Ung thư bạch cầu ở trẻ em có triệu chứng như thế nào?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh ung thư khá cao, trong đó ung thư bạch cầu (ung thư máu) chiếm 30% trong các thể ung thư.
Dễ bị bầm tím: Thông thường, trẻ em rất hiếu động vì vậy dễ tự gây thương tích và bị bầm tím chân tay. Tuy nhiên, nếu trẻ dễ dàng bị bầm tím với những va chạm nhẹ và điều này xảy ra quá thường xuyên thì đó có thể là một dấu hiệu của bệnh ung thư máu.
Chảy máu mũi: Nếu bạn nhận thấy rằng con mình bị chảy máu mũi liên tục mà không có nguyên nhân cụ thể thì đó có thể là một triệu chứng của bệnh bạch cầu. Các mạch máu ở mũi trở nên yếu hơn và có khuynh hướng dễ vỡ khi trẻ bị bệnh này.
Chán ăn: Triệu chứng này có thể rất bình thường ở trẻ em, do đó nó có thể không được chú ý cho đến khi bệnh quá nặng! Khi một đứa trẻ bị bệnh bạch cầu, các tế bào có thể bắt đầu tích tụ trong dạ dày và lá lách khiến trẻ ít có cảm giác đói.
Nhiễm trùng thường xuyên: Nếu trẻ bị nhiễm trùng liên tục, thậm chí là ngay sau khi điều trị, nó có thể là một dấu hiệu khác của bệnh bạch cầu. Căn bệnh ung thư này ảnh hưởng đến bạch cầu và bắt đầu tiêu diệt chúng một cách chậm chạp. Các tế bào bạch cầu rất quan trọng để tìm ra bệnh và các tác nhân gây nhiễm trùng, do đó bệnh bạch cầu có thể làm giảm miễn dịch của cơ thể.
Đau dạ dày: Bình thường, nhiều trẻ em cũng bị đau dạ dày do khó tiêu và đầy bụng. Tuy nhiên, nếu bạn thấy con có các cơn đau dạ dày liên tục và cấp tính mà không có chứng khó tiêu thì đó có thể là do các tế bào ung thư bạch cầu đã tích tụ trong dạ dày và ảnh hưởng đến các mô của dạ dày.
Khó thở: Như chúng ta biết, máu lưu thông đến mọi bộ phận và cơ quan của cơ thể, bao gồm cả phổi. Vì vậy, khi có tế bào ung thư trong máu, chúng bắt đầu phá hủy các tế bào của phổi, do đó gây ra các vấn đề hô hấp như khó thở và khò khè ở trẻ em.
Đau khớp: Nếu bạn nhận thấy trẻ thường xuyên bị đau khớp, đầu gối, khuỷu tay, lưng,... mà không có thương tích nào gây ra các chứng đau nhức này, thì đó cũng là dấu hiệu của bệnh bạch cầu. Sự tích tụ các tế bào ung thư trong máu xung quanh các khớp có thể gây viêm và đau. 
Thiếu máu: Thiếu máu là một tình trạng trong đó các tế bào hồng cầu trong cơ thể giảm đi, dẫn đến suy nhược và các triệu chứng khác. Nếu bạn thấy rằng con đã có các triệu chứng thiếu máu, chẳng hạn như chóng mặt, mệt mỏi, ăn mất ngon,..., hãy làm xét nghiệm máu để kiểm tra xem trẻ có mắc bệnh bạch cầu không! 
Sưng: Nếu bạn nhận thấy trẻ có hạch, sưng to trong các bộ phận như nách, khớp, cổ, xương đòn,... nó có thể là một triệu chứng của bệnh bạch cầu. Các tế bào ung thư có thể ảnh hưởng đến tuyến bạch huyết nằm trong những vùng này của cơ thể và gây sưng tấy.
N.Y/VOV.VN
Theo Boldsky

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề 1 bác sĩ vi phạm trong lĩnh vực y tế

Gia Lai: Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề 1 bác sĩ vi phạm trong lĩnh vực y tế

(GLO)- Tin từ Sở Y tế tỉnh Gia Lai cho biết, đơn vị vừa xử phạt hành chính bác sĩ CKI Lê Văn Phán, đồng thời đình chỉ 2 tháng hoạt động của Phòng khám chuyên khoa Ngoại tại Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên (111 đường Trần Phú, TP. Pleiku, Gia Lai) vì vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
Gia Lai: Tiềm ẩn nguy cơ lây lan bệnh lao

Gia Lai: Tiềm ẩn nguy cơ lây lan bệnh lao

(GLO)- Năm 2023, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện 705 bệnh nhân lao. Theo đánh giá, số bệnh nhân tiềm ẩn và nguồn lây trong cộng đồng vẫn còn nhiều. Bên cạnh đó, tình trạng gia tăng bệnh nhân kháng thuốc gây khó khăn trong công tác phòng-chống lao.
Công bố quyết định thành lập Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai

Công bố quyết định thành lập Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai

(GLO)- Sáng 23-3, tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã diễn ra lễ công bố quyết định thành lập Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai và ký kết hợp đồng hỗ trợ chuyên môn với Bệnh viện tuyến Trung ương. Dự lễ công bố quyết định có ông Đỗ Xuân Tuyên-Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế.