Bác sĩ chia sẻ cách phân biệt giữa nhiệt miệng và ung thư lưỡi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nếu nhiệt miệng gây viêm nhiễm khoang miệng, sưng đau, xuất hiện vết loét trong khoang miệng gây khó nhai nuốt thì ở ung thư lưỡi, tổn thương có thể là vết loét, vết trợt, hoặc có khi là một u sùi ở lưỡi.
ThS.BS CKII Nguyễn Trương Khương, Giám đốc chuyên môn - Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện ĐKQT Nam Sài Gòn, cho biết: Trên thực tế, có nhiều người bệnh ung thư lưỡi nhầm mình bị nhiệt miệng, không khám chữa bệnh kịp thời và đến khám ở giai đoạn muộn.
Ung thư lưỡi và nhiệt miệng
Nhiệt miệng, còn gọi là loét aphthous (loét áp-tơ). Đây là một vết loét ở niêm mạc miệng, lưỡi, có màu trắng hoặc vàng ở giữa, bờ màu đỏ. Những vết loét này có thể xuất hiện ở lưỡi, lợi, má trong và mặt trong môi. Nhiệt miệng rất phổ biến và có thể gặp ở tất cả mọi người, ở mọi lứa tuổi. Mặc dù gây đau đớn và khó chịu nhưng bệnh này không ảnh hưởng đến tính mạng. Đây là một bệnh lành tính.
Khác với nhiệt miệng, ung thư lưỡi là một bệnh ác tính. Tổn thương ban đầu có thể là một vết loét ở lưỡi, rất dễ nhầm với nhiệt miệng. Ung thư sẽ lan rộng và di căn tới các cơ quan trong cơ thể. Ung thư lưỡi thường được phát hiện muộn, một phần nguyên nhân do bị nhầm lẫn với nhiệt miệng. Khi được phát hiện thì ung thư đã di căn, người bệnh đã suy kiệt và rất khó điều trị.
"Ung thư lưỡi nếu được phát hiện sớm, người bệnh có thể được điều trị bằng phẫu thuật, kết hợp hóa trị và xạ trị. Việc phát hiện bệnh sớm một ngày là tăng thêm một phần cơ hội sống sót của người bệnh", bác sĩ Khương chia sẻ.

Nên thăm khám bác sĩ Tai - Mũi - Họng ngay khi có một vết loét trong miệng kéo dài trên 2 tuần không lành. Ảnh: Shutterstock
Nên thăm khám bác sĩ Tai - Mũi - Họng ngay khi có một vết loét trong miệng kéo dài trên 2 tuần không lành. Ảnh: Shutterstock
Phân biệt triệu chứng giống và khác giữa nhiệt miệng và ung thư lưỡi
Điểm giống nhau là trên lưỡi người bệnh thấy xuất hiện mảng đốm màu đỏ hoặc màu trắng, vết loét có thể sưng, nóng, đỏ, đau. Các đốm này sẽ lan rộng, lở loét, ảnh hưởng trực tiếp đến ăn uống, sinh hoạt.
Điểm khác nhau có thể thấy qua so sánh dưới đây

Nhiệt miệng

Viêm nhiễm khoang miệng, sưng đau, xuất hiện vết loét trong khoang miệng gây trở ngại cho việc nhai, nuốt của người bệnh. Các vết loét chỉ có ở lưỡi, má trong, lợi và một số vị trí khác trong khoang miệng.

Vết loét có màu trắng sữa, khiến vùng xung quanh bị sưng đau thậm chí là nổi hạch ở vùng quai hàm, hai bên má.

Thông thường các vết loét sẽ tự khỏi từ 7 - 10 ngày từ khi bắt đầu xuất hiện. Khi bệnh giảm thì tình trạng sưng, đau của các vết loét giảm dần đi, vùng niêm mạc có vết loét sẽ nhanh chóng lành lại sau đó. Tổn thương của ung thư lưỡi thường kéo dài trên 2 tuần.

Ung thư lưỡi

Tổn thương có thể là vết loét, vết trợt, hoặc có khi là một u sùi ở lưỡi. Cũng có thể gặp vết loét nằm trên u sùi.

Tổn thương màu đỏ xen lẫn trắng, vàng. Có khi có màu đen do hoại tử. Nếu bạn có nhiệt miệng màu đen thì khả năng cao đó là ung thư. Xung quanh vết loét chai cứng. Thường chảy máu và có mùi hôi, khó chịu.

Tổn thương của ung thư lưỡi thường kéo dài trên 2 tuần.

Khi ung thư lưỡi tiến triển có thể kèm theo các triệu chứng toàn thân (mệt mỏi, sút cân không rõ nguyên nhân, cơ thể suy kiệt, sốt kéo dài, nhai nuốt, nói chuyện và cử động lưỡi khó khăn). Còn nhiệt miệng thường không gây triệu chứng toàn thân nào. Đôi khi, nhiệt miệng nặng và nhiễm trùng có thể gây sốt nhưng sẽ khỏi khi được điều trị.
Ung thư lưỡi có chữa được không, cách phòng tránh?
Đau lưỡi là biểu hiện ban đầu khi mắc ung thư lưỡi. Người bệnh sẽ cảm thấy như có xương cá hoặc dị vật cắm vào lưỡi rất khó chịu nhưng không tìm ra được nguyên nhân. Ung thư lưỡi có thể phát hiện sớm nếu quan tâm và để ý những dấu hiệu nhỏ nhất xung quanh vùng lưỡi.
Việc phát hiện càng sớm, điều trị càng sớm, kết quả mang lại càng tốt. Để giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư lưỡi, cần thay đổi lối sống như uống đủ nước, luôn vệ sinh kỹ răng miệng sau khi ăn uống. Nên thay bàn chải thường xuyên. Không hút thuốc lá, thuốc lào, hạn chế uống rượu là thói quen tốt bảo vệ cơ thể phòng ngừa bệnh ung thư lưỡi và các bệnh ung thư khác.
Luyện tập thể dục để kiểm soát cân nặng và tăng cường hệ miễn dịch. Nên ăn nhiều hoa quả, các loại rau màu xanh đậm như rau cải, súp lơ xanh, trà xanh, đậu nành và cà chua giúp phòng chống ung thư. Thăm khám bác sĩ Tai - Mũi - Họng ngay khi có một vết loét trong miệng kéo dài trên 2 tuần không lành.
Theo Lê Cầm (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Đau nửa đầu bên phải là dấu hiệu bệnh gì?

Đau nửa đầu bên phải là dấu hiệu bệnh gì?

Có những cơn nhức đầu khó chịu và vùng đau chủ yếu nằm ở nửa bên phải đầu. Cảm giác đau nhức này có thể xuất hiện ở sau đầu, hàm, mắt hay xoang. Tuy nhiên, tất cả đều nằm ở nửa bên phải đầu. Nguồn gốc của những cơn đau nhức có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau.
WHO phê duyệt vaccine mới ngừa dịch tả

WHO phê duyệt vaccine mới ngừa dịch tả

Do hãng dược phẩm EuBiologics (Hàn Quốc) sản xuất, vaccine Euvichol-S được phát triển từ một công thức đơn giản hóa, sử dụng ít thành phần hơn, rẻ hơn và có thể sản xuất nhanh hơn phiên bản trước.

Ăn hạt kỷ tử có tốt?

Ăn hạt kỷ tử có tốt?

Kỷ tử được sử dụng từ rất lâu, tác dụng như thuốc bổ nguồn gốc thiên nhiên, giúp chống lão hóa, tăng cường sinh lý, tốt cho người tiểu đường.