hộ

Chư Păh phát huy vai trò đảng viên phụ trách hộ, nhóm hộ

(GLO)- Tại huyện Chư Păh, các tổ chức Đảng phân công đảng viên phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể ở thôn, làng phụ trách hộ, nhóm hộ nơi cư trú. Việc này vừa phát huy vai trò nêu gương của đảng viên, tạo mối liên hệ thân thiết với người dân, vừa đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.
Kông Chro nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát

Kông Chro nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát

(GLO)- Những năm qua, Ban Thường vụ Huyện ủy Kông Chro quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng. Công tác kiểm tra, giám sát giúp Ban Thường vụ Huyện ủy kịp thời đánh giá đúng ưu điểm của tổ chức Đảng, đảng viên để phát huy; phát hiện, làm rõ hạn chế, khuyết điểm để khắc phục và xử lý nghiêm minh vi phạm của tổ chức Đảng, đảng viên, góp phần quan trọng trong công tác xây dựng Đảng.