Gia Lai đẩy mạnh truyền thông phòng-chống bệnh phong

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Theo Trung tâm Phòng-chống Bệnh xã hội tỉnh Gia Lai, từ đầu năm đến nay, đơn vị đã phát hiện thêm 12 bệnh nhân phong, tăng 5 bệnh nhân so với cùng kỳ năm 2017, nâng tổng số bệnh nhân phong đang được quản lý và điều trị lên 613 người. Trước tình hình đó, ngành Y tế và các ngành liên quan luôn đặt công tác truyền thông tại cộng đồng lên hàng đầu nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong phòng-chống căn bệnh này. 
Nhằm nâng cao kiến thức cho cán bộ chuyên trách cơ sở và người dân về phòng-chống bệnh phong, từ đầu năm đến nay, Trung tâm Phòng-chống Bệnh xã hội tỉnh đã tổ chức 28 lớp tập huấn với 860 lượt người tham gia; cấp phát tờ rơi, tranh ảnh, tờ gấp tuyên truyền và cấp 7.200 phiếu khám sàng lọc bệnh phong cho người dân ở các vùng trọng điểm về bệnh phong trên địa bàn tỉnh.
  Khám bệnh da liễu cho người dân tại cơ sở. Ảnh: Như Nguyện
Khám bệnh da liễu cho người dân tại cơ sở. Ảnh: Như Nguyện
Ông Nguyễn Văn Đồng-Giám đốc Trung tâm Phòng-chống Bệnh xã hội tỉnh, cho biết: Nhờ đẩy mạnh tuyên truyền nên nhận thức về bệnh phong của người dân đã được nâng lên rõ rệt, không còn sự kỳ thị đối với bệnh nhân phong, người dân chủ động đến cơ sở y tế để khám tầm soát. Cụ thể, trong số 12 bệnh nhân phong phát hiện mới có 9 người tự đến khám tại Trung tâm, 3 bệnh nhân còn lại được phát hiện tại cơ sở.
“Tỉnh ta đã loại trừ bệnh phong trên quy mô cấp tỉnh và đang phấn đấu thực hiện mục tiêu loại trừ bệnh phong trên quy mô cấp huyện trong thời gian tới. Loại trừ chứ chưa thanh toán nên nguy cơ bệnh phong vẫn còn tiềm ẩn trong cộng đồng. Hơn nữa, vi khuẩn phong tăng sinh rất chậm trong cơ thể, do đó bệnh cũng xuất hiện rất chậm. Thời gian ủ bệnh kéo dài trung bình từ 3 đến 5 năm, thậm chí có khi cả 10 năm. Một vài địa phương trọng điểm về bệnh phong trên địa bàn tỉnh trong vài năm trở lại đây tuy không phát hiện bệnh nhân mới, nhưng với yếu tố dịch tễ bệnh phong như đã nêu trên thì số bệnh nhân vẫn còn tiềm ẩn trong cộng đồng. Vì thế, các địa phương cần quan tâm tuyên truyền, triển khai công tác phòng-chống phong thường xuyên”-ông Nguyễn Văn Đồng khuyến cáo.
Huyện Mang Yang là một trong những địa phương trọng điểm về bệnh phong, số bệnh nhân đang quản lý tại huyện là 95 người. Ông Phan Văn Tân-cán bộ chuyên trách phong (Trung tâm Y tế huyện Mang Yang) cho biết: Trong 3 năm trở lại đây, huyện Mang Yang không phát hiện bệnh nhân phong mới. Tuy vậy, nguy cơ tiềm ẩn bệnh phong trong cộng đồng vẫn còn nên công tác phòng-chống vẫn được triển khai thường xuyên. Hàng năm, huyện tổ chức 1 đợt khám phát hiện tại các xã trọng điểm và thông qua đội ngũ y tế tại các thôn làng tuyên truyền về phòng-chống bệnh phong. Khó khăn hiện nay là kinh phí cho chương trình phòng-chống phong cấp về mỗi năm một giảm, ảnh hưởng đến hoạt động phòng-chống phong trên địa bàn.
Từ đầu năm đến nay, huyện Chư Prông (Gia Lai) phát hiện thêm 1 bệnh nhân phong, nâng số bệnh nhân phong đang điều trị lên 2 người và tổng số bệnh nhân phong đang quản lý là 54 người. Ông Nguyễn Duy Cư-cán bộ chuyên trách phong (Trung tâm Y tế huyện Chư Prông) thông tin: Qua tổ chức khám phát hiện hàng năm, huyện đều có bệnh nhân phong mới, nhưng nhờ phát hiện sớm và kịp thời hướng dẫn, tư vấn, điều trị nên không dẫn đến tàn tật. Điều đáng mừng là bệnh nhân điều trị tuân thủ phác đồ nên tỷ lệ điều trị khỏi đạt 100%. Ngoài ra, tại các thôn làng trên địa bàn huyện đều có cộng tác viên nên công tác tuyên truyền phòng-chống phong được triển khai thường xuyên, kịp thời, qua đó nhận thức của người dân về bệnh phong được nâng lên đáng kể, sự kỳ thị của cộng đồng đối với người bệnh cũng giảm nhiều.
Giám đốc Trung tâm Phòng-chống Bệnh xã hội tỉnh cho biết thêm: “Trong 3 tháng cuối năm, Trung tâm sẽ tiếp tục tăng cường công tác khám sàng lọc, khám cụm, nhóm, khám diện tiếp xúc để phát hiện sớm bệnh nhân phong mới tại các huyện Mang Yang, Đak Đoa, Krông Pa; tổ chức tập huấn công tác chuyên môn, quản lý chương trình phong tuyến huyện, xã nhằm duy trì tốt các hoạt động phòng-chống phong. Ngoài ra, Trung tâm sẽ phối hợp với Bệnh viện Phong-Da liễu Trung ương Quy Hòa thực hiện khám chọn bệnh nhân phong tàn tật để phẫu thuật phục hồi chức năng và vật lý trị liệu”.
Như Nguyện
----------------------
Chuyên đề có sự phối hợp của Trung tâm phòng-chống Bệnh xã hội Gia Lai

Có thể bạn quan tâm

Bệnh gì nên hạn chế uống cà phê?

Bệnh gì nên hạn chế uống cà phê?

Nhiều người thường bắt đầu ngày mới với tách cà phê. Thói quen này thực sự mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, theo chuyên gia, cà phê có thể tương tác với một số loại thuốc.
Nhiều tác dụng của lá đu đủ

Nhiều tác dụng của lá đu đủ

Lá đu đủ chứa các hợp chất thực vật đã được chứng minh là có tiềm năng dược lý rộng rãi. Nhiều chế phẩm từ lá đu đủ, như trà, chiết xuất, viên nén..., thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh và tăng cường sức khỏe theo nhiều cách.
Đau nửa đầu bên phải là dấu hiệu bệnh gì?

Đau nửa đầu bên phải là dấu hiệu bệnh gì?

Có những cơn nhức đầu khó chịu và vùng đau chủ yếu nằm ở nửa bên phải đầu. Cảm giác đau nhức này có thể xuất hiện ở sau đầu, hàm, mắt hay xoang. Tuy nhiên, tất cả đều nằm ở nửa bên phải đầu. Nguồn gốc của những cơn đau nhức có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau.
WHO phê duyệt vaccine mới ngừa dịch tả

WHO phê duyệt vaccine mới ngừa dịch tả

Do hãng dược phẩm EuBiologics (Hàn Quốc) sản xuất, vaccine Euvichol-S được phát triển từ một công thức đơn giản hóa, sử dụng ít thành phần hơn, rẻ hơn và có thể sản xuất nhanh hơn phiên bản trước.

Ăn hạt kỷ tử có tốt?

Ăn hạt kỷ tử có tốt?

Kỷ tử được sử dụng từ rất lâu, tác dụng như thuốc bổ nguồn gốc thiên nhiên, giúp chống lão hóa, tăng cường sinh lý, tốt cho người tiểu đường.