Xoa dịu cơn đau nhức chân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đau chân kéo dài ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống. Các nguyên nhân gây đau chân gồm: chuột rút, co thắt cơ, thiếu dinh dưỡng, mất nước hoặc đứng quá lâu. Một số biện pháp đơn giản sau giúp giảm đau chân.

 

Đau chân thỉnh thoảng xảy ra sau khi hoạt động thể lực vất vả, gây tê cứng ở chân. Chườm lạnh giúp kiểm soát chứng sưng và viêm. Lấy khăn bọc vài cục đá rồi áp vào vùng bị đau trong 10-15 phút. Lặp lại điều này vài lần trong ngày. Chườm nóng ở chân đau cũng giúp thư giãn các cơ cứng và giảm đau, theo trang tin livealittlelonger.com. Đặt túi chườm nóng vào vùng chân đau 15 - 20 phút.

Mát xa chân giúp phục hồi nhanh các tổn thương cơ gây đau chân, cải thiện tuần hoàn máu ở chân. Thoa dầu dừa ấm hoặc dầu mù tạt lên vùng bị đau, sau đó mát xa chân trong 10 phút. Thực hiện liệu pháp này 3 lần/ngày.

Một cách giảm đau hiệu quả khác là củ nghệ, giàu chất chống ô xy hóa cũng như các chất kháng viêm. Hòa trộn một muỗng bột nghệ với dầu mè ấm, thoa hỗn hợp này vào vùng bị ảnh hưởng và giữ trong 30 phút. Lặp lại 2 lần/ngày.

Giấm táo cũng giúp giảm đau chân vì có tác dụng kiềm hóa hòa tan các tinh thể a xít uric trong máu. Thêm 2 chén giấm táo trong bồn nước. Ngâm chân bị đau trong nước hòa giấm táo khoảng 30 phút.
Muối epsom chứa ma giê, một chất điện phân quan trọng giúp điều chỉnh tín hiệu thần kinh trong cơ thể, có tác dụng làm giãn cơ và giảm đau chân. Thêm 1/2 chén muối epsom vào bồn nước nóng. Ngâm chân trong 15 phút, lặp lại 3 lần/tuần.

Nước ép cherry chứa chất chống ô xy hóa và có đặc tính kháng viêm, giúp ngăn ngừa và điều trị tổn thương mô mềm cũng như cơn đau nhức chân. Uống 1 ly cherry hoặc ăn vài quả cherry mỗi ngày.
Gừng có đặc tính kháng viêm giúp giảm đau chân bằng cách cải thiện lưu lượng máu ở chân. Uống trà gừng hằng ngày.

Nước chanh giàu chất chống ô xy hóa giúp giảm đau chân. Thêm nước chanh và mật ong nguyên chất vào ly nước ấm. Uống hỗn hợp này 2 lần/ngày.
Thiếu vitamin D là nguyên nhân gây đau chân và đau đùi. Vitamin D giúp điều chỉnh hai loại khoáng chất, can xi và phốt pho, rất cần thiết cho hoạt động của cơ. Nên tắm nắng vào sáng sớm từ 10 - 15 phút/ngày để bổ sung vitamin D.

Thiếu hụt ka li cũng góp phần làm đau chân. Chất dinh dưỡng quan trọng này là cần thiết cho cơ và chức năng thần kinh. Thực phẩm giàu kali là chuối, mận, nho khô, nước ép cà chua và khoai tây.

Thế Phương (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc do ăn côn trùng

Tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc do ăn côn trùng

(GLO)- Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Gia Lai đề nghị trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố tăng cường khuyến cáo người dân tuyệt đối không sử dụng các loại nhộng, ấu trùng, côn trùng lạ, đã bị chết hoặc có hình dạng, màu sắc khác lạ với tự nhiên để chế biến thành thức ăn.

Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, một số xã tại thành phố Pleiku đã lắp đặt các cụm dụng cụ thể dục thể thao ngoài trời.

Đưa thiết bị thể dục thể thao ngoài trời về làng, góp phần xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

(GLO)- Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, một số xã tại TP. Pleiku đã lắp đặt các cụm dụng cụ thể dục thể thao ngoài trời nhằm tạo cho người dân có thêm không gian để rèn luyện sức khỏe, qua đó nâng cao tính gắn kết cộng đồng, xây dựng môi trường sống chan hòa, lành mạnh.
Đông đảo người dân thị xã Ayun Pa tham gia hiến máu tình nguyện. Ảnh: Vũ Chi

Ayun Pa tiếp nhận 224 đơn vị máu an toàn

(GLO)- Sáng 12-4, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện thị xã Ayun Pa phối hợp với Khoa Huyết học và Truyền máu-Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai tổ chức lễ phát động hiến máu tình nguyện đợt 1 năm 2024.