Đại tướng Lê Đức Anh - Chân dung một người lính

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 30-4 và 1-5-1975, tại sở chỉ huy đặt ở phía Nam huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, khi nghe các nơi báo cáo “Xong rồi”, một cảm giác nhẹ nhõm, rồi sau đó là mệt rã rời chợt ập đến với người chỉ huy. Tối hôm ấy, khi được mời lên họp, ông nói: Giờ cho tôi ngủ chút đã, mệt quá. Rồi ngủ một giấc yên lành tới tận 9 giờ sáng hôm sau.

Đại Tướng Lê Đức Anh và phu nhân
Đại Tướng Lê Đức Anh và phu nhân


Ông chính là Sáu Nam - Lê Đức Anh, người sau này trở thành Đại tướng, Chủ tịch nước. Ông giải thích: “Trên đời này, ai vừa trải qua những thử thách nghiệt ngã, những ngày tháng căng thẳng, thì hẳn sẽ hiểu và cảm thông cho giấc ngủ ngon lành, không gì cưỡng nổi của những người lính chúng tôi ngay khi vừa kết thúc cuộc chiến tranh”. Ngày kỷ niệm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam sắp đến, nhiều người lại nhớ đến ông với những câu chuyện vừa bình dị, vừa kỳ vĩ lớn lao. Những câu chuyện như vẽ nên chân dung người lính Cụ Hồ suốt đời một lòng vì dân, vì nước.

Bản lĩnh Tư lệnh chiến trường

Lịch sử Việt Nam thế kỷ 20 ghi nhận liên tiếp những cuộc chiến tranh khốc liệt để giành và giữ lấy độc lập, tự do cho dân tộc. Cũng như bao người Việt sinh ra và lớn lên ở làng quê đầu thế kỷ XX, ông Sáu Nam cảm được cái khổ đau mất mát của thân phận người nô lệ, đã sớm tham gia cách mạng khi còn rất trẻ (năm 1937, khi ông 17 tuổi). Bước đường đấu tranh đưa ông dần trở thành người chỉ huy, nắm giữ những vị trí quan trọng trong quân đội và Nhà nước sau này.

Là một vị tướng, bản lĩnh của ông thể hiện rõ ràng nhất ở những phút giây, tình thế cần sự quyết đoán của người chỉ huy trực tiếp. Như thời điểm sau Hiệp định Paris 1973, cấp trên chỉ đạo nhiều lần rằng phải lấy đấu tranh chính trị làm cơ sở, đấu tranh vũ trang làm hậu thuẫn. Nhưng giữa chiến trường, ông hiểu được nếu làm như vậy thì mất đất, mất dân, bởi Mỹ - Thiệu phá hoại Hiệp định Paris. Nên ông vẫn quyết định giữ tinh thần tiến công, giữ vững vùng giải phóng. Nghe có người đề nghị đưa mình ra tòa án binh vì “xé” hiệp định, làm trái ý cấp trên, ông Sáu đáp: “Tôi phải đánh đã, nếu thua thì tôi ra tòa luôn một thể”.

Thực tiễn cách mạng miền Nam đã chứng minh ông đúng. Chẳng những không bị “ra tòa”, mà tháng 4-1974, Chủ tịch nước còn ký quyết định thăng quân hàm cho ông từ Đại tá lên Trung tướng!

Năm 1979, quân ta cùng lực lượng vũ trang yêu nước và nhân dân Campuchia giải phóng nước bạn khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot. Khi ấy, trước vấn đề đặt ra là có bàn giao ngay cho bạn không, ông Sáu Nam đã thể hiện rõ quan điểm: Khi nào bạn đảm đương được thì giao. Ông phân tích, nếu rút về ngay thì Pol Pot sẽ quay lại thực hiện mưu đồ của nước ngoài tiếp tục đánh ta quyết liệt hơn. Khi ấy ta cứ be bờ phòng thủ cũng không chắc giữ được biên giới. Giải phóng rồi, giúp bạn mạnh lên thì mới giữ vững được. Khi ấy ta về, không phải đương đầu dai dẳng với địch nữa... Thực tế lịch sử lại một lần nữa chứng minh tầm nhìn chiến lược, vượt thời gian của ông Sáu Nam khi ấy.

“Bạo liệt và thuần khiết”

Năm 2019, khi ông Sáu Nam về với thế giới người hiền ở tuổi 99, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, đã chia sẻ: Thời chiến tranh, đất nước này đã có những vị tướng trận như Lê Đức Anh để chiến đấu và chiến thắng. Trong hòa bình, chúng ta càng cần những vị tư lệnh lỗi lạc trên tất cả các mặt trận - những người có khí chất minh triết, gan góc, bạo liệt và thuần khiết như vậy, để tiến nhanh, tiến mạnh về phía trước.

