Đẹp lạ Chùa Lá - Nơi rũ bỏ bụi trần phố thị

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chùa Lá lưng tựa triền núi Vồ Bồ Hong – đỉnh cao nhất trong dãy Núi Cấm (Tịnh Biên – An Giang), mặt hướng ra hồ Thủy Liêm - hồ nước thiên tạo bốn mùa xanh mát. Xa xa bên kia bờ hồ là Tượng Di Lặc trên núi lớn nhất Châu Á và chùa Phật Lớn... Chính phong cảnh sơn – thủy hữu tình đã tạo cho Chùa Lá vị thế thanh bình và an lạc đến mức đặt chân đến đây du khách như rũ bỏ bụi trần nơi phố thị...
Chùa Lá là tên gọi dân gian của Vạn Linh tự (chùa Vạn Linh) nằm trên triền Vồ Bồ Hong - đỉnh cao nhất trong 5 vồ (đỉnh cao của núi) trong dãy Núi Cấm - ngọn núi hùng vĩ nhất trong dãy Thấy Sơn huyền bí. Ảnh: Chùa Lá nhìn từ cổng tam quan. Ảnh: L.T
Chùa Lá là tên gọi dân gian của Vạn Linh tự (chùa Vạn Linh) nằm trên triền Vồ Bồ Hong - đỉnh cao nhất trong 5 vồ (đỉnh cao của núi) trong dãy Núi Cấm - ngọn núi hùng vĩ nhất trong dãy Thấy Sơn huyền bí. Ảnh: Chùa Lá nhìn từ cổng tam quan. Ảnh: L.T
Với vị trí đặc biệt này tự thân Chùa Lá đã sở hữu vị thế độc đáo. Hơn thế nữa, chùa lại hướng mặt ra hồ Thủy Liêm. Đây là hồ nước thiên tạo rất độc đáo. Ảnh: Chùa Lá nhìn từ chùa Phật Lớn. Ảnh: L.T
Với vị trí đặc biệt này tự thân Chùa Lá đã sở hữu vị thế độc đáo. Hơn thế nữa, chùa lại hướng mặt ra hồ Thủy Liêm. Đây là hồ nước thiên tạo rất độc đáo. Ảnh: Chùa Lá nhìn từ chùa Phật Lớn. Ảnh: L.T
Ngoài làn nước có màu xanh suốt bốn mùa, nơi đây vào sáng sớm và chiều hôm, mặt hồ luôn dầy sương, tạo ra màu sắc mờ ảo đến lạ thường. Vì thế ngôi chùa rất thanh tịnh và mát mẻ. Ảnh: Chùa Lá soi bóng mặt hồ Thủy Liêm. Ảnh: L.T
Ngoài làn nước có màu xanh suốt bốn mùa, nơi đây vào sáng sớm và chiều hôm, mặt hồ luôn dầy sương, tạo ra màu sắc mờ ảo đến lạ thường. Vì thế ngôi chùa rất thanh tịnh và mát mẻ. Ảnh: Chùa Lá soi bóng mặt hồ Thủy Liêm. Ảnh: L.T
 Chùa Lá được Hòa thượng Thích Thiện Quang thuộc dòng Lâm Tế Gia Phổ đời thứ 40, khai sơn năm 1927. Ban đầu chỉ là am tranh, đến năm 1941, chùa được xây dựng khang trang hơn. Ảnh: L.T
Chùa Lá được Hòa thượng Thích Thiện Quang thuộc dòng Lâm Tế Gia Phổ đời thứ 40, khai sơn năm 1927. Ban đầu chỉ là am tranh, đến năm 1941, chùa được xây dựng khang trang hơn. Ảnh: L.T
Sau đó, do chiến tranh loạn lạc, ngôi chùa hư hỏng nặng. Mãi đến năm 1976, đất nước thống nhất, ông Lâm Cảo Kía, tên thường gọi là ông Hai, pháp danh Thiện Thới, đệ tử của cố Hòa Thượng Thiện Quang, bắt tay xây lại ngôi chùa bằng cây, lợp lá nên người đời quen gọi là Chùa Lá và danh xưng này theo mãi với ngôi chùa như niềm tự hào về tấm lòng vì đạo pháp... Ảnh: Bia ghi tóm tắt tiểu sử Hòa thượng khai sơn. Ảnh: L.T
Sau đó, do chiến tranh loạn lạc, ngôi chùa hư hỏng nặng. Mãi đến năm 1976, đất nước thống nhất, ông Lâm Cảo Kía, tên thường gọi là ông Hai, pháp danh Thiện Thới, đệ tử của cố Hòa Thượng Thiện Quang, bắt tay xây lại ngôi chùa bằng cây, lợp lá nên người đời quen gọi là Chùa Lá và danh xưng này theo mãi với ngôi chùa như niềm tự hào về tấm lòng vì đạo pháp... Ảnh: Bia ghi tóm tắt tiểu sử Hòa thượng khai sơn. Ảnh: L.T
Mãi đến năm 1994, Hòa thượng Thích Trí Tịnh - đương nhiệm Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam - là đệ tử của Hòa thượng Thích Thiện Quang, nhận việc xây dựng ngôi chùa. Ảnh: Một góc ngôi chính điện. Ảnh: L.T
Mãi đến năm 1994, Hòa thượng Thích Trí Tịnh - đương nhiệm Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam - là đệ tử của Hòa thượng Thích Thiện Quang, nhận việc xây dựng ngôi chùa. Ảnh: Một góc ngôi chính điện. Ảnh: L.T
Trên quy mô 6ha, chùa được xây mới bằng bê tông cốt thép, kiên cố và hoành tráng hơn. Chùa được mở rộng với diện tích khoảng 6ha được thiết kế theo kiến trúc truyền thống của chùa chiền phương Đông: gồm chính điện, lầu chuông, lầu trống... Sân trước chùa có nhiều bảo tháp. Bảo tháp Hòa thượng khai sơn Thích Thiện Quang 3 tầng... Nơi đây còn nhiều tượng phật, bồ tát quý giá được xem là giáo sản