Cảnh báo tình trạng trẻ bị rắn độc cắn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Theo mẹ lên rẫy trồng mì rồi nghịch ngợm thò tay vào hang rắn, bé Đinh Thơn (8 tuổi, xã Ayun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) bị rắn độc cắn phải nhập viện cấp cứu. Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi Gia Lai thì đây không phải là trường hợp hiếm gặp.

Bác sĩ Phan Xuân Hoàng (Khoa Hồi sức-Tích cực-Chống độc, Bệnh viện Nhi Gia Lai) cho biết: Đinh Thơn nhập viện chiều 6-5 trong tình trạng tỉnh táo, không sốt, bé đã được người nhà sơ cứu trước đó rồi mới chuyển lên bệnh viện. Bàn tay phải nơi bị rắn cắn nổi nhiều bọng nước, sưng to, bầm tím; ngay vị trí vết rắn cắn có dấu hiệu rạch để nặn nọc độc bị chảy máu không ngừng, có hiện tượng rối loạn đông máu. Theo bác sĩ Hoàng, tình trạng hiện tại của bệnh nhi đã tạm ổn, giảm rối loạn đông máu nhưng vẫn còn chảy máu. Trước đó, Bệnh viện Nhi đã tiếp nhận và điều trị cho nhiều ca tương tự. Trong số đó, có 2 ca nhập viện trong tình trạng rối loạn đông máu nặng gây nguy hiểm đến tính mạng.

 

Sức khỏe của bé Đinh Thơn hiện đã tạm ổn định. Ảnh: N.N
Sức khỏe của bé Đinh Thơn hiện đã tạm ổn định. Ảnh: N.N

Chăm con tại bệnh viện, chị Puih Jua (mẹ bé Thơn) kể: Hôm đó là chủ nhật nên vợ chồng chị dắt các con lên rẫy để tiện chăm sóc. Thơn vốn hiếu động, khi thấy cái hang cứ nghĩ là hang chuột nên thò tay vào định bắt thì không ngờ bị rắn cắn. Gia đình phát hiện kịp thời và đã rạch vị trí rắn cắn để nặn nọc độc ra, sau đó nhanh chóng chuyển lên bệnh viện cấp cứu.

Tuy nhiên, theo bác sĩ Hoàng, cách sơ cứu như trên là một trong những sai lầm mà nhiều gia đình mắc phải, chỉ càng làm cho tình trạng thêm nặng. “Không nên băng garo sau khi bị rắn cắn vì cột chặt có thể làm máu không đến được vị trí đã bị buộc khiến phần này dễ hoại tử; khi đến bệnh viện bác sĩ tháo băng garo ra chất độc sẽ cùng lúc ùa về tim khiến bệnh nhân vào cơn sốc rất nguy hiểm. Ngoài ra, không dùng miệng để hút chất độc ra khỏi vết cắn; không rạch da để nặn nọc độc ra; không được đắp đá, chườm lạnh, đốt vết cắn và tuyệt đối không bôi hóa chất, thuốc, lá cây… lên vết cắn. Khi bị rắn cắn cần rửa sạch vết thương, không chà xát mạnh vết thương; băng quấn kín vết thương bình thường hoặc cố định băng nẹp giống như khi gãy chân tay… Sau sơ cứu thì nhanh chóng đưa bệnh nhân vào viện cấp cứu”-bác sĩ Hoàng đưa ra lời khuyên.

Trong dịp hè, tai nạn thương tích ở trẻ nói chung, trong đó tai nạn do rắn cắn nói riêng, thường gia tăng. “Để phòng rắn cắn, các bậc phụ huynh cần nhắc nhở trẻ không chơi gần các khu vực rậm rạp, gần các đống gạch vụn, đống rác, tổ mối. Vào ban đêm nếu phải ra vườn thì nên đi ủng, giày cao cổ và quần dài; khi ngủ cần mắc màn; không trêu chọc, sờ vào miệng rắn, kể cả rắn chết hay đầu rắn đã cắt rời. Ngoài ra, do trẻ con vốn hiếu động, nghịch ngợm nên người lớn cần chú ý quan sát để kịp thời phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ”-bác sĩ Hoàng khuyến cáo.

Như Nguyện

Có thể bạn quan tâm

Bệnh gì nên hạn chế uống cà phê?

Bệnh gì nên hạn chế uống cà phê?

Nhiều người thường bắt đầu ngày mới với tách cà phê. Thói quen này thực sự mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, theo chuyên gia, cà phê có thể tương tác với một số loại thuốc.
Nhiều tác dụng của lá đu đủ

Nhiều tác dụng của lá đu đủ

Lá đu đủ chứa các hợp chất thực vật đã được chứng minh là có tiềm năng dược lý rộng rãi. Nhiều chế phẩm từ lá đu đủ, như trà, chiết xuất, viên nén..., thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh và tăng cường sức khỏe theo nhiều cách.
Đau nửa đầu bên phải là dấu hiệu bệnh gì?

Đau nửa đầu bên phải là dấu hiệu bệnh gì?

Có những cơn nhức đầu khó chịu và vùng đau chủ yếu nằm ở nửa bên phải đầu. Cảm giác đau nhức này có thể xuất hiện ở sau đầu, hàm, mắt hay xoang. Tuy nhiên, tất cả đều nằm ở nửa bên phải đầu. Nguồn gốc của những cơn đau nhức có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau.
WHO phê duyệt vaccine mới ngừa dịch tả

WHO phê duyệt vaccine mới ngừa dịch tả

Do hãng dược phẩm EuBiologics (Hàn Quốc) sản xuất, vaccine Euvichol-S được phát triển từ một công thức đơn giản hóa, sử dụng ít thành phần hơn, rẻ hơn và có thể sản xuất nhanh hơn phiên bản trước.

Ăn hạt kỷ tử có tốt?

Ăn hạt kỷ tử có tốt?

Kỷ tử được sử dụng từ rất lâu, tác dụng như thuốc bổ nguồn gốc thiên nhiên, giúp chống lão hóa, tăng cường sinh lý, tốt cho người tiểu đường.