Nỗ lực nâng cao sức khỏe người dân vùng khó Kông Chro

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-Những năm qua, ngành y tế huyện Kông Chro, Gia Lai luôn quan tâm và ưu tiên chăm sóc khám, chữa bệnh nhân dân trong vùng. Tuy nhiên, đa phần người dân vùng khó vẫn chưa chú trọng đến công tác phòng bệnh, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến nỗ lực chung.
 Khó khăn đến từ nhận thức
Là một huyện phía Đông tỉnh Gia Lai, Kông Chro có trên 80% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số. Mật độ dân số phân bố không đồng đều, điều kiện giao thông giữa các thôn làng còn cách trở, trình độ dân trí thấp... thế nên việc nâng cao sức khỏe cho người dân vùng cao gặp rất nhiều khó khăn.
12h trưa, giữa tiết trời tháng 3 khô nóng, trẻ em trong làng rủ nhau ra dòng suối Hway tắm đông nghịt cho đến gần hết buổi chiều mới túc tắc ra về. “Trời nóng, dân làng hay thích đi tắm suối rồi đi làm tiếp, trời tối lạnh không đắp chăn nên thường đau bệnh lắm. Mấy đứa trẻ là hay bị ho, chảy nước mũi, rồi cả đau bụng nữa”. Chị Đinh Thị Hằng (làng Kpiêu, xã Đăk Tơ Pang) cho hay.
Với người dân nơi đây, cuộc sống quanh năm bên nương rẫy thì chỉ mong đủ ăn, một bộ phận người dân không đi làm lại tập trung uống rượu. Đến khi mắc bệnh thì không đến trạm xá, một phần sợ tốn tiền, một phần cũng vì không hiểu rõ về đặc điểm, mức độ của căn bệnh. Ông Đinh Văn Dai (làng Krap, xã Đăk Tơ Pang) cũng cho hay : “Mình hay bị ngứa ngáy, lở khắp người, làm gì cũng thấy đau. Mỗi lần vậy, uống rượu vào cũng thấy đỡ. Ở làng mình cũng nhiều người bị lắm”.
Tắm suối là một trong những nguyên nhân dễ gây bệnh viêm tai giữa. Ảnh: N.T
Tắm suối là một trong những nguyên nhân dễ gây bệnh viêm tai giữa. Ảnh: N.T
Những căn bệnh về da, tai, mũi, họng đều do thói quen, tập quán sinh hoạt lạc hậu của đồng bào nơi đây tạo nên. Những căn bệnh tưởng chừng nhẹ như vậy lại ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cơ thể. Đối với trẻ em thì chậm lớn, người lớn thì lại hay đau bệnh. Điều này, lý giải vì sao thể trạng của đồng bào nơi đây lại thấp bé hơn các vùng khác. Ông Bùi Công Phúc-Trưởng Trạm Y tế xã Đăk Tơ Pang cho biết: “Người dân xã này hơn 90% là dân tộc Ba Na nên phong tục của người dân còn lạc hậu, nhận thức về công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe còn nhiều hạn chế, nên người dân chưa tự biết cách chăm sóc sức khỏe của mình”.
Không chỉ tại xã Đăk Tơ Pang, mà các xã Đak Pling, Ya Ma, Kông Yang, Đăk Cơ Ning, Đăk Pơ Pho... đều mắc các bệnh tương tự. Trong đợt tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ năm 2018, có nhiều công dân trong độ tuổi nhập ngũ-là thanh niên, trụ cột của gia đình đã không đảm bảo sức khỏe. Trung tá Nguyễn Xuân Hải-Chính trị viên phó Ban CHQS huyện Kông Chro, cho biết: “Chất lượng sức khỏe của công dân trong độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ còn thấp, nhiều công dân mắc các bệnh về tim mạch, tay chân, da liễu và một số bệnh ngoại khoa khác đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả khám sức khỏe chung của toàn huyện trong công tác tuyển quân. Năm 2018, có 484/686 công dân trong độ tuổi nhập ngũ đủ điều kiện phát lệnh gọi khám sức khỏe, trong đó có 81 công dân đạt tiêu chuẩn về sức khỏe ”.
Tăng cường tuyên truyền, xóa bỏ hủ tục
Theo số liệu của Trung tâm Y tế huyện Kông Chro, năm 2017, Trung tâm Y tế đã khám trên 20.000 lượt bệnh nhân, trong đó bệnh nhân chủ yếu mắc các bệnh về tai, mũi, họng, nhiễm khuẩn đường hô hấp, phế quản, sốt xuất huyết... và các bệnh theo mùa. Xác định những khó khăn trên, chính quyền huyện đã phối hợp với ngành Y tế huyện Kông Chro triển khai nhiều giải pháp, hoạt động thiết thực nhằm thay đổi nhận thức, nâng cao cuộc sống của người dân.
Huyện Kông Chro đã đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền để thay đổi nhận thức của người dân. Qua đó, thay đổi tập quán sản xuất, xóa bỏ hủ tục tồn tại lâu đời không còn phù hợp. Chị Đinh Thị Khol (nhân viên y tế thôn bản làng Kpiêu, xã Đăk Tơ Pang) chia sẻ: “Thấy dân làng mình chưa biết cách giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường, chưa biết cách phòng chống các bệnh thông thường mình đã tích cực tuyên truyền cho dân làng. Nhờ đi tuyên truyền nhiều lần, dân làng đã làm theo. Giờ đây, dân làng đã biết tự bảo vệ sức khỏe của mình và các thành viên trong gia đình như ăn chín uống sôi, tiêm chủng cho trẻ em, giữ ấm trong mùa lạnh, bỏ rượu chè...”. 
Ngành Y tế huyện chú trọng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho người dân. Ảnh: N.T
Ngành Y tế huyện chú trọng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho người dân. Ảnh: N.T
Bà Phan Thị Hoa-Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Kông Chro, cho biết: Trung tâm Y tế huyện đã chỉ đạo các Trạm Y tế xã tuyên truyền, vận động đến từng hộ gia đình, người dân thay đổi tập quán, giữ gìn vệ sinh và cách phòng chống dịch bệnh. Khi phát hiện có bệnh, bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám chữa bệnh. Đồng thời, triển khai nhiều giải pháp hiệu quả phòng chống dịch bệnh trong thời gian cao điểm như mùa mưa lũ, giao mùa... Trung tâm Y tế sẽ nâng cao chất lượng bệnh viện, đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế, thực hiện mục tiêu hướng đến người bệnh, xây dựng, cải tiến quy trình khám chữa bệnh, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.
Với việc đẩy mạnh tuyên truyền thay đổi nhận thức người dân, thực hiện cải tiến quy trình khám bệnh, đầu tư cơ sở vật chất, con người... chất lượng khám, chữa bệnh của ngành Y tế huyện ngày càng cao sẽ góp phần nâng cao chất lượng sức khỏe, thay đổi cuộc sống của người dân vùng khó Kông Chro. 
Ngọc Thu

Có thể bạn quan tâm

Tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc do ăn côn trùng

Tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc do ăn côn trùng

(GLO)- Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Gia Lai đề nghị trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố tăng cường khuyến cáo người dân tuyệt đối không sử dụng các loại nhộng, ấu trùng, côn trùng lạ, đã bị chết hoặc có hình dạng, màu sắc khác lạ với tự nhiên để chế biến thành thức ăn.

Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, một số xã tại thành phố Pleiku đã lắp đặt các cụm dụng cụ thể dục thể thao ngoài trời.

Đưa thiết bị thể dục thể thao ngoài trời về làng, góp phần xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

(GLO)- Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, một số xã tại TP. Pleiku đã lắp đặt các cụm dụng cụ thể dục thể thao ngoài trời nhằm tạo cho người dân có thêm không gian để rèn luyện sức khỏe, qua đó nâng cao tính gắn kết cộng đồng, xây dựng môi trường sống chan hòa, lành mạnh.
Đông đảo người dân thị xã Ayun Pa tham gia hiến máu tình nguyện. Ảnh: Vũ Chi

Ayun Pa tiếp nhận 224 đơn vị máu an toàn

(GLO)- Sáng 12-4, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện thị xã Ayun Pa phối hợp với Khoa Huyết học và Truyền máu-Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai tổ chức lễ phát động hiến máu tình nguyện đợt 1 năm 2024.