Khuyến cáo phòng bệnh sốt xuất huyết tại nhà trước nguy cơ bùng dịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chỉ với '4 thực hành và 1 hợp tác', nếu được thực hiện tốt, mỗi người đã có thể phòng sốt xuất huyết hiệu quả cho bản thân và gia đình.
 
Chuyên gia y tế dự phòng của Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư giám sát ổ bọ gậy trong vật dụng chứa nước tại các hộ gia đình ở Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội ẢNH: L.CHÂU
Chuyên gia y tế dự phòng của Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư giám sát ổ bọ gậy trong vật dụng chứa nước tại các hộ gia đình ở Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội ẢNH: L.CHÂU
Số ca tăng liên tục
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), bệnh dịch sốt xuất huyết (SXH) dự báo vẫn còn diễn biến phức tạp, gia tăng số ca mắc trong các tháng tới do hiện vẫn đang mùa mưa, điều kiện thuận lợi cho muỗi đẻ trứng và lăng quăng (bọ gậy) phát triển mạnh.
Dịch bệnh có thể tiếp tục lan rộng nếu không triển khai mạnh các biện pháp phòng chống, giám sát, xử lý triệt để ổ dịch. Tại nhiều địa phương, số ca mắc SXH tăng trong các tuần gần đây. Hiện 10 tỉnh thành ghi nhận số ca mắc cao nhất nước là: TP.HCM, Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa, Bình Dương, Quảng Bình, Đồng Nai, Đà Nẵng, An Giang, Quảng Nam.

“1 hợp tác”

Bộ Y tế cũng đề nghị người dân tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng chống dịch. Để tránh các biến chứng nặng do SXH, khi bị sốt, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà


Theo các chuyên gia giám sát dịch SXH, thói quen tích trữ nước sạch của người dân tạo điều kiện thuận lợi cho lăng quăng phát triển, làm gia tăng mật độ muỗi truyền bệnh. Nhiều hộ gia đình có nhiều lốp xe ô tô, xe máy cũ không còn sử dụng vứt ngoài vườn. Nhiều hộ sử dụng bồn nước, bể chứa nước sinh hoạt không đậy nắp hoặc đậy không kín. Ngoài ra còn có các vật liệu phế thải (chai lọ, chum vại) chứa nước đọng không được xử lý. Tất cả những yếu tố trên là điều kiện thuận lợi cho muỗi đẻ trứng và lăng quăng phát triển mạnh, nhất là trong mùa mưa.
Các chuyên gia chống dịch SXH lưu ý: Muỗi truyền bệnh SXH (người dân vẫn gọi là muỗi vằn) rất tinh khôn. Chúng sống gần người, hút máu người và đẻ trứng ở nơi nước sạch (nước máy, nước đọng trong các vật dụng). Trứng của muỗi truyền bệnh có thể chịu khát dài ngày, bám vào thành bể nước, chum vại, ngay khi có nước chúng sẽ phát triển, nở thành bọ gậy và trưởng thành, phát triển thành muỗi hút máu người, truyền bệnh SXH. Do đó, các hộ dân cần lưu ý loại bỏ hết các đồ dùng đọng nước trong nhà (lưu ý cả một số nơi ít được chú ý như bình chứa nước xả của tủ lạnh) và các vật dụng gây đọng nước gần nơi sinh sống.
Bộ Y tế khuyến cáo
SXH đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả là diệt muỗi, diệt lăng quăng và phòng muỗi đốt.
Để tích cực phòng bệnh cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hành 4 biện pháp sau:
1. Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
2. Hằng tuần thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa, bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.
3. Hằng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên, không cho muỗi đẻ trứng, như: chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...
4. Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.
Theo Liên Châu (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm