Vì sao ngộ độc rượu có thể gây tử vong?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trung tâm chống độc - Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) vừa tiếp nhận điều trị một nam thanh niên (29 tuổi, quê Hưng Yên) bị ngộ độc rượu. Tuy nhiên, do tình trạng quá nặng, bệnh nhân (BN) đã không qua khỏi.
 
Nguyên nhân tử vong thường gặp nhất là do uống nhiều rượu dẫn đến mức hạ đường huyết ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Nguyên nhân tử vong thường gặp nhất là do uống nhiều rượu dẫn đến mức hạ đường huyết ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Trước nhập viện, chiều 2.1, BN đi uống rượu cùng bạn, sau đó về nhà ngủ. Khi gia đình gọi dậy ăn tối thì anh này nói không muốn ăn. Sáng 3.1, khi người nhà vào gọi dậy thì BN không có phản xạ, chân tay lạnh. BN được gia đình đưa đến bệnh viện địa phương để cấp cứu, lúc này đã hôn mê sâu, đồng tử giãn, ứ đọng đờm dãi, suy hô hấp, đường máu thấp, phải đặt nội khí khoản để hỗ trợ thở. Kết quả chụp cắt lớp cho thấy có tổn thương não lan tỏa hai bên. BN được chẩn đoán nghi đột quỵ và chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai tối 4.1 trong tình trạng hôn mê sâu, thở máy, nhiễm toan chuyển hóa (tăng a xít máu), tiêu cơ vân nặng kèm hội chứng suy thận.
Tại Trung tâm chống độc - Bệnh viện Bạch Mai, BN được điều trị hồi sức, lọc máu nhưng vẫn hôn mê sâu, tụt huyết áp, tổn thương não nặng không hồi phục. Sáng 6.1, gia đình xin cho BN về vì không còn khả năng cứu chữa. BN tử vong sau đó.
Theo TS-BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc - Bệnh viện Bạch Mai, đây chỉ là một trong số các trường hợp tử vong do ngộ độc rượu thông thường (rượu ethanol) mà trung tâm đã tiếp nhận trong thời gian qua.
Nguyên nhân tử vong thường gặp nhất là do uống nhiều rượu dẫn đến mức hạ đường huyết. “Thành phần ethanol trong rượu gây hạ đường huyết trong khi bản thân người uống rượu lại không ăn (tinh bột, đạm) trong quá trình uống rượu và cũng không ăn ngay sau bữa rượu. Đây là nguyên nhân chính khiến đường huyết giảm sâu. Đặc biệt, với người gầy, không có năng lượng dự trữ sẽ dễ bị suy kiệt và tử vong do hạ đường huyết”, bác sĩ Nguyên cho biết.
Bác sĩ Nguyên lưu ý, uống quá nhiều rượu cũng sẽ tác động ức chế thần kinh khiến BN rơi vào trạng thái hôn mê sâu, ức chế hô hấp dẫn đến thở yếu, khò khè, thiếu ô xy; đây là các yếu tố khiến não tổn thương, dễ dẫn đến tử vong.
Do đó, với những người uống rượu có dấu hiệu ngộ độc, như: khi được gọi hỏi, họ nói rất hạn chế; không thể đi lại được, đặc biệt không thể tự đi, lơ mơ, thở khò khè, chậm chạp, lờ đờ, ngồi một chỗ, co giật, nôn ọe nhiều, đau đầu, không thể tự ăn được cần chuyển đến cơ sở y tế theo dõi, xử trí kịp thời.
Để tránh ngộ độc do rượu, không lạm dụng và cần ăn uống đầy đủ để kiểm soát hạ đường huyết. Vì khi đường huyết giảm sâu, não không được nuôi dưỡng sẽ gây chết não.
Theo Nam Sơn (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Đau nửa đầu bên phải là dấu hiệu bệnh gì?

Đau nửa đầu bên phải là dấu hiệu bệnh gì?

Có những cơn nhức đầu khó chịu và vùng đau chủ yếu nằm ở nửa bên phải đầu. Cảm giác đau nhức này có thể xuất hiện ở sau đầu, hàm, mắt hay xoang. Tuy nhiên, tất cả đều nằm ở nửa bên phải đầu. Nguồn gốc của những cơn đau nhức có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau.
WHO phê duyệt vaccine mới ngừa dịch tả

WHO phê duyệt vaccine mới ngừa dịch tả

Do hãng dược phẩm EuBiologics (Hàn Quốc) sản xuất, vaccine Euvichol-S được phát triển từ một công thức đơn giản hóa, sử dụng ít thành phần hơn, rẻ hơn và có thể sản xuất nhanh hơn phiên bản trước.