Gia Lai tăng cường tiêm chủng vắc xin phòng bệnh bạch hầu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 23-3, UBND tỉnh Gia Lai có Công văn số 336/UBND-KGVX về việc tăng cường công tác tiêm chủng vắc xin phòng bệnh bạch hầu trên địa bàn tỉnh.
Công văn nêu rõ: Năm 2020 địa bàn tỉnh ghi nhận 52 ca mắc bệnh bạch hầu, có 2 ca tử vong. Dịch bệnh xảy ra tại 23 xã của 5/17 huyện, thị xã, thành phố.
Để chủ động phòng-chống dịch bệnh bạch hầu, không để bùng phát lây lan ra cộng đồng, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, đơn vị liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng bệnh bạch hầu, hoàn thành trong tháng 6-2021.
Tiêm vắc xin là biện pháp phòng-chống bệnh bạch hầu hiệu quả, lâu dài. Ảnh: Như Nguyện
Tiêm vắc xin là biện pháp phòng-chống bệnh bạch hầu hiệu quả, lâu dài. Ảnh: Như Nguyện
Ủy ban nhân dân giao Sở Y tế khẩn trương triển khai thực hiện Quyết định số 3054/QĐ-BYT ngày 15-7-2020 của Bộ Y tế về ban hành kế hoạch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch bệnh bạch hầu tại 4 tỉnh Đak Lak, Gia Lai, Kon Tum, Đak Nông theo quy định. Xây dựng kế hoạch tổ chức tiêm; rà soát, thống kê đối tượng chưa được tiêm tại các địa phương, hoặc các địa phương có ca bệnh nhưng chưa tiêm đầy đủ, bảo đảm các đối tượng được tiêm đủ 2 mũi, đạt tỷ lệ tiêm chủng trên 95% ở tất cả các xã, phường, thị trấn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, nơi hạn chế tiếp cận với dịch vụ y tế. Chỉ đạo hệ thống y tế bố trí đầy đủ nguồn lực, vật chất và trang-thiết bị phục vụ cũng như cán bộ làm công tác tiêm chủng theo quy định. Rà soát đối tượng thuộc diện tiêm chủng vắc xin phòng bệnh bạch hầu, nắm rõ tiền sử tiêm chủng để thông báo tham gia tiêm chủng đúng lịch, đủ liều, tránh bỏ sót đối tượng. Thực hiện tiêm bổ sung ngay trong tháng đối với các trường hợp trì hoãn tiêm chủng. Tổ chức tiêm chủng đúng quy trình chuyên môn, đảm bảo an toàn, hiệu quả; tăng cường giám sát và xử lý kịp thời các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng. Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan tổ chức truyền thông kịp thời về tiêm chủng vắc xin phòng bệnh bạch hầu để người dân biết và tham gia tiêm chủng đầy đủ; tuyên truyền nguy cơ mắc bệnh bạch hầu nếu không tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch quy định.
Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường học phối hợp với trạm y tế xã, phường, thị trấn kiểm tra thông tin của học sinh đã hoặc chưa thực hiện tiêm tiêm chủng vắc xin phòng bệnh bạch hầu, lập danh sách học sinh chưa được tiêm gửi về trạm y tế cấp xã để tổng hợp và triển khai tiêm chủng... Sở Thông tin và Truyền thông tăng cường chỉ đạo công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng giúp người dân nhận thức đúng, tích cực tham gia tiêm chủng để bảo vệ bản thân và cộng đồng, phòng-chống bệnh bạch hầu...
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố củng cố, kiện toàn ban chỉ đạo triển khai công tác tiêm chủng cấp huyện, xã và chỉ đạo y tế huyện xây dựng kế hoạch triển khai công tác tiêm chủng vắc xin phòng bệnh bạch hầu trên địa bàn phụ trách. Đồng thời, bố trí đầy đủ nguồn lực, trang-thiết bị phục vụ, cán bộ làm công tác tiêm chủng mở rộng. Tăng cường kiểm tra, giám sát tiêm chủng, tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia tiêm chủng để phòng-chống dịch bệnh.
LƯƠNG THANH

Có thể bạn quan tâm

Bệnh gì nên hạn chế uống cà phê?

Bệnh gì nên hạn chế uống cà phê?

Nhiều người thường bắt đầu ngày mới với tách cà phê. Thói quen này thực sự mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, theo chuyên gia, cà phê có thể tương tác với một số loại thuốc.
Nhiều tác dụng của lá đu đủ

Nhiều tác dụng của lá đu đủ

Lá đu đủ chứa các hợp chất thực vật đã được chứng minh là có tiềm năng dược lý rộng rãi. Nhiều chế phẩm từ lá đu đủ, như trà, chiết xuất, viên nén..., thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh và tăng cường sức khỏe theo nhiều cách.
Đau nửa đầu bên phải là dấu hiệu bệnh gì?

Đau nửa đầu bên phải là dấu hiệu bệnh gì?

Có những cơn nhức đầu khó chịu và vùng đau chủ yếu nằm ở nửa bên phải đầu. Cảm giác đau nhức này có thể xuất hiện ở sau đầu, hàm, mắt hay xoang. Tuy nhiên, tất cả đều nằm ở nửa bên phải đầu. Nguồn gốc của những cơn đau nhức có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Ăn hạt kỷ tử có tốt?

Ăn hạt kỷ tử có tốt?

Kỷ tử được sử dụng từ rất lâu, tác dụng như thuốc bổ nguồn gốc thiên nhiên, giúp chống lão hóa, tăng cường sinh lý, tốt cho người tiểu đường.