Nha đam cực tốt nhưng dùng sai cách sẽ hại khủng khiếp thế này

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nha đam (lô hội) được biết đến và sử dụng rộng rãi với nhiều lợi ích cho sức khỏe và sắc đẹp. Tuy nhiên nó cũng ẩn chứa những tác hại không ngờ nếu sử dụng sai cách.

 
 Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet



Dùng nhiều gây ngộ độc

Theo tài liệu “Những cây thuốc, vị thuốc Việt Nam” của giáo sư Đỗ Tất Lợi: Thành phần chủ yếu trong cây lô hội là chất aloin (chiếm tới 16-20%) có tác dụng tẩy vị đắng. Nếu sử dụng ở liều cao, chất aloin này có thể làm co bóp, chống táo giống như thuốc sổ nên sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược, rối loạn chức năng gan, thận.

Đặc biệt, với phụ nữ mang thai aloin sẽ làm cổ tử cung sản phụ co bóp mạnh gây sảy thai, sinh non hoặc sinh con dị dạng. Đối với trẻ nhỏ chất aloin này có thể gây hậu quả như rối loạn tiêu hóa, làm tim đập nhanh, hồi hộp lâu ngày có thể gây hoang tưởng hoặc mặc bệnh hay lo sợ, nhút nhát.

Với người bình thường nếu dùng từ 8g lô hội trở lên có thể gây chết người, vì tiêu chảy, mất nước, suy nhược cơ thể, rối loạn tiêu hóa, suy gan thận, loạn tim, mạch đập chậm…

Ngoài ra, khi sử dụng lô hội chế biến thức ăn cần làm sạch lớp nhựa (mủ) màu vàng, nằm giữa lớp vỏ xanh và phần gel trắng bên trong để tránh ngộ độc.


 

Phụ nữ mang thai và cho con bú: Nghiêm cấm sử dụng nước ép nha đam. Nó có thể kích thích các cơn co thắt tử cung ở phụ nữ mang thai, dẫn đến khuyết tật bẩm sinh và sẩy thai. Ảnh minh họa: Internet
Phụ nữ mang thai và cho con bú: Nghiêm cấm sử dụng nước ép nha đam. Nó có thể kích thích các cơn co thắt tử cung ở phụ nữ mang thai, dẫn đến khuyết tật bẩm sinh và sẩy thai. Ảnh minh họa: Internet


Dị ứng da

Sử dụng gel nha đam trong thời gian dài có thể gây dị ứng như viêm, mày đay và đỏ mi mắt. Cá tác dụng phụ khác trên da bao gồm khô, cứng, phát triển các nốt tím và nứt nẻ. Hơn nữa nếu bôi gel nha đam và đi ra ngoài nắng có thể gây kích ứng, phát ban hoặc đỏ và bỏng da.

Hạ đường huyết

Nha đam còn liên quan đến hạ đường huyết, do đó bệnh nhân tiểu đường nên thận trọng khi sử dụng.

Độc với gan

Trong nha đam có chứa cá hợp chất hoạt tính sinh học như C-glycosides, anthraquinon, anthone, lectins, polymannans và acetylated mannans có thể ảnh hưởng đến quá trình giải độc của gan và dẫn đến tổn thương gan.

Nha đam có thể tương tác với một số loại thuốc như Digoxin, thuốc trị đái tháo đường, Sevoflurane, thuốc lợi tiểu và có thể dẫn đến bệnh thận nếu dùng trong thời gian dài. Nhựa nha đam cũng liên quan đến suy thận nên người có vấn đề về thận nên tránh uống nha đam.



 

Nhựa nha đam có thể gây co thắt quá mức, đầy bụng và đau bụng. Tránh uống nước ép nha đam, đặc biệt là nếu bạn đang gặp phải vấn đề về dạ dày. Ảnh minh họa: Internet
Nhựa nha đam có thể gây co thắt quá mức, đầy bụng và đau bụng. Tránh uống nước ép nha đam, đặc biệt là nếu bạn đang gặp phải vấn đề về dạ dày. Ảnh minh họa: Internet


Mất cân bằng điện giải

Tiêu thụ một lượng lớn nước ép nha đam có thể gây ra yếu vận động, tiêu chảy và đau bụng dẫn đến mất nước và mất cân bằng điện giải

Khó chịu dạ dày

Nhựa nha đam có thể gây co thắt quá mức, đầy bụng và đau bụng. Tránh uống nước ép nha đam, đặc biệt là nếu bạn đang gặp phải vấn đề về dạ dày

Các bệnh đường ruột

Nếu bạn có bất kì bệnh đường ruột nào như bệnh Crohn và viêm loét đại tràng thì nên tránh uống nước ép nha đam vì nhựa nha đam sẽ gây kích ứng ruột.

Bệnh trĩ

Nếu bị trĩ, nước ép nha đam có nguy cơ khiến tình trạng bệnh tồi tệ hơn.

Ngoài ra, nha đam còn ảnh hưởng đến người sắp làm phẫu thuật. Trong và sau phẫu thuật, nha đam có thể ảnh hưởng đến đường huyết và cản trở kiểm soát đường huyết.



 

Nếu bạn có bất kì bệnh đường ruột nào như bệnh Crohn và viêm loét đại tràng thì nên tránh uống nước ép nha đam vì nhựa nha đam sẽ gây kích ứng ruột. Ảnh minh họa: Internet
Nếu bạn có bất kì bệnh đường ruột nào như bệnh Crohn và viêm loét đại tràng thì nên tránh uống nước ép nha đam vì nhựa nha đam sẽ gây kích ứng ruột. Ảnh minh họa: Internet




Có thể khiến vết thương lâu lành

Các nghiên cứu trước đây cho rằng gel lô hội giúp vết thương và vết phẫu thuật lành nhanh hơn. Nhưng thời gian gần đây của các nhà khoa học Pháp đã chứng minh điều ngược lại. Một số hóa chất trong gel lô hội làm tăng sự lưu thông trong mạch máu nhỏ và làm vết thương phát triển nhanh hơn, chậm lành vết thương.

Những người vừa qua phẫu thuật cũng không nên dùng lô hội, vì các chất có trong cây lô hội có tác dụng làm giảm đường huyết nên sẽ gây khó khắn trong việc kiểm soát mức đường huyết trong và sau phẫu thuật.

Những người bị ngã gãy xương đang bó bột hoặc những người mắc các bệnh về xương khớp như loãng xương, thoái hóa đốt sống, viêm khớp cũng không được dùng cây lô hội trong quá trình điều trị, bởi trong thân cây lô hội có chứa chất gây ngứa, và phản ứng lại với một loại thuốc kháng viêm, chống sưng như: asprin, ipurofen, paracetamol, acetaminophen… làm quá trình điều trị kéo dài.



 

Làm đẹp: Cẩn thận kẻo kích ứng

Tác dụng làm đẹp da của lô hội là có thật nhưng không nên tùy tiện sử dụng bởi các chất trong lô hội dễ bị kích ứng đối với những làn da nhạy cảm. BS. Phạm Xuân Nội khuyến cáo, các bạn gái chỉ nên nên đắp mặt với lô hội không quá 3 lần/tuần.

Trước khi sử dụng nên thử độ thích ứng của da bằng cách bôi một ít lên vùng da nhỏ, nếu thấy không có dấu hiệu gì khác lạ thì mới tiếp tục dùng. Cần cẩn trọng khi đắp lô hội ở những vùng da nhạy cảm như da mắt, mặt, vùng kín… Đây là những da rất dễ bị dị ứng gây mẩn ngứa, viêm loét hoặc nám đen khó chữa, ảnh hưởng tới thẩm mỹ lâu dài.

Ngoài ra, do có tính tẩy sạch và làm bong tróc các biểu bì sừng, giúp tái tạo tế bào mới, nên khi lớp da non tiếp xúc các tia bức xạ ngoài trời sẽ rất dễ gây nám, sạm da. Vì vậy, bạn cần che chắn làn da kỹ càng sau khi làm đẹp với lô hội.

Khi muốn lấy chất dịch từ cây lô hội để làm đẹp, bạn hãy chọn những lá to, rửa sạch, để ráo nước. Sau đó, gọt bỏ phần vỏ xanh, lấy phần gel (màu trắng, nhớt), giã nhuyễn rồi dùng gạc mỏng lọc bỏ bã, lấy nước thoa lên da.

Thái Hà (tổng hợp/TPO)

Có thể bạn quan tâm