Nhớ mãi tháng 4 lịch sử

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Cách đây 45 năm, tôi là học sinh lớp 12 Trường Trung học Pleiku (nay là Trường THCS Nguyễn Du). Bước vào giữa tháng 3, chúng tôi đã cơ bản hoàn thành chương trình học, nhà trường đã cho học sinh khối 12 thi thử Tú tài để làm quen với kỳ thi quốc gia sắp tới, đồng thời rút kinh nghiệm để thầy-cô giáo ôn tập cho chúng tôi tốt hơn. Vượt qua kỳ thi thử, tôi cảm thấy tự tin hơn với vốn kiến thức tương đối ổn. Chỉ còn vài ba tháng nữa là thi chính thức nên chúng tôi không còn thời gian thư giãn cùng bè bạn, ai cũng vùi đầu vào đống sách vở để bước vào “trận thư hùng” cuối cùng của đời học sinh.



Nhưng rồi mọi thứ đổi thay! Tôi bắt buộc phải thực hiện một chuyến “phượt” bất đắc dĩ khi cùng gia đình làm cuộc di tản về đồng bằng trên con đường bị bỏ hoang nhiều năm. Sau này, Frank Snepp, một cựu nhân viên CIA tại Sài Gòn đã gọi đó là “cuộc tháo chạy tán loạn” (The decent interval, Ngô Dư dịch,  Nhà Xuất bản TP. Hồ Chí Minh-2011) trên đường 7. Chứng kiến sự hoảng loạn của người dân và binh lính Việt Nam Cộng hòa (VNCH) ở cửa ngõ Phú Bổn, nhất là ở đèo Tô Na thì tôi hiểu việc gì sẽ xảy ra tiếp theo. Nhìn hàng ngàn xe quân sự, tăng thiết giáp và vô số khí tài của binh lính VNCH bỏ lại trên đường 7, nhiều người đã tưởng tượng được viễn cảnh của chính quyền Sài Gòn trong những ngày sắp tới. Bấy giờ, trong cái đầu non nớt của tôi luôn thường trực câu hỏi: Với khí tài và lực lượng hùng hậu như thế, tại sao Quân đội VNCH lại tan rã nhanh chóng như vậy? Câu hỏi ấy, mãi sau này khi có điều kiện tìm hiểu về cuộc chiến, tôi mới thấu hiểu.

   Người và xe ùn ứ trong cuộc rút chạy trên đường 7 (ảnh tư liệu).
Người và xe ùn ứ trong cuộc rút chạy trên đường 7 (ảnh tư liệu).



Thì ra, bấy giờ, những ngày đầu tháng 3 ấy, khi tôi còn đang ngẩn ngơ cắp sách đến trường ở thị xã Pleiku, tưởng đâu cuộc sống vẫn bình yên thì các sư đoàn Quân chủ lực Giải phóng đã bí mật di chuyển về phía Đak Lak, khép chặt vòng vây Buôn Ma Thuột, mở màn cho Chiến dịch Tây Nguyên. Trận “điểm huyệt” Buôn Ma Thuột, thắng lợi của Quân Giải phóng (ngày 10 đến 11-3-1975) mở ra thời cơ lớn cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975. Đến đây, tôi nhớ câu thơ trong bài “Học đánh cờ” của Bác: “Lạc nước hai xe đành bỏ phí/Gặp thời một tốt cũng thành công”. Việc quyết định tiến công vào điểm yếu Buôn Ma Thuột mà không chọn vùng Bắc Tây Nguyên (Gia Lai và Kon Tum) là sự lựa chọn sáng suốt với chiến thuật bí mật nghi binh tài tình, khiến phía địch lâm vào thế lúng túng, hoàn toàn bị động. Nhiều tài liệu đã mô tả sự phán đoán sai lầm của địch, nhất là Tướng Phạm Văn Phú-Tư lệnh Quân đoàn 2 giữa những ngày tháng 3-1975 ở Pleiku. Đa số ý kiến của tướng tá, tình báo địch đều nhận định là có khả năng ta tiến công vào Pleiku hoặc Kon Tum, nhưng khi cuối cùng chúng phát hiện quân ta chuẩn bị tiến công Buôn Ma Thuột thì đã muộn.

Tôi có dịp gặp gỡ ông Lê Chí Quyết-nguyên cán bộ lãnh đạo tỉnh Đak Lak, người trực tiếp tham gia Chiến dịch giải phóng Buôn Ma Thuột. Ông Quyết kể: Bấy giờ, các lực lượng chủ lực và địa phương của ta đã bí mật chuẩn bị khá chu đáo, thực hiện triệt để phương châm “đi không dấu, nấu không khói”, ém quân đến giờ phút cuối cùng. Và khi ta mở màn chiến dịch, quân địch hoàn toàn bất ngờ, nhanh chóng bị khống chế. Chỉ sau hơn 24 giờ chiến đấu, ta đã làm chủ tình hình một cách tự tin. Mất Buôn Ma Thuột, toàn hệ thống quân địch ở Tây Nguyên lung lay, dẫn đến việc Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu quyết định rút lui, bỏ cao nguyên trung phần về phòng thủ vùng Duyên hải miền Trung và Sài Gòn. Vào trung tuần tháng 3-1975, cuộc rút quân khỏi Pleiku theo con đường 7 được địch cho là bất ngờ và an toàn, vì đường 19 về đồng bằng đã bị ta đánh chặn từ trước. Nhưng rốt cục, chúng đã bị ta khóa chặn từ phía Sông Bờ, Phú Bổn, toàn bộ quân địch nhanh chóng tan rã, biến cuộc rút quân trong trật tự thành cuộc tháo chạy tán loạn, đúng như Frank Snepp mô tả. Trong đợt truy kích địch về phía Phú Yên, một đơn vị của Sư đoàn 320 đã khóa chặt ở Củng Sơn và toàn bộ đầu não của Quân đoàn 2 VNCH đã bị bắt.

Trong một dịp kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tôi đã gặp và phỏng vấn Đại tá Phạm Xuân Hùng-Sư đoàn trưởng Sư đoàn 320 (sau này là Thượng tướng, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam). Ông cho biết, bấy giờ, đơn vị ông nhận lệnh truy kích địch từ Phú Bổn về Phú Yên. Khi đến Củng Sơn, ông được mật báo là trong đám tàn quân ở đây có Tướng Trần Văn Cẩm, người thay mặt Tướng Phú chỉ huy cuộc rút binh lần này. Nhờ vậy, đơn vị ông đã tìm bắt được vị chỉ huy của Quân đoàn 2 cùng một số sĩ quan tùy tùng đang tìm cách lẩn trốn về Duyên hải miền Trung.

Có thể nói, ở Tây Nguyên, sau trận Buôn Ma Thuột, chúng ta chưa đánh thì địch đã tan rã, toàn bộ Quân đoàn 2 xem như bị xóa sổ. Các nhà chiến lược trước đây thường ví “mất Tây Nguyên xem như mất tất cả” vì đây là địa bàn chiến lược. Quả thật, sau cuộc lui binh bất thành ở Tây Nguyên, toàn bộ miền Trung rúng động, Quân Giải phóng trong thế “chẻ tre” lần lượt giải phóng các tỉnh thành, từ Thừa Thiên-Huế đến Đà Nẵng, Nha Trang… và cô lập phía Sài Gòn. Khi mở Chiến dịch Hồ Chí Minh thì các cánh quân của ta từ nhiều hướng tràn về như nước lũ với chủ trương là “thần tốc và táo bạo”. Chỉ trong 55 ngày đêm, Quân Giải phóng đã chiếm Dinh Độc Lập, Tổng thống Dương Văn Minh đã đầu hàng, miền Nam được hoàn toàn giải phóng.

Tháng 4-1975 vô cùng đáng nhớ bởi cuộc đời học sinh phổ thông của tôi đã kết thúc trong sự gập ghềnh đầy biến động. Nhưng trong thời điểm ấy, tôi đã học được một bài học lịch sử hết sức thú vị khi vô tình có mặt trong dòng người di tản và chứng kiến sự thật trên con đường 7. Sau ngày 30-4-1975, tôi vẫn tiếp tục ôm sách vở đến trường trong tâm thế của một công dân chế độ mới. Khi hoàn thành bậc học phổ thông, tôi được đào tạo cấp tốc để trở thành giáo viên và hăm hở bước vào nghề khi đất nước vừa trải qua cuộc chiến đầy gian khổ, hy sinh. Từ đây tôi hiểu mình cần làm gì để góp một phần nhỏ công sức vào hàn gắn những vết thương ấy!

BÙI QUANG VINH

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

(GLO)- Sáng sớm 11-1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội lên đường thăm chính thức nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 45 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào từ ngày 11 đến 12-1-2023, theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Sonexay Siphandone.
Hội Nông dân tích cực tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị

Hội Nông dân tích cực tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân các cấp đã tích cực tham mưu cấp ủy Đảng cùng cấp triển khai thực hiện Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25-10-2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến“, “tự chuyển hóa“.
Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 2, sáng 6/1, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về: Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đánh giá việc thực hiện quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV về các chính sách phòng, chống dịch COVID-19; Đề xuất nội dung đưa vào Nghị quyết của Quốc hội về việc chuyển tiếp thực hiện một số chính sách theo quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 và cho phép tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 1/1/2023 mà chưa kịp gia hạn theo quy định của Luật Dược.
Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: "Không có vùng cấm, không có ngoại lệ"

Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: "Không có vùng cấm, không có ngoại lệ"

(GLO)- Tại hội nghị tổng kết công tác phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 do Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức chiều 4-1, các đại biểu đã tập trung phân tích, đánh giá tình hình, kết quả công tác PCTN, tiêu cực cũng như đưa ra các giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ này trong thời gian tới.
Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại xã Yang Bắc sau kỳ họp thứ chín

Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại xã Yang Bắc sau kỳ họp thứ chín

(GLO)- Sáng 5-1, Tổ đại biểu HĐND tỉnh Gia Lai gồm các ông Ngô Khắc Ngọc-Tỉnh ủy viên, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh; Trường Trung Tuyến-Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh đã có buổi tiếp xúc cử tri tại xã Yang Bắc (huyện Đak Pơ) sau kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021-2026.
Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng, tiêu cực

Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng, tiêu cực

(GLO)- Những năm qua, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng triển khai thực hiện công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực ở đơn vị, địa phương một cách nghiêm túc, quyết liệt, toàn diện, ngày càng đi vào chiều sâu, có trọng tâm, trọng điểm; gắn liền với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Năm 2023: "Đoàn kết, kỷ cương - Bản lĩnh, linh hoạt - Đổi mới, sáng tạo - Kịp thời, hiệu quả"

Năm 2023: "Đoàn kết, kỷ cương - Bản lĩnh, linh hoạt - Đổi mới, sáng tạo - Kịp thời, hiệu quả"

Kết luận Hội nghị Chính phủ với địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, nhiệm vụ ngày càng nhiều, yêu cầu ngày càng cao, nhân dân chờ mong, đòi hỏi ngày càng lớn, song chúng ta nỗ lực, quyết tâm cao nhất để thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2023, đạt được nhiều thành tích và tiến bộ hơn năm 2022.
Xã luận: Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu của năm bản lề quan trọng

Xã luận: Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu của năm bản lề quan trọng

(GLO)- Năm 2023 là dấu mốc quan trọng để Gia Lai phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI. Hai năm đầu nhiệm kỳ, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự điều hành linh hoạt của Chính phủ, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tận dụng thời cơ, lợi thế, hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ đã đặt ra. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu của nhiệm kỳ 2020-2025 mà Đại hội đã đề ra, cần phải có sự quyết tâm, nỗ lực hơn nữa, nhất là trong năm 2023, năm giữa nhiệm kỳ.
Hiệu quả phong trào "Dân vận khéo" trong các đơn vị quân đội

Hiệu quả phong trào "Dân vận khéo" trong các đơn vị quân đội

(GLO)- Chiều 27-12, tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai, Ban Dân vận Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tổng kết công tác dân vận của các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn tỉnh năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023. Đồng chí Võ Thanh Hùng-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có lãnh đạo 17 đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn tỉnh.
Đề cao các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng ở cơ sở

Đề cao các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng ở cơ sở

(GLO)- Điều lệ Đảng nêu rõ: Đảng Cộng sản Việt Nam là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thương yêu đồng chí, kỷ luật nghiêm minh, đồng thời thực hiện các nguyên tắc: tự phê bình và phê bình, đoàn kết trên cơ sở Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng, gắn bó mật thiết với Nhân dân, Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Gia Lai tổng kết công tác nội chính năm 2022

Gia Lai tổng kết công tác nội chính năm 2022

(GLO)- Sáng 27-12, tại trụ sở Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác nội chính năm 2022, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2023. Đồng chí Rah Lan Chung-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.
Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: Phản hồi tích cực từ dư luận xã hội

Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: Phản hồi tích cực từ dư luận xã hội

(GLO)- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy vừa tổ chức điều tra dư luận xã hội về hiệu quả công tác phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực trên địa bàn tỉnh. Cuộc điều tra nhằm thu thập ý kiến của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về mức độ quan tâm, hiệu quả của công tác PCTN, tiêu cực trên địa bàn tỉnh thời gian qua; trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn công tác lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai hiệu quả công tác PCTN, tiêu cực trong thời gian tới.
Chư Păh phát huy vai trò đảng viên phụ trách hộ, nhóm hộ

Chư Păh phát huy vai trò đảng viên phụ trách hộ, nhóm hộ

(GLO)- Tại huyện Chư Păh, các tổ chức Đảng phân công đảng viên phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể ở thôn, làng phụ trách hộ, nhóm hộ nơi cư trú. Việc này vừa phát huy vai trò nêu gương của đảng viên, tạo mối liên hệ thân thiết với người dân, vừa đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.
Kông Chro nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát

Kông Chro nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát

(GLO)- Những năm qua, Ban Thường vụ Huyện ủy Kông Chro quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng. Công tác kiểm tra, giám sát giúp Ban Thường vụ Huyện ủy kịp thời đánh giá đúng ưu điểm của tổ chức Đảng, đảng viên để phát huy; phát hiện, làm rõ hạn chế, khuyết điểm để khắc phục và xử lý nghiêm minh vi phạm của tổ chức Đảng, đảng viên, góp phần quan trọng trong công tác xây dựng Đảng.