Sẽ tiêm phòng bệnh sởi cho trẻ từ 6 tháng tuổi thay vì 9 tháng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo lịch trẻ được tiêm mũi sởi đầu tiên lúc 9 tháng tuổi nhưng vài năm gần đây có tình trạng nhiều trẻ mắc sởi trước độ tuổi tiêm chủng (6 - 9 tháng tuổi). Bộ Y tế đã chỉ đạo nghiên cứu tiêm vắc xin sởi sớm hơn, từ 6 tháng tuổi cho trẻ em.
 

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu khai mạc Hội nghị.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu khai mạc Hội nghị.

Đó là thông tin được được ra tại Hội nghị Tăng cường công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết và các dịch mùa hè năm 2018 trên phạm vi toàn quốc do Bộ Y tế tổ chức ngày 21-3.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết: Mấy tháng đầu năm 2018, cả nước ghi nhận khoảng 80 trường hợp mắc bệnh sởi, Hà Nội và các thành phố khác đã phải tổ chức tiêm chủng vét.

"Mặc dù không xảy ra vấn đề gì nhưng chúng ta phải xem xét lại tình hình miễn dịch cộng đồng với sởi. Bộ đã chỉ đạo các Viện đánh giá miễn dịch bệnh sởi trong cộng đồng, cho thấy miễn dịch sởi của trẻ em thì có, miễn dịch sởi của người lớn lại không có, kể cả các bà mẹ cũng không có miễn dịch. Trước đây, người lớn là hàng rào bảo vệ nhưng thực tế giờ trẻ em chính là hàng rào bảo vệ miễn dịch cộng đồng" - Thứ trưởng nói.

Phân tích rõ hơn về "hiện tượng" lạ này, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết: "Chúng tôi đặt câu hỏi tại sao có những trường hợp dưới 6 tháng tuổi đã mắc sởi, có 1 số cháu dưới 2 tháng tuổi đã mắc ho gà, các cháu đều chưa đến tuổi tiêm chủng. Câu trả lời là vì bà mẹ không có miễn dịch, không truyền miễn dịch cho con được nên con cũng không có miễn dịch, rất dễ mắc bệnh".

"Tới đây tôi đề nghị Cục Y tế dự phòng, Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia và Chương trình tiêm chủng nói chung, về việc tiêm phủ vắc xin ở người lớn, đặc biệt tập trung vào các bà mẹ để phòng các bệnh sởi, ho gà, bạch hầu"- ông nói.

Theo lịch trẻ được tiêm mũi sởi đầu tiên lúc 9 tháng tuổi. Vài năm gần đây có tình trạng nhiều trẻ mắc sởi trước độ tuổi tiêm chủng. Tỷ lệ này các năm trước chỉ khoảng 3% trẻ mắc sởi, thì năm 2016-2017 tăng gần 20%. Năm 2017, Hà Nội ghi nhận 83 ca sởi, một trẻ tử vong, trong đó gần một phần ba là trẻ chưa đến tuổi tiêm chủng.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, Bộ đã chỉ đạo nghiên cứu tiêm vắc xin sởi sớm hơn vì bình thường trẻ 9 tháng mới tiêm, nhưng 6-9 tháng đã mắc, nên sẽ đẩy lịch tiêm phòng sởi sớm hơn, cho trẻ từ 6 tháng tuổi.

Thùy Linh/laodong

Có thể bạn quan tâm

Bệnh gì nên hạn chế uống cà phê?

Bệnh gì nên hạn chế uống cà phê?

Nhiều người thường bắt đầu ngày mới với tách cà phê. Thói quen này thực sự mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, theo chuyên gia, cà phê có thể tương tác với một số loại thuốc.
Nhiều tác dụng của lá đu đủ

Nhiều tác dụng của lá đu đủ

Lá đu đủ chứa các hợp chất thực vật đã được chứng minh là có tiềm năng dược lý rộng rãi. Nhiều chế phẩm từ lá đu đủ, như trà, chiết xuất, viên nén..., thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh và tăng cường sức khỏe theo nhiều cách.
Đau nửa đầu bên phải là dấu hiệu bệnh gì?

Đau nửa đầu bên phải là dấu hiệu bệnh gì?

Có những cơn nhức đầu khó chịu và vùng đau chủ yếu nằm ở nửa bên phải đầu. Cảm giác đau nhức này có thể xuất hiện ở sau đầu, hàm, mắt hay xoang. Tuy nhiên, tất cả đều nằm ở nửa bên phải đầu. Nguồn gốc của những cơn đau nhức có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau.
WHO phê duyệt vaccine mới ngừa dịch tả

WHO phê duyệt vaccine mới ngừa dịch tả

Do hãng dược phẩm EuBiologics (Hàn Quốc) sản xuất, vaccine Euvichol-S được phát triển từ một công thức đơn giản hóa, sử dụng ít thành phần hơn, rẻ hơn và có thể sản xuất nhanh hơn phiên bản trước.

Ăn hạt kỷ tử có tốt?

Ăn hạt kỷ tử có tốt?

Kỷ tử được sử dụng từ rất lâu, tác dụng như thuốc bổ nguồn gốc thiên nhiên, giúp chống lão hóa, tăng cường sinh lý, tốt cho người tiểu đường.