Ngắm ngôi nhà 'Anh hùng' xây trên vách đá Ninh Thuận

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hero House (Ngôi nhà Anh hùng) nằm ở khu vực Bãi Thịt, nơi rùa biển thường đến đẻ trứng thuộc Vườn quốc gia Núi Chúa, Ninh Thuận. Ngôi nhà được xây dựng từ sự quyên góp của cộng đồng dành cho công tác bảo tồn rùa biển.

Hero House được xây dựng với tổng kinh phí hơn 2,5 tỉ đồng từ nguồn tiền do cộng đồng quyên góp, dành cho các nhà khoa học, các tình nguyện viên và chuyên gia của Vườn quốc gia Núi Chúa có nơi ngủ nghỉ, làm việc cũng như tập kết, giáo dục sinh thái cho khách tham quan. Hiện ngôi nhà là nơi các thành viên Tổ bảo vệ rùa biển cộng đồng luân phiên ở để canh gác khu vực rùa đẻ - Ảnh: SƠN LÂM
Hero House được xây dựng với tổng kinh phí hơn 2,5 tỉ đồng từ nguồn tiền do cộng đồng quyên góp, dành cho các nhà khoa học, các tình nguyện viên và chuyên gia của Vườn quốc gia Núi Chúa có nơi ngủ nghỉ, làm việc cũng như tập kết, giáo dục sinh thái cho khách tham quan. Hiện ngôi nhà là nơi các thành viên Tổ bảo vệ rùa biển cộng đồng luân phiên ở để canh gác khu vực rùa đẻ - Ảnh: SƠN LÂM
Được xây dựng vào năm 2017, ba năm qua, ngôi nhà "Anh hùng" vẫn mới mẻ, hòa mình vào các tảng đá bên vách núi, trước Bãi Thịt yên ả, nơi rùa biển thường chọn làm nơi sinh nở.
Đi cùng anh Phạm Anh Dũng - phó phòng bảo tồn biển Vườn quốc gia núi Chúa, chúng tôi mới được vào khu vực bảo vệ rùa biển đặc biệt để chiêm ngưỡng ngôi nhà độc đáo này.

Hero House do kiến trúc sư Nguyễn Thu Phong (Công ty CP-KT-XD Nhà Vui, TP.HCM) thiết kế. Tổng diện tích xây dựng 101m2, nằm giữa và gác lên các phiến đá lớn. Vị trí này giúp ngôi nhà vừa đạt được sự hài hòa với thiên nhiên, vừa tránh được hướng gió mạnh Đông Bắc mỗi khi có bão, vừa không xâm hại đến khu vực bãi biển tự nhiên rùa thường lên đẻ - Ảnh: Vườn quốc gia Núi Chúa
Hero House do kiến trúc sư Nguyễn Thu Phong (Công ty CP-KT-XD Nhà Vui, TP.HCM) thiết kế. Tổng diện tích xây dựng 101m2, nằm giữa và gác lên các phiến đá lớn. Vị trí này giúp ngôi nhà vừa đạt được sự hài hòa với thiên nhiên, vừa tránh được hướng gió mạnh Đông Bắc mỗi khi có bão, vừa không xâm hại đến khu vực bãi biển tự nhiên rùa thường lên đẻ - Ảnh: Vườn quốc gia Núi Chúa

Khối nhà chính có diện tích 70m2 có thể làm nơi sinh hoạt, nghỉ ngơi thoải mái cho 15 người. Nhà được thiết kế rất nhiều cửa, tạo không gian mở, vừa đón ánh sáng, gió biển thông thoáng và cũng có thể dễ dàng quan sát ra bãi biển, sẵn sàng cho công tác cứu hộ rùa biển khi đang sinh hoạt trong nhà - Ảnh: SƠN LÂM
Khối nhà chính có diện tích 70m2 có thể làm nơi sinh hoạt, nghỉ ngơi thoải mái cho 15 người. Nhà được thiết kế rất nhiều cửa, tạo không gian mở, vừa đón ánh sáng, gió biển thông thoáng và cũng có thể dễ dàng quan sát ra bãi biển, sẵn sàng cho công tác cứu hộ rùa biển khi đang sinh hoạt trong nhà - Ảnh: SƠN LÂM

Ngôi nhà được bố trí 8 tấm pin mặt trời, cung cấp 2kW điện mỗi ngày, đủ phục vụ các sinh hoạt thường ngày như điện thắp sáng, tủ lạnh và máy bơm nước để bơm nước từ khe trong núi đá. Hệ thống mái được lấy cảm hứng từ các thanh gỗ, phiến tre được ngâm nước biển, xử lý chống mối mọt và quét plastic theo cách đóng thuyền, thúng của dân biển. Hệ thống mái này cùng các ô cửa khắp nơi khiến ngôi nhà ban ngày luôn mát mẻ giữa cái nắng gắt của vùng rừng khô hạn luôn chiếu trực tiếp - Ảnh: SƠN LÂM
Ngôi nhà được bố trí 8 tấm pin mặt trời, cung cấp 2kW điện mỗi ngày, đủ phục vụ các sinh hoạt thường ngày như điện thắp sáng, tủ lạnh và máy bơm nước để bơm nước từ khe trong núi đá. Hệ thống mái được lấy cảm hứng từ các thanh gỗ, phiến tre được ngâm nước biển, xử lý chống mối mọt và quét plastic theo cách đóng thuyền, thúng của dân biển. Hệ thống mái này cùng các ô cửa khắp nơi khiến ngôi nhà ban ngày luôn mát mẻ giữa cái nắng gắt của vùng rừng khô hạn luôn chiếu trực tiếp - Ảnh: SƠN LÂM

Nhiều sách vở về công tác cứu hộ rùa biển, bảo tồn thiên nhiên được trang bị sẵn để bất cứ ai ghé nhà đều có thể tìm hiểu về giá trị của vùng đất rùa biển đã chọn làm bãi đẻ từ lâu đời này - Ảnh: SƠN LÂM
Nhiều sách vở về công tác cứu hộ rùa biển, bảo tồn thiên nhiên được trang bị sẵn để bất cứ ai ghé nhà đều có thể tìm hiểu về giá trị của vùng đất rùa biển đã chọn làm bãi đẻ từ lâu đời này - Ảnh: SƠN LÂM

Không gian mở phía trước nhà với độ cao 12m giúp chuyên viên bảo tồn có chỗ ngủ mát mẻ, dễ dàng quan sát khắp bãi biển dài khoảng 2km hằng đêm - Ảnh: SƠN LÂM
Không gian mở phía trước nhà với độ cao 12m giúp chuyên viên bảo tồn có chỗ ngủ mát mẻ, dễ dàng quan sát khắp bãi biển dài khoảng 2km hằng đêm - Ảnh: SƠN LÂM

Toàn bộ đá công trình này đều là đá granite từ một mỏ đá của Ninh Thuận. Công trình đã 3 năm, trải qua nhiều đợt gió bão lớn năm 2017 nhưng vẫn vững chãi và đến nay vẫn như mới - Ảnh: SƠN LÂM
Toàn bộ đá công trình này đều là đá granite từ một mỏ đá của Ninh Thuận. Công trình đã 3 năm, trải qua nhiều đợt gió bão lớn năm 2017 nhưng vẫn vững chãi và đến nay vẫn như mới - Ảnh: SƠN LÂM

Vườn quốc gia Núi Chúa nằm sát bờ biển là điển hình về hệ sinh thái rừng khô hạn đặc trưng và độc đáo của Việt Nam và Đông Nam Á, với nhiều khu vực rừng chỉ toàn núi đá và cây bụi, xương rồng. Toàn khu vực dự trữ đang chờ được UNESSCO công nhận là khu dự trữ sinh thái thế giới này có tới 6 kiểu rừng, phân bố theo độ cao từ dưới tiếp giáp với bờ biển đến 1.039m.
Vườn quốc gia Núi Chúa nằm sát bờ biển là điển hình về hệ sinh thái rừng khô hạn đặc trưng và độc đáo của Việt Nam và Đông Nam Á, với nhiều khu vực rừng chỉ toàn núi đá và cây bụi, xương rồng. Toàn khu vực dự trữ đang chờ được UNESSCO công nhận là khu dự trữ sinh thái thế giới này có tới 6 kiểu rừng, phân bố theo độ cao từ dưới tiếp giáp với bờ biển đến 1.039m.

Vùng biển của Núi Chúa được xem là nơi duy nhất trên đất liền của Việt Nam được 3 loài rùa biển thường xuyên đẻ trứng là đồi mồi, rùa xanh và đồi mồi dứa. Khu vực bãi biển trước Hero House được gọi là Bãi Thịt vì khi xưa rùa lên đẻ rất nhiều, người dân địa phương thường đến canh rùa lên đẻ để bắt làm thịt, khiến lượng rùa biển lên đẻ suy giảm nghiêm trọng. Từ khi có chương trình bảo tồn rùa biển, Bãi Thịt được canh giữ nghiêm ngặt, làm hệ sinh thái tự nhiên cho rùa biển đẻ. Hằng năm, toàn vườn quốc gia Núi Chúa có gần 1.000 trứng rùa được bảo vệ cho ấp tự nhiên và thả rùa con về biển - Ảnh: SƠN LÂM
Vùng biển của Núi Chúa được xem là nơi duy nhất trên đất liền của Việt Nam được 3 loài rùa biển thường xuyên đẻ trứng là đồi mồi, rùa xanh và đồi mồi dứa. Khu vực bãi biển trước Hero House được gọi là Bãi Thịt vì khi xưa rùa lên đẻ rất nhiều, người dân địa phương thường đến canh rùa lên đẻ để bắt làm thịt, khiến lượng rùa biển lên đẻ suy giảm nghiêm trọng. Từ khi có chương trình bảo tồn rùa biển, Bãi Thịt được canh giữ nghiêm ngặt, làm hệ sinh thái tự nhiên cho rùa biển đẻ. Hằng năm, toàn vườn quốc gia Núi Chúa có gần 1.000 trứng rùa được bảo vệ cho ấp tự nhiên và thả rùa con về biển - Ảnh: SƠN LÂM

Để tránh ánh sáng trực tiếp đến môi trường tự nhiên của rùa biển, hệ thống đèn trong Hero House được thiết kế rất tiết chế, chỉ đủ sử dụng, và các nhân viên ở đây cũng rất ít khi bật đèn vào ban đêm. Thậm chí hai bóng đèn phía trước mái hiên cũng được các nhân viên cắt hẳn điện đi để khỏi bật nhầm, ảnh hưởng đến rùa biển. Trong đêm trăng, dù bật hết các ngọn đèn nhưng ánh sáng từ ngôi nhà gần như không lọt ra khỏi phạm vi bancông nhà - Ảnh: SƠN LÂM
Để tránh ánh sáng trực tiếp đến môi trường tự nhiên của rùa biển, hệ thống đèn trong Hero House được thiết kế rất tiết chế, chỉ đủ sử dụng, và các nhân viên ở đây cũng rất ít khi bật đèn vào ban đêm. Thậm chí hai bóng đèn phía trước mái hiên cũng được các nhân viên cắt hẳn điện đi để khỏi bật nhầm, ảnh hưởng đến rùa biển. Trong đêm trăng, dù bật hết các ngọn đèn nhưng ánh sáng từ ngôi nhà gần như không lọt ra khỏi phạm vi bancông nhà - Ảnh: SƠN LÂM

Khu vực Bãi Thịt nơi xây dựng Hero House nằm khuất sau một cánh núi. Đường đi xuống chỉ mới được xây dựng bậc đá bêtông chưa đầy một năm nay. Khi xây dựng Hero House, toàn bộ vật liệu xây dựng đều phải được chở đi vòng từ đường biển vào bằng thuyền lớn, sau đó chuyển xuống qua các thuyền nhỏ nhằm bảo vệ hệ sinh thái san hô ngay sát mép biển, nơi có hàng chục loài thủy sản quý hiểm đang sinh sống. Từ khi có con đường này, việc đi vào khu vực bảo tồn nghiêm ngặt này có phần dễ dàng hơn. Hiện Vườn quốc gia Núi Chúa đang xây dựng kế hoạch kết hợp khai thác cho du khách tham quan vào ban ngày và cách ly lại khu vực này vào ban đêm, đảm bảo công tác vừa phát triển du lịch tuyên truyền ý thức bảo tồn cho cộng đồng, vừa bảo vệ môi trường tự nhiên để rùa biển đẻ - Ảnh: SƠN LÂM

SƠN LÂM (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Đi du lịch trước Tết, cảm nhận sắc Xuân sớm

Đi du lịch trước Tết, cảm nhận sắc Xuân sớm

Với mong muốn mang đến cho du khách trải nghiệm đặc biệt, chứng kiến không khí chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Quý Mão ở các đô thị hay vùng quê, nhiều doanh nghiệp dịch vụ lữ hành, điểm đến ở Nam Bộ đã sớm hoàn thiện sản phẩm, khai thác chùm tour, tuyến du lịch đón Xuân sớm.