“Bạo liệt và thuần khiết”, có lẽ là hai từ khiến hậu sinh hình dung được rất nhiều về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của ông Sáu Nam. Là vị tướng trận, luôn giữ thế tiến công, nhưng ông chưa khi nào là một người hiếu chiến. Năm 1976, ở Trà Vinh xảy ra bạo loạn. Bí thư Tỉnh ủy sốt ruột đề nghị ông Lê Đức Anh, Tư lệnh Quân khu 9 lúc đó, đưa lực lượng xuống dẹp loạn. Ông nói: “Không được. Thậm chí nếu để mất chính quyền một huyện tôi cũng không đưa. Bạo loạn cũng tại các anh. Các anh phải tìm hiểu và thấy rõ những lệch lạc mà sửa, chủ động xử lý, chứ đưa quân đội xuống là to chuyện!”. Rồi mọi việc cũng yên.

 


Và một góc nhỏ nào đâu thể thiếu: gia đình. Kết lại đời mình, ông Sáu Nam rút ra một điều: Cơ sở quan trọng để tôi dành tâm sức, trí tuệ cho sự nghiệp cách mạng là hậu phương gia đình ổn định; quê hương, dòng họ tổ tiên là gốc rễ; công lao cha mẹ sinh thành, anh em ruột thịt hòa thuận. Đó là niềm tự hào, chắp cánh cho mọi quyết tâm, hoài bão trong đời…

Thời kỳ ở Campuchia, ông cùng lãnh đạo, chỉ huy quân tình nguyện Việt Nam đã quán triệt chủ trương bộ đội ta phải lấy lòng nhân mà vận động, thuyết phục người hướng thiện, xóa bỏ hận thù. Quân ta động viên từng gia đình vào rừng kêu gọi, vận động con, em, chồng, cha của họ trở về với gia đình lo làm ăn, xây dựng cuộc sống mới. Để sau này nhìn lại, người dân Campuchia mới thương mến gọi quân tình nguyện Việt Nam là “đội quân nhà Phật”. Như ông Sáu Nam nói, một đất nước từ lâu đời vẫn lấy đạo Phật làm quốc đạo mà người dân dành cho chúng ta câu nói đó, thật đáng quý vô cùng.

Những năm 1986-1987, khi làm Tổng Tham mưu trưởng, rồi sau đó là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, ông Sáu Nam đi thăm từng nơi và nhận ra, cần phải giảm mạnh quân số của quân đội, bố trí lại cho hiệu quả. Một đất nước vừa trải qua mấy chục năm chiến tranh, đặt ra vấn đề này sao tránh khỏi những ý kiến trái chiều. Nhưng đâu có gì ngăn được ông, khi ông biết rằng đó là một chủ trương đúng. Cuối cùng, ta giảm 60% quân thường trực và giảm tỷ lệ ngân sách chi cho quốc phòng từ 25% xuống còn 15-18%. Người ở lại được tăng lương, giải quyết nhà ở. Người về được giải quyết việc làm, khi đích thân ông đi “nhờ” các bộ ngành ưu tiên cho bộ đội xuất ngũ được đi xuất khẩu lao động, lấy vốn làm ăn. Giải quyết như thế là trọn nghĩa vẹn tình với những người đã cầm súng bảo vệ đất nước những năm dài chiến tranh.

Để chống các thế lực phản động chống phá, ông chủ trương củng cố lại Đảng và chăm lo đời sống người dân. Bước ra từ cuộc chiến, có lẽ ông Sáu Nam hiểu được cái quý giá của hòa bình và máu xương dân tộc ta đã đổ. Với vai trò là Chủ tịch nước, ông đã ký công bố Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, Pháp lệnh ưu đãi người có công… Để rồi, ngày 29-12-1994, lần đầu tiên trong lịch sử, hàng trăm bà mẹ Việt Nam anh hùng tuổi ngoài 70, rớm lệ khi cùng Chủ tịch nước duyệt hàng quân danh dự dưới nắng Ba Đình.

 

Theo MAI HOA (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

(GLO)- Sáng sớm 11-1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội lên đường thăm chính thức nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 45 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào từ ngày 11 đến 12-1-2023, theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Sonexay Siphandone.
Hội Nông dân tích cực tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị

Hội Nông dân tích cực tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân các cấp đã tích cực tham mưu cấp ủy Đảng cùng cấp triển khai thực hiện Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25-10-2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến“, “tự chuyển hóa“.
Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 2, sáng 6/1, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về: Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đánh giá việc thực hiện quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV về các chính sách phòng, chống dịch COVID-19; Đề xuất nội dung đưa vào Nghị quyết của Quốc hội về việc chuyển tiếp thực hiện một số chính sách theo quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 và cho phép tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 1/1/2023 mà chưa kịp gia hạn theo quy định của Luật Dược.
Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: "Không có vùng cấm, không có ngoại lệ"

Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: "Không có vùng cấm, không có ngoại lệ"

(GLO)- Tại hội nghị tổng kết công tác phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 do Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức chiều 4-1, các đại biểu đã tập trung phân tích, đánh giá tình hình, kết quả công tác PCTN, tiêu cực cũng như đưa ra các giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ này trong thời gian tới.
Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại xã Yang Bắc sau kỳ họp thứ chín

Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại xã Yang Bắc sau kỳ họp thứ chín

(GLO)- Sáng 5-1, Tổ đại biểu HĐND tỉnh Gia Lai gồm các ông Ngô Khắc Ngọc-Tỉnh ủy viên, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh; Trường Trung Tuyến-Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh đã có buổi tiếp xúc cử tri tại xã Yang Bắc (huyện Đak Pơ) sau kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021-2026.
Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng, tiêu cực

Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng, tiêu cực

(GLO)- Những năm qua, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng triển khai thực hiện công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực ở đơn vị, địa phương một cách nghiêm túc, quyết liệt, toàn diện, ngày càng đi vào chiều sâu, có trọng tâm, trọng điểm; gắn liền với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Năm 2023: "Đoàn kết, kỷ cương - Bản lĩnh, linh hoạt - Đổi mới, sáng tạo - Kịp thời, hiệu quả"

Năm 2023: "Đoàn kết, kỷ cương - Bản lĩnh, linh hoạt - Đổi mới, sáng tạo - Kịp thời, hiệu quả"

Kết luận Hội nghị Chính phủ với địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, nhiệm vụ ngày càng nhiều, yêu cầu ngày càng cao, nhân dân chờ mong, đòi hỏi ngày càng lớn, song chúng ta nỗ lực, quyết tâm cao nhất để thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2023, đạt được nhiều thành tích và tiến bộ hơn năm 2022.
Xã luận: Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu của năm bản lề quan trọng

Xã luận: Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu của năm bản lề quan trọng

(GLO)- Năm 2023 là dấu mốc quan trọng để Gia Lai phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI. Hai năm đầu nhiệm kỳ, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự điều hành linh hoạt của Chính phủ, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tận dụng thời cơ, lợi thế, hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ đã đặt ra. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu của nhiệm kỳ 2020-2025 mà Đại hội đã đề ra, cần phải có sự quyết tâm, nỗ lực hơn nữa, nhất là trong năm 2023, năm giữa nhiệm kỳ.
Hiệu quả phong trào "Dân vận khéo" trong các đơn vị quân đội

Hiệu quả phong trào "Dân vận khéo" trong các đơn vị quân đội

(GLO)- Chiều 27-12, tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai, Ban Dân vận Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tổng kết công tác dân vận của các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn tỉnh năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023. Đồng chí Võ Thanh Hùng-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có lãnh đạo 17 đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn tỉnh.
Đề cao các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng ở cơ sở

Đề cao các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng ở cơ sở

(GLO)- Điều lệ Đảng nêu rõ: Đảng Cộng sản Việt Nam là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thương yêu đồng chí, kỷ luật nghiêm minh, đồng thời thực hiện các nguyên tắc: tự phê bình và phê bình, đoàn kết trên cơ sở Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng, gắn bó mật thiết với Nhân dân, Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Gia Lai tổng kết công tác nội chính năm 2022

Gia Lai tổng kết công tác nội chính năm 2022

(GLO)- Sáng 27-12, tại trụ sở Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác nội chính năm 2022, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2023. Đồng chí Rah Lan Chung-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.
Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: Phản hồi tích cực từ dư luận xã hội

Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: Phản hồi tích cực từ dư luận xã hội

(GLO)- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy vừa tổ chức điều tra dư luận xã hội về hiệu quả công tác phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực trên địa bàn tỉnh. Cuộc điều tra nhằm thu thập ý kiến của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về mức độ quan tâm, hiệu quả của công tác PCTN, tiêu cực trên địa bàn tỉnh thời gian qua; trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn công tác lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai hiệu quả công tác PCTN, tiêu cực trong thời gian tới.
Chư Păh phát huy vai trò đảng viên phụ trách hộ, nhóm hộ

Chư Păh phát huy vai trò đảng viên phụ trách hộ, nhóm hộ

(GLO)- Tại huyện Chư Păh, các tổ chức Đảng phân công đảng viên phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể ở thôn, làng phụ trách hộ, nhóm hộ nơi cư trú. Việc này vừa phát huy vai trò nêu gương của đảng viên, tạo mối liên hệ thân thiết với người dân, vừa đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.
Kông Chro nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát

Kông Chro nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát

(GLO)- Những năm qua, Ban Thường vụ Huyện ủy Kông Chro quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng. Công tác kiểm tra, giám sát giúp Ban Thường vụ Huyện ủy kịp thời đánh giá đúng ưu điểm của tổ chức Đảng, đảng viên để phát huy; phát hiện, làm rõ hạn chế, khuyết điểm để khắc phục và xử lý nghiêm minh vi phạm của tổ chức Đảng, đảng viên, góp phần quan trọng trong công tác xây dựng Đảng.