Kiến nghị miễn kê khai giá với vắc xin Covid-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO) -Văn bản do Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn ký ngày 23-8 trình Chính phủ mới đây nêu rõ: Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, giai đoạn 2020-2022, Bộ Y tế đã phê duyệt có điều kiện 8 loại vắc xin (AstraZeneca, Sputnik V, Comirnaty của Pfizer/BioNTech, Sinopharm, Hayat-Vax, Abdala, Janssen, Moderna) cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch để nhập khẩu. 

Kiến nghị miễn kê khai giá với vắc xin Covid-19 ảnh 1
Ảnh: internet

Quy định trong hồ sơ đề nghị nhập khẩu vắc xin có văn bản đề nghị của cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, Nghị định số 54/NĐ-CP của Chính phủ chưa có hướng dẫn để Bộ Y tế ban hành văn bản phê duyệt vắc xin.

Bên cạnh đó, vắc xin phòng Covid-19 do Chính phủ các nước viện trợ cho Việt Nam được WHO phê duyệt sử dụng trong tình huống cấp bách không đáp ứng tiêu chí và hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu thuốc viện trợ, viện trợ nhân đạo theo quy định của Chính phủ. Các lô vắc xin của Chính phủ các nước viện trợ, số lượng của một lô vắc xin thường rất ít, hạn dùng ngắn. Ngoài ra, do chính sách miễn trừ của nước sản xuất và do các yếu tố ngoại giao liên chính phủ khác, nhiều lô vắc xin khi sau khi nhập khẩu không có đủ các hồ sơ theo yêu cầu và không thể chờ đợi hoặc không thể yêu cầu phía bạn cung cấp bổ sung. 

Đối với kê khai, kê khai lại giá vắc xin theo quy định hiện nay đối với thuốc nước ngoài (bao gồm cả vắc xin), cơ sở nhập khẩu thuốc phải thực hiện kê khai giá bán buôn dự kiến trước khi đưa lô thuốc đầu tiên lưu hành trên thị trường Việt Nam theo Điều 131 Nghị định 54/2017/NĐ-CP và khoản 70 điều 5 Nghị định 155/2018/NĐ-CP của Chính phủ.

Tuy nhiên do dịch diễn biến phức tạp, nhu cầu sử dụng vắc xin cấp bách và rất lớn trong khi vắc xin sản xuất trong nước đang trong quá trình nghiên cứu phát triển ( Ngày 11/8, Bộ Y tế báo cáo Chính phủ tình hình sản xuất vắc xin Covid-19 trong nước với 5 ứng viên vắc xin đang được nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng) .

Trong bối cảnh đó, bằng chính sách ngoại giao phù hợp, Việt Nam đã tiếp cận và mua nguồn vắc xin cần thiết. Dù vậy các nhà cung cấp vắc xin đều yêu cầu Chính phủ ( bộ Y tế) ký kết hợp đồng/ thỏa thuận bảo mật thông tin, trong đó có bảo mật thông tin giá vắc xin. Cho nên, việc kê khai giá vắc xin của nhà nhập khẩu chưa thực hiện được, do điều khoản bảo mật thông tin.

Để đảm bảo tiến độ tiêm vắc xin cho người dân, Bộ Y tế đề xuất Chính phủ miễn áp dụng kê khai giá đối với trường hợp mua vắc xin Covid-19 không vì lợi nhuận và do nhà sản xuất, cung ứng vắc xin yêu cầu thực hiện chính sách bảo mật thông tin về giá.

THẤT SƠN (tổng hợp từ VNN online, Hà Nội mới online, NLĐ online)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Tiềm ẩn nguy cơ lây lan bệnh lao

Gia Lai: Tiềm ẩn nguy cơ lây lan bệnh lao

(GLO)- Năm 2023, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện 705 bệnh nhân lao. Theo đánh giá, số bệnh nhân tiềm ẩn và nguồn lây trong cộng đồng vẫn còn nhiều. Bên cạnh đó, tình trạng gia tăng bệnh nhân kháng thuốc gây khó khăn trong công tác phòng-chống lao.
Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

(GLO)- Gia Lai là một trong những địa phương được xem là điểm "nóng" của cả nước vì bệnh dại. Nguyên nhân được xác định là do tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bệnh dại đạt thấp, ý thức phòng-chống bệnh dại tại cộng đồng chưa cao và việc quản lý đàn chó, mèo gặp còn gặp khó. 
Công bố quyết định thành lập Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai

Công bố quyết định thành lập Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai

(GLO)- Sáng 23-3, tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã diễn ra lễ công bố quyết định thành lập Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai và ký kết hợp đồng hỗ trợ chuyên môn với Bệnh viện tuyến Trung ương. Dự lễ công bố quyết định có ông Đỗ Xuân Tuyên-Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế.