Gia Lai: Tìm giải pháp khắc phục tình trạng thiếu máu hiếm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm qua, phong trào hiến máu tình nguyện ở Gia Lai phát triển rộng khắp, thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Số lượng máu tiếp nhận hàng năm đều vượt chỉ tiêu đề ra, đáp ứng nhu cầu máu cấp cứu và điều trị tại các cơ sở y tế. Tuy vậy, vẫn còn tình trạng thiếu máu cục bộ ở một số thời điểm và thiếu máu hiếm.
Ông Dương Đình Diện-Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh-thông tin: Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã tổ chức 81 đợt hiến máu tình nguyện và tiếp nhận 16.995 đơn vị máu an toàn, vượt 2.595 đơn vị máu so với kế hoạch đề ra. Số máu tiếp nhận đáp ứng tốt nhu cầu máu cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân trong tỉnh và điều tiết hơn 400 đơn vị máu cho tỉnh Kon Tum. 
“Tuy vậy, vẫn xảy ra tình trạng thiếu máu hiếm. Những lúc như thế, Hội Chữ thập đỏ tỉnh phải gấp rút vận động hiến máu khẩn cấp”-ông Diện cho biết.
Trên thực tế, tình trạng thiếu máu hiếm vẫn chưa được khắc phục triệt để. Trong tháng 10-2020, Bệnh viện Đa khoa tỉnh thiếu trầm trọng máu nhóm AB. Vì vậy, Câu lạc bộ “Giọt hồng Pleiku” đã huy động được 20 đơn vị máu AB, góp phần khắc phục tạm thời.
Bà Trần Thị Túy Uyển-Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ TP. Pleiku, Chủ nhiệm Câu lạc bộ-cho hay: Sau khi tiếp nhận thông tin, đơn vị đã vận động người dân có nhóm máu AB hiến máu tình nguyện. Ngoài ra, các thành viên Câu lạc bộ cũng tham gia. Hiện Câu lạc bộ “Giọt hồng Pleiku” có trên 100 thành viên là lực lượng nòng cốt sẵn sàng tham gia hiến máu tình nguyện trong các tình huống khẩn cấp. Tuy vậy, số lượng thành viên có nhóm máu hiếm rất thấp nên cần huy động thêm trong cộng đồng.
Tìm giải pháp khắc phục tình trạng thiếu máu hiếm  (GLO)- Những năm qua, phong trào hiến máu tình nguyện phát triển rộng khắp, thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Số lượng máu tiếp nhận hàng năm đều vượt chỉ tiêu đề ra, đáp ứng nhu cầu máu cấp cứu và điều trị tại các cơ sở y tế. Tuy vậy, vẫn còn tình trạng thiếu máu cục bộ ở một số thời điểm và thiếu máu hiếm.  Ông Dương Đình Diện-Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh-thông tin: Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã tổ chức 81 đợt hiến máu tình nguyện và tiếp nhận 16.995 đơn vị máu an toàn, vượt 2.595 đơn vị máu so với kế hoạch đề ra. Số máu tiếp nhận đáp ứng tốt nhu cầu máu cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân trong tỉnh và điều tiết hơn 400 đơn vị máu cho tỉnh Kon Tum. “Tuy vậy, vẫn xảy ra tình trạng thiếu máu hiếm. Những lúc như thế, Hội Chữ thập đỏ tỉnh phải gấp rút vận động hiến máu khẩn cấp”-ông Diện cho biết.  Trên thực tế, tình trạng thiếu máu hiếm vẫn chưa được khắc phục triệt để. Trong tháng 10-2020, Bệnh viện Đa khoa tỉnh thiếu trầm trọng máu nhóm AB. Vì vậy, Câu lạc bộ “Giọt hồng Pleiku” đã huy động được 20 đơn vị máu AB, góp phần khắc phục tạm thời. Bà Trần Thị Túy Uyển-Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ TP. Pleiku, Chủ nhiệm Câu lạc bộ-cho hay: Sau khi tiếp nhận thông tin, đơn vị đã vận động người dân có nhóm máu AB hiến máu tình nguyện. Ngoài ra, các thành viên Câu lạc bộ cũng tham gia. Hiện Câu lạc bộ “Giọt hồng Pleiku” có trên 100 thành viên là lực lượng nòng cốt sẵn sàng tham gia hiến máu tình nguyện trong các tình huống khẩn cấp. Tuy vậy, số lượng thành viên có nhóm máu hiếm rất thấp nên cần huy động thêm trong cộng đồng.  Theo ông Đinh Xuân Bảy-Trưởng khoa Huyết học-Truyền máu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh), đa số người Việt Nam đều mang nhóm Rh+ (ví dụ: O+ hoặc B+ hoặc A+ hoặc AB+, xếp theo tỷ lệ giảm dần), chỉ có khoảng 0,04 đến 0,07% dân số có nhóm máu hiếm Rh-. Việc vận động hiến máu tình nguyện theo kế hoạch hàng năm đáp ứng nhu cầu máu cấp cứu và điều trị. “Trung bình mỗi tháng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh có khoảng 100 trường hợp đặc biệt cần hiến máu khẩn cấp như: rối loạn đông máu; truyền máu tươi; tách tiểu cầu và các trường hợp máu hiếm… Thế nhưng, qua các đợt hiến máu tình nguyện, chúng tôi chỉ phát hiện khoảng 20 người có nhóm máu Rh-. Với những tình nguyện viên này, chúng tôi lưu lại số điện thoại, phương thức liên lạc để khi cần thì liên hệ ngay. Hiện nay, hầu hết các trường hợp này ở cách xa bệnh viện nên khi cần huy động hiến máu khẩn cấp cũng gặp khó khăn”-ông Bảy nói. Trong các trường hợp hiến máu khẩn cấp, lực lượng nòng cốt vẫn là thành viên các câu lạc bộ hiến máu tình nguyện trong tỉnh với khoảng 1.000 thành viên. Câu lạc bộ Nhóm máu hiếm Gia Lai cũng đã được thành lập với khoảng 20 thành viên. Bà Võ Thị Ngọc Ni-Chủ nhiệm Câu lạc bộ-chia sẻ: Vì thuộc nhóm máu hiếm nên các thành viên Câu lạc bộ chỉ hỗ trợ trong các trường hợp khẩn cấp. Khi bệnh viện thông tin, các thành viên có đủ điều kiện, sức khỏe sẽ tham gia hiến máu. Tuy vậy, kết quả chỉ đáp ứng được một phần nhỏ.  Để khắc phục tình trạng thiếu máu hiếm nói riêng, tình trạng thiếu máu cục bộ tại một số thời điểm nói chung, Trưởng khoa Huyết học-Truyền máu đề xuất: Tỉnh cần thành lập thêm các câu lạc bộ máu hiếm tại các địa bàn thuận lợi như: Đak Đoa, Chư Prông, Ia Grai và TP. Pleiku. Đồng thời, cần điều chỉnh lịch hiến máu vì thời điểm này ít người hiến nên thường thiếu máu.   NHƯ NGUYỆN  Phong trào hiến máu tình nguyện trên địa bàn tỉnh thu hút các tầng lớp nhân dân tham gia. Ảnh: Như Nguyện
Phong trào hiến máu tình nguyện trên địa bàn tỉnh thu hút các tầng lớp nhân dân tham gia. Ảnh: Như Nguyện
Theo ông Đinh Xuân Bảy-Trưởng khoa Huyết học-Truyền máu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh), đa số người Việt Nam đều mang nhóm Rh+ (ví dụ: O+ hoặc B+ hoặc A+ hoặc AB+, xếp theo tỷ lệ giảm dần), chỉ có khoảng 0,04 đến 0,07% dân số có nhóm máu hiếm Rh-. Việc vận động hiến máu tình nguyện theo kế hoạch hàng năm đáp ứng nhu cầu máu cấp cứu và điều trị.
“Trung bình mỗi tháng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh có khoảng 100 trường hợp đặc biệt cần hiến máu khẩn cấp như: rối loạn đông máu; truyền máu tươi; tách tiểu cầu và các trường hợp máu hiếm… Thế nhưng, qua các đợt hiến máu tình nguyện, chúng tôi chỉ phát hiện khoảng 20 người có nhóm máu Rh-. Với những tình nguyện viên này, chúng tôi lưu lại số điện thoại, phương thức liên lạc để khi cần thì liên hệ ngay. Hiện nay, hầu hết các trường hợp này ở cách xa bệnh viện nên khi cần huy động hiến máu khẩn cấp cũng gặp khó khăn”-ông Bảy nói.
Khám sàng lọc cho người dân trước khi hiến máu tình nguyện. Ảnh: Như Nguyện
Khám sàng lọc cho người dân trước khi hiến máu tình nguyện. Ảnh: Như Nguyện

Trong các trường hợp hiến máu khẩn cấp, lực lượng nòng cốt vẫn là thành viên các câu lạc bộ hiến máu tình nguyện trong tỉnh với khoảng 1.000 thành viên. Câu lạc bộ Nhóm máu hiếm Gia Lai cũng đã được thành lập với khoảng 20 thành viên.

Bà Võ Thị Ngọc Ni-Chủ nhiệm Câu lạc bộ-chia sẻ: Vì thuộc nhóm máu hiếm nên các thành viên Câu lạc bộ chỉ hỗ trợ trong các trường hợp khẩn cấp. Khi bệnh viện thông tin, các thành viên có đủ điều kiện, sức khỏe sẽ tham gia hiến máu. Tuy vậy, kết quả chỉ đáp ứng được một phần nhỏ.

Để khắc phục tình trạng thiếu máu hiếm nói riêng, tình trạng thiếu máu cục bộ tại một số thời điểm nói chung, Trưởng khoa Huyết học-Truyền máu đề xuất: Tỉnh cần thành lập thêm các câu lạc bộ máu hiếm tại các địa bàn thuận lợi như: Đak Đoa, Chư Prông, Ia Grai và TP. Pleiku. Đồng thời, cần điều chỉnh lịch hiến máu trong dịp Tết vì thời điểm này ít người hiến nên thường thiếu máu. 
NHƯ NGUYỆN

Có thể bạn quan tâm