Những điều bí ẩn trong Hang dơi Kho Mường chưa được phát hiện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hang dơi Kho Mường thuộc bản Kho Mường, xã Thành Sơn (huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa), là một trong quần thể hang động đã phát hiện trong Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. Đặc biệt, Hang dơi Kho Mường có các khối núi đá vôi được hình thành từ khoảng 250 triệu năm trước.
Hang dơi Kho Mường: 4 loài dơi trú ẩn
Bản Kho Mường cách trung tâm thị trấn Cành Nàng của huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) khoảng 30km. Đường đi rất hiểm trở, hai bên là vách núi cao và vực sâu. Hệ thống đường ở đây chưa hoàn thiện nên đi lại càng khó khăn, thử thách hơn.
Hang dơi có chiều dài khoảng 2,5 km về hướng Bắc, có mối liên hệ với hệ thống sông ngầm và dẫn nước từ Kho Mường qua làng Pốn thuộc xã Lũng Cao.
Bên trong hang dơi còn có một bãi đất trống rất rộng trông như một sân bóng chuyền tự nhiên ở một ngách hang, và là một trong những điểm nhấn của hang.

Từ trên cao nhìn xuống bản Kho Mường (xã Thành Sơn, huyện Bá Thước) với những ruộng bậc thang thật đẹp mắt. Ảnh: P V
Từ trên cao nhìn xuống bản Kho Mường (xã Thành Sơn, huyện Bá Thước) với những ruộng bậc thang thật đẹp mắt. Ảnh: P V
Đặc biệt, du khách đến tham quan hang dơi Kho Mường từ tháng 5-10 hằng năm sẽ chiêm ngưỡng  mùa lúa chín. Thời điểm đó, những cánh đồng ruộng bậc thang trên đường tới Hang dơi sẽ khoác lên mình chiếc áo vàng óng ả.
Xung quanh hang dơi là núi rừng xanh ngút ngàn. Khung cảnh đó thật là đẹp. Mùi lúa chín, mùi cơm mới, mùi rơm rạ hòa quyện tạo nên một hương vị thật bình dị, thân thuộc của làng quê Việt Nam.

Những khối đá tại hang dơi Kho Mường được hình thành từ khoảng 250 triệu năm trước. Ảnh: P V
Những khối đá tại hang dơi Kho Mường được hình thành từ khoảng 250 triệu năm trước. Ảnh: P V
Bên cạnh đó, tại Hang dơi với những khối đá tạo nên rất nhiều hình thù lạ mắt như con người, hình các loài thú, hình cỏ cây…Ở các cột đá, các cây thân leo mọc bám dày tạo nên một màu xanh bao phủ rất đẹp.
Phía trên đỉnh Hang dơi Kho Mường có những giọt nước rơi xuống tí tách tạo nên âm thanh vui tai. Một điểm đáng chú ý tại Hang dơi là ở một ngách cửa hang có một bãi đất trống rất lớn, rộng.

Chiều về những con dơi bay vào trú ẩn trong hang đá sâu. Ảnh: P V
Chiều về những con dơi bay vào trú ẩn trong hang đá sâu. Ảnh: P V
Hang dơi Kho Mường còn được biết đến là nơi ở của các loài dơi. Theo nghiên cứu của các nhà thám hiểm thì nơi đây có tới 4 loài dơi trú ẩn.
Ngoài khám phá hang dơi Kho Mường còn đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái cộng đồng
Xã Thành Sơn thuộc xã vùng cao nằm ở phía Tây Bắc của huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa), được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu nhiệt đới mát mẻ cùng cảnh quan núi rừng thơ mộng… đây là điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng.

Đường đến hang dơi Kho Mường hai bên đường được trồng hoa xanh mát. Ảnh: P V
Đường đến hang dơi Kho Mường hai bên đường được trồng hoa xanh mát. Ảnh: P V
Đặc biệt, với lợi thế địa hình đồi núi quanh co, uốn lượn có nhiều cảnh quan thiên nhiên, hệ thống ruộng bậc thang, thác nước, hang động tuyệt đẹp…càng hút du khách đến Hang dơi Kho Mường tham quan.
Ngoài ra, xã Thành Sơn hiện còn là nơi sinh sống lâu đời của đồng bào các dân tộc Thái và Mường đã bồi tụ nên một nền văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc, tiêu biểu như: Lễ cúng cơm mới, tục làm vía, đánh trống dàm…

Du khách về tới hang dơi Kho Mường còn được thưởng thức những món ăn ngon do chính người dân nơi đây sản xuất. Ảnh: P V
Du khách về tới hang dơi Kho Mường còn được thưởng thức những món ăn ngon do chính người dân nơi đây sản xuất. Ảnh: P V
Đến với bản Kho Mường, du khách sẽ được thưởng thức những món ăn truyền thống của bà con các dân tộc như: Lợn cỏ, cá dốc, vịt Cổ Lũng, nếp nương, rau cải nương.

Khách nước ngoài chọn Hang dơi Kho Mường là điểm tham quan. Ảnh: P V
Khách nước ngoài chọn Hang dơi Kho Mường là điểm tham quan. Ảnh: P V
Trong những năm qua, phát huy tiềm năng, thế mạnh trong phát triển du lịch sinh thái cộng động là đòn bẩy giảm nghèo bền vững, địa phương đã không ngừng đẩy mạnh công tác quảng bá, kích cầu du lịch, đầu tư một số cơ sở hạ tầng về điện, nước sạch, trạm dừng chân cho du khách.
Hiện nay, xã Thành Sơn có 9 nhà nghỉ với quy mô vừa và nhỏ, đặc biệt có hệ thống giao thông nối thị trấn Cành Nàng qua đường 521C thông sang huyện Quan Hóa, ra huyện Mai Châu (Hòa Bình) rất thuận tiện cho du khách tham quan du lịch.

Bản Kho Mưỡng, xã Thành Sơn vẫn còn khó khăn. Ảnh: P V
Bản Kho Mưỡng, xã Thành Sơn vẫn còn khó khăn. Ảnh: P V
Được biết, xã Thành Sơn có 542 hộ/2.200 khẩu, trong đó có 113 hộ nghèo/408 khẩu, 171 hộ cận nghèo/743 khẩu, kinh tế đồng bào vẫn dựa vào sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, các lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ còn chậm phát triển.
Ông Ngân Văn Tuân-Phó Chủ tịch UBND xã Thành Sơn cho biết: "Với lợi thế hiện có, chúng tôi nhiều tiềm năng, thế mạnh trong phát triển du lịch sinh thái cộng đồng. Từ đầu năm đến nay lượng khách tham quan, du lịch, lưu trú tại địa phương đạt trên 1.000 lượt người, trong đó có 59 lượt khách nước ngoài".
Theo Vũ Văn Thưởng (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Đi du lịch trước Tết, cảm nhận sắc Xuân sớm

Đi du lịch trước Tết, cảm nhận sắc Xuân sớm

Với mong muốn mang đến cho du khách trải nghiệm đặc biệt, chứng kiến không khí chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Quý Mão ở các đô thị hay vùng quê, nhiều doanh nghiệp dịch vụ lữ hành, điểm đến ở Nam Bộ đã sớm hoàn thiện sản phẩm, khai thác chùm tour, tuyến du lịch đón Xuân sớm.