Nọc độc bọ cạp có thể trị viêm khớp mà không gây độc cho cơ thể

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nọc độc bọ cạp có thể giúp trị viêm khớp, phục hồi viêm sưng mà không gây hại cho mô. Thậm chí, nọc độc bọ cạp còn giúp giảm tác dụng phụ của một số loại thuốc đang dùng hiện tại.
Một loại protein đặc biệt trong nọc độc bọ cạp có thể giúp điều trị hiệu quả viêm khớp/ Ảnh minh họa: Shutterstock
Một loại protein đặc biệt trong nọc độc bọ cạp có thể giúp điều trị hiệu quả viêm khớp/ Ảnh minh họa: Shutterstock
Những phát hiện mới cho phép các nhà khoa học kỳ vọng một ngày nào đó nọc độc bọ cạp sẽ được dùng để trị viêm khớp, theo Daily Mail.
Hiện tại, thuốc tiêm steroid thường được dùng để trị viêm khớp. Tuy nhiên, steroid lại không chỉ tập trung ở các khớp mà lại đi khắp cơ thể, gây ra nhiều tác dụng phụ như nổi mụn, mờ mắt, da dễ bầm, khó ngủ, tăng cảm giác thèm ăn, tăng cân, mất ngủ.
Thậm chí, một số tác dụng phụ được cho là nguy hiểm như yếu xương, tăng huyết áp, tăng nguy cơ nhiễm trùng, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp. Đây chính là lý do vì sao thuốc steroid không thể sử dụng trong thời gian dài, theo Daily Mail.
Nọc đọc bọ cạp có chứa một loại protein đặc biệt tên là CDPs. CDPs được chia ra nhiều loại khác nhau, không chỉ có trong nọc độc của bọ cạp mà còn của nhện và rắn.
Các nhà khoa học đã thu thập 42 loại protein CDPs từ 20 loài khác nhau. Qua thí nghiệm trên chuột, họ xác định được loại CDPs của bọ cạp là phù hợp nhất.
Sau đó, CDPs trong nọc bọ cạp được kết hợp với một loại thuốc steroid điều trị viêm khớp. Chính sự kết hợp này đã giúp thuốc steroid tập trung vào sụn khớp ở đầu gối, mắt cá chân, hông, vai và đĩa đệm cột sống của những con chuột bị viêm khớp dạng thấp.
Thuốc steroid không phát tán khắp cơ thể nên đã giảm được đáng kể tác dụng phụ và an toàn hơn. Nọc độc bọ cạp cũng giúp phục hồi khớp bị viêm và không gây độc cho cơ thể.
“Đối với những người bị viêm đa khớp thì tác dụng phụ của thuốc có thể còn tệ hơn cả chính căn bệnh đó”, Daily Mail dẫn lời tiến sĩ Fred Hutchinson, một trong những tác giả nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu ung thư Fred Hutchinson (Mỹ).
Các triệu chứng viêm khớp được đẩy lùi mà không gây tổn thương cho các mô ở tuyến ức và lá lách. Đây là 2 cơ quan thường bị ảnh hưởng khi dùng thuốc steroid kéo dài.
Mặc dù kết quả khả quan nhưng các nhà khoa học cho biết sẽ phải thực hiện nhiều thí nghiệm hơn trên động vật trước khi tiến hành lâm sàng trên người, theo Daily Mail. 
Theo Ngọc Quý (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc do ăn côn trùng

Tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc do ăn côn trùng

(GLO)- Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Gia Lai đề nghị trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố tăng cường khuyến cáo người dân tuyệt đối không sử dụng các loại nhộng, ấu trùng, côn trùng lạ, đã bị chết hoặc có hình dạng, màu sắc khác lạ với tự nhiên để chế biến thành thức ăn.

Đông đảo người dân thị xã Ayun Pa tham gia hiến máu tình nguyện. Ảnh: Vũ Chi

Ayun Pa tiếp nhận 224 đơn vị máu an toàn

(GLO)- Sáng 12-4, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện thị xã Ayun Pa phối hợp với Khoa Huyết học và Truyền máu-Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai tổ chức lễ phát động hiến máu tình nguyện đợt 1 năm 2024.