Thấy nước tiểu có bọt cảnh báo điều gì?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong hầu hết các trường hợp, nước tiểu có bọt là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra liên tục nhiều lần và kéo dài thì cần đến bác sĩ kiểm tra.
 
Bọt nhiều trong nước tiểu có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề về thận hay viêm bàng quang. Ảnh: Shutterstock
Bọt nhiều trong nước tiểu có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề về thận hay viêm bàng quang. Ảnh: Shutterstock
Thông thường, bọt trong nước tiểu là do chúng ta tiểu ra mạnh hoặc cơ thể đang mất nước. Những lúc cơ thể dễ mất nước là vừa tập thể thao xong, đang bị tiêu chảy, đổ nhiều mồ hôi hoặc có thể do không uống đủ nước, theo The Healthy.
Tuy nhiên, nếu không phải do các nguyên nhân này, nước tiểu có nhiều bọt và xuất hiện kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe sau:
Viêm bàng quang
Có nhiều bọt có thể là dấu hiệu cảnh báo mật độ vi khuẩn trong nước tiểu cao. Bàng quang thường tống vi khuẩn qua nước tiểu và đây là điều bình thường. Nhưng nếu vi khuẩn quá nhiều thì đó là dấu hiệu bàng quang có thể đang bị viêm.
Viêm bàng quang thường đi kèm với các triệu chứng như khó tiểu, thường xuyên mắc tiểu và nóng rát khi đi tiểu.
Dấu hiệu bệnh thận
Một trong những nguyên nhân thường gặp khiến nước tiểu có nhiều bọt là hàm lượng protein trong nước tiểu cao. Loại protein này thường là albumin, bà Elena Campbell, bác sĩ tiết niệu tại hệ thống chăm sóc sức khỏe phi lợi nhuận Ochsner Health System (Mỹ), cho biết.
Nếu hàm lượng protein trong nước tiểu quá cao, gây nhiều bọt thì đó là dấu hiệu thận hoạt động không bình thường. Các thống kê cho thấy chỉ khoảng 1/3 người tiểu có nhiều bọt có vấn đề về thận, theo chuyên san Clinical Journal của Hiệp hội Thận học Mỹ.
Cách duy nhất để biết chắc chắn một người có bị bệnh thận hay không là phải đến bệnh viện xét nghiệm. Do đó, nếu cảm thấy việc nước tiểu có nhiều bọt là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe bất thường thì người mắc đừng ngần ngại đến bệnh viện kiểm tra.
Tiểu đường
Trong thận có hàng triệu mạch máu nhỏ có chức năng lọc chất thải từ máu, đi qua một lỗ nhỏ vào thận và thải ra ngoài qua nước tiểu. Những mạch máu và lỗ nhỏ này ngăn không cho các phân tử protein lớn đi qua và giữ chúng ở lại trong máu.
Tuy nhiên, với bệnh nhân tiểu đường, đường huyết cao trong thời gian dài có thể phá hủy các mạch máu nhỏ, khiến các protein bắt đầu rò rỉ vào thận và theo nước tiểu thải ra ngoài. Lúc đó, nước tiểu sẽ có nhiều bọt.
Bệnh thận trong giai đoạn đầu ở người bị tiểu đường thường không có triệu chứng nào. Do đó, để đảm bảo sức khỏe, người bị tiểu đường cần kiểm soát đường huyết và theo dõi những dấu hiệu bất thường trong nước tiểu, theo The Healthy.
Theo Ngọc Quý (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Tiềm ẩn nguy cơ lây lan bệnh lao

Gia Lai: Tiềm ẩn nguy cơ lây lan bệnh lao

(GLO)- Năm 2023, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện 705 bệnh nhân lao. Theo đánh giá, số bệnh nhân tiềm ẩn và nguồn lây trong cộng đồng vẫn còn nhiều. Bên cạnh đó, tình trạng gia tăng bệnh nhân kháng thuốc gây khó khăn trong công tác phòng-chống lao.
Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

(GLO)- Gia Lai là một trong những địa phương được xem là điểm "nóng" của cả nước vì bệnh dại. Nguyên nhân được xác định là do tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bệnh dại đạt thấp, ý thức phòng-chống bệnh dại tại cộng đồng chưa cao và việc quản lý đàn chó, mèo gặp còn gặp khó. 
Công bố quyết định thành lập Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai

Công bố quyết định thành lập Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai

(GLO)- Sáng 23-3, tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã diễn ra lễ công bố quyết định thành lập Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai và ký kết hợp đồng hỗ trợ chuyên môn với Bệnh viện tuyến Trung ương. Dự lễ công bố quyết định có ông Đỗ Xuân Tuyên-Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế.