Ngăn 'chuyến tàu vét' trước thềm Đại hội Đảng: Siết quy trình,tăng kỷ luật Đảng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cùng với việc sửa đổi các quy định, quy trình ngăn tư duy nhiệm kỳ, các cơ quan của Đảng, Nhà nước cũng tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các vi phạm, kể cả đối với những cán bộ đã nghỉ hưu. Song thực tế, lãnh đạo ở một số nơi, một số chỗ vẫn không e ngại “lò nóng”, cố tình vi phạm các quy định của Đảng và Nhà nước trong quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ cả nhiệm kỳ này và nhiệm kỳ sau.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại phiên họp thứ 16 Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng Ảnh: TTXVN
Hết thời “hạ cánh an toàn”
Để ngăn chặn tình trạng “hoàng hôn nhiệm kỳ”, năm 2016, Trung ương đã ban hành Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, trong đó nêu rõ những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị là: Vướng vào “tư duy nhiệm kỳ”, chỉ tập trung giải quyết những vấn đề ngắn hạn trước mắt, có lợi cho mình; tranh thủ bổ nhiệm người thân, người quen, người nhà dù không đủ tiêu chuẩn, điều kiện giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc bố trí, sắp xếp vào vị trí có nhiều lợi ích. 
Thực hiện Nghị quyết trên, trong thời gian qua, các cơ quan của Đảng như Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương vào cuộc quyết liệt theo đúng tinh thần không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Nếu như trước đây thường có tình trạng cán bộ về hưu được coi là “hạ cánh an toàn” hoặc “hòa cả làng” thì nay điều đó đã không còn nữa. Hàng loạt các vi phạm trong thời điểm hoàng hôn nhiệm kỳ đã thanh, kiểm tra và xử lý. 
Đặc biệt, công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tiêu cực được Đảng và Nhà nước đẩy mạnh hơn bao giờ hết. Các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp được xử lý rất kiên quyết, nghiêm minh, theo đúng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, kể cả đối với cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng, của Nhà nước; tướng lĩnh, sĩ quan trong công an, quân đội; cán bộ đương chức và cán bộ đã nghỉ hưu. 
Chỉ tính từ sau Đại hội XII của Đảng (tháng 1/2016) đến nay, có khoảng 70 cán bộ cấp cao thuộc diện Trung ương quản lý bị xử lý kỷ luật, trong đó có nhiều người là Ủy viên Trung ương Đảng đương nhiệm. Một số người trong số đó bị đưa ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương, thậm chí có ngay cả Ủy viên Bộ Chính trị cũng bị khai trừ ra khỏi Đảng và lĩnh án tù.
Đặc biệt nếu như trước đây thường có tình trạng “hạ cánh là an toàn” thì nay những người đã rời chức vụ, về nghỉ nếu có sai phạm đều có thể bị xem xét, xử lý. Trong vòng hơn 3 năm có hơn 10 cán bộ nguyên là Ủy viên Trung ương Đảng nghỉ hưu bị xử lý kỷ luật, trong đó mới nhất là trường hợp của ông Vũ Văn Ninh, nguyên Phó Thủ tướng bị Bộ Chính trị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo.
Điều đáng nói là những vi phạm của ông Ninh bị phát hiện không chỉ trong nhiệm kỳ làm Phó Thủ tướng mà từ thời làm Bộ trưởng Bộ Tài chính kiêm Chủ tịch Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam (giai đoạn từ tháng 7/2006 đến năm 2011).
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh bị đề nghị xem xét kỷ luật Ảnh: Hồng Vĩnh
Việc xử lý kỷ luật nghiêm với cả những người đã “hạ cánh” được đánh giá là bước đột phá trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong bộ máy nhà nước và của toàn hệ thống chính trị, góp phần quan trọng củng cố lòng tin của các tầng lớp nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. “Chính chỗ này khắc phục tư tưởng tư duy nhiệm kỳ, như 6 tháng nữa mình nghỉ hưu nên cứ "ký đại", "đề bạt đại", "bổ nhiệm đại”, ông Nguyễn Đức Hà phân tích.
“Lò nóng” song cán bộ vẫn ký bừa, ký ẩu
“Lò nóng” là vậy, song thực tế ở nhiều nơi, nhiều chỗ, vì lợi ích cá nhân, nhiều cán bộ lãnh đạo vẫn bất chấp các quy định của Đảng và Nhà nước, dẫn đến tiếp tục có nhiều sai phạm trong các quyết định bổ nhiệm, kể cả quy hoạch giới thiệu nhân sự ở nhiệm kỳ tới. Đơn cử như tại Vĩnh Phúc, mới đây, qua kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm ở Ban Thường vụ Huyện ủy Sông Lô (Ban Thường vụ) và các cá nhân có liên quan, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã phát hiện nhiều vi phạm trong công tác cán bộ. 
Theo đó, Ban Thường vụ huyện vi phạm quy trình giới thiệu nhân sự Ủy viên BCH Đảng bộ huyện; không chấp hành nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của cấp trên về công tác cán bộ. Việc thực hiện quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý các phòng, ban, đoàn thể của huyện nhiệm kỳ 2015 - 2020 và nhiệm kỳ 2020 - 2025 chưa được thảo luận, bàn bạc và thống nhất trong tập thể Ban Thường vụ, không thông báo công khai quy hoạch lãnh đạo chủ chốt của huyện đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ban Tổ chức Tỉnh ủy phê duyệt… 
Về sai phạm của các cá nhân, cả Bí thư Huyện ủy là ông Lê Tiến Anh và Chủ tịch huyện Hà Vũ Tuyến đều vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ. Vi phạm quy trình giới thiệu và bổ nhiệm cán bộ; cho ý kiến bổ nhiệm một số cán bộ không đảm bảo tiêu chuẩn. Thực hiện quy trình, thủ tục bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử và điều động cán bộ không đúng quy định; có cán bộ số phiếu tín nhiệm rất thấp, nhưng Ban Thường vụ Huyện ủy vẫn có nghị quyết giới thiệu bổ nhiệm. 
Ngoài ra, cả bí thư và chủ tịch huyện này đều bị kết luận có vi phạm trong công tác bổ nhiệm, sử dụng cán bộ quản lý và giáo viên các trường học. Trong đó ông Lê Tiến Anh, khi còn là Chủ tịch huyện đã bổ nhiệm 10 phó hiệu trưởng vượt định mức, bổ nhiệm 26 phó hiệu trưởng còn thiếu chứng chỉ, thủ tục. Ông Hà Vũ Tuyến bổ nhiệm 8 hiệu trưởng không có trong quy hoạch; bổ nhiệm lại 70 hiệu trưởng, phó hiệu trưởng không đúng thời gian theo quy định...
Từ những kết luận trên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã quyết định thi hành kỷ luật ông Lê Tiến Anh và ông Hà Vũ Tuyến bằng hình thức cảnh cáo. Sau đó, cả ông Lê Tiến Anh và ông Hà Vũ Tuyến đều được điều động sang vị trí khác.

Trong bài viết:“Chuẩn bị và tổ chức thật tốt Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng” mới đây, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng lưu ý việc xây dựng báo cáo chính trị - văn kiện trung tâm của mỗi đại hội cần phân tích thấu đáo những vấn đề đang nổi lên như: Chưa bảo đảm hài hoà giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, xây dựng con người, giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường; thực hiện các chính sách đất đai, bảo đảm an toàn giao thông, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, tệ nạn xã hội; những biểu hiện chủ nghĩa cá nhân, kèn cựa địa vị, tình trạng cục bộ, “lợi ích nhóm”, “tư duy nhiệm kỳ”...

Đặc biệt, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước yêu cầu kiên quyết không để lọt vào cấp ủy khoá mới những người có tham vọng quyền lực, chạy chức, chạy quyền, chạy phiếu bầu, chạy cơ cấu, bè phái, cục bộ, lợi ích nhóm, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, quan liêu, tham nhũng; bảo thủ, trì trệ, làm việc kém hiệu quả, nói không đi đôi với làm; bản thân hoặc vợ, chồng, con có lối sống thiếu gương mẫu, lợi dụng chức quyền để thu lợi bất chính.

Tại Hà Nội, mới đây, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội quyết định kỷ luật ông Hoàng Mạnh Phú – Bí thư Huyện ủy Phúc Thọ bằng hình thức “cách tất cả các chức vụ trong Ðảng”. Ông Phú sau đó cũng đã bị HĐND thành phố Hà Nội bãi miễn tư cách đại biểu Quốc hội. Lý do khiến ông Phú bị cách chức vì chỉ trong vòng hơn 1 năm ở cương vị Chủ tịch UBND huyện (trước khi làm Bí thư huyện ủy vào tháng 8/2016), ông đã có nhiều biểu hiện nghi vấn về việc ưu ái cho doanh nghiệp “sân sau”. 

Cụ thể, ông Phú đã thiếu trách nhiệm để xảy ra vi phạm liên quan đến 74 gói thầu (41 gói thầu tư vấn khảo sát, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật và 33 gói thầu tư vấn giám sát) thuộc 57 dự án đầu tư xây dựng do Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng và thương mại Xuân Phúc thực hiện. Ông Phú trực tiếp ký 33 quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình, trong khi hồ sơ báo cáo kinh tế kỹ thuật có nhiều sai phạm.  Trước đó, cuối năm 2014, ông Phú còn ký 2 quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình, do Công ty Xuân Phúc lập hồ sơ báo cáo kinh tế kỹ thuật, trong khi Cty Xuân Phúc chưa được cấp “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”... 

Nhóm PVTS (TP)

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

(GLO)- Sáng sớm 11-1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội lên đường thăm chính thức nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 45 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào từ ngày 11 đến 12-1-2023, theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Sonexay Siphandone.
Hội Nông dân tích cực tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị

Hội Nông dân tích cực tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân các cấp đã tích cực tham mưu cấp ủy Đảng cùng cấp triển khai thực hiện Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25-10-2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến“, “tự chuyển hóa“.
Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 2, sáng 6/1, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về: Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đánh giá việc thực hiện quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV về các chính sách phòng, chống dịch COVID-19; Đề xuất nội dung đưa vào Nghị quyết của Quốc hội về việc chuyển tiếp thực hiện một số chính sách theo quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 và cho phép tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 1/1/2023 mà chưa kịp gia hạn theo quy định của Luật Dược.
Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: "Không có vùng cấm, không có ngoại lệ"

Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: "Không có vùng cấm, không có ngoại lệ"

(GLO)- Tại hội nghị tổng kết công tác phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 do Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức chiều 4-1, các đại biểu đã tập trung phân tích, đánh giá tình hình, kết quả công tác PCTN, tiêu cực cũng như đưa ra các giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ này trong thời gian tới.
Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại xã Yang Bắc sau kỳ họp thứ chín

Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại xã Yang Bắc sau kỳ họp thứ chín

(GLO)- Sáng 5-1, Tổ đại biểu HĐND tỉnh Gia Lai gồm các ông Ngô Khắc Ngọc-Tỉnh ủy viên, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh; Trường Trung Tuyến-Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh đã có buổi tiếp xúc cử tri tại xã Yang Bắc (huyện Đak Pơ) sau kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021-2026.
Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng, tiêu cực

Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng, tiêu cực

(GLO)- Những năm qua, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng triển khai thực hiện công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực ở đơn vị, địa phương một cách nghiêm túc, quyết liệt, toàn diện, ngày càng đi vào chiều sâu, có trọng tâm, trọng điểm; gắn liền với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Năm 2023: "Đoàn kết, kỷ cương - Bản lĩnh, linh hoạt - Đổi mới, sáng tạo - Kịp thời, hiệu quả"

Năm 2023: "Đoàn kết, kỷ cương - Bản lĩnh, linh hoạt - Đổi mới, sáng tạo - Kịp thời, hiệu quả"

Kết luận Hội nghị Chính phủ với địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, nhiệm vụ ngày càng nhiều, yêu cầu ngày càng cao, nhân dân chờ mong, đòi hỏi ngày càng lớn, song chúng ta nỗ lực, quyết tâm cao nhất để thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2023, đạt được nhiều thành tích và tiến bộ hơn năm 2022.
Xã luận: Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu của năm bản lề quan trọng

Xã luận: Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu của năm bản lề quan trọng

(GLO)- Năm 2023 là dấu mốc quan trọng để Gia Lai phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI. Hai năm đầu nhiệm kỳ, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự điều hành linh hoạt của Chính phủ, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tận dụng thời cơ, lợi thế, hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ đã đặt ra. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu của nhiệm kỳ 2020-2025 mà Đại hội đã đề ra, cần phải có sự quyết tâm, nỗ lực hơn nữa, nhất là trong năm 2023, năm giữa nhiệm kỳ.
Hiệu quả phong trào "Dân vận khéo" trong các đơn vị quân đội

Hiệu quả phong trào "Dân vận khéo" trong các đơn vị quân đội

(GLO)- Chiều 27-12, tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai, Ban Dân vận Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tổng kết công tác dân vận của các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn tỉnh năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023. Đồng chí Võ Thanh Hùng-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có lãnh đạo 17 đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn tỉnh.
Đề cao các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng ở cơ sở

Đề cao các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng ở cơ sở

(GLO)- Điều lệ Đảng nêu rõ: Đảng Cộng sản Việt Nam là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thương yêu đồng chí, kỷ luật nghiêm minh, đồng thời thực hiện các nguyên tắc: tự phê bình và phê bình, đoàn kết trên cơ sở Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng, gắn bó mật thiết với Nhân dân, Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Gia Lai tổng kết công tác nội chính năm 2022

Gia Lai tổng kết công tác nội chính năm 2022

(GLO)- Sáng 27-12, tại trụ sở Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác nội chính năm 2022, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2023. Đồng chí Rah Lan Chung-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.
Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: Phản hồi tích cực từ dư luận xã hội

Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: Phản hồi tích cực từ dư luận xã hội

(GLO)- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy vừa tổ chức điều tra dư luận xã hội về hiệu quả công tác phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực trên địa bàn tỉnh. Cuộc điều tra nhằm thu thập ý kiến của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về mức độ quan tâm, hiệu quả của công tác PCTN, tiêu cực trên địa bàn tỉnh thời gian qua; trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn công tác lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai hiệu quả công tác PCTN, tiêu cực trong thời gian tới.
Chư Păh phát huy vai trò đảng viên phụ trách hộ, nhóm hộ

Chư Păh phát huy vai trò đảng viên phụ trách hộ, nhóm hộ

(GLO)- Tại huyện Chư Păh, các tổ chức Đảng phân công đảng viên phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể ở thôn, làng phụ trách hộ, nhóm hộ nơi cư trú. Việc này vừa phát huy vai trò nêu gương của đảng viên, tạo mối liên hệ thân thiết với người dân, vừa đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.
Kông Chro nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát

Kông Chro nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát

(GLO)- Những năm qua, Ban Thường vụ Huyện ủy Kông Chro quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng. Công tác kiểm tra, giám sát giúp Ban Thường vụ Huyện ủy kịp thời đánh giá đúng ưu điểm của tổ chức Đảng, đảng viên để phát huy; phát hiện, làm rõ hạn chế, khuyết điểm để khắc phục và xử lý nghiêm minh vi phạm của tổ chức Đảng, đảng viên, góp phần quan trọng trong công tác xây dựng Đảng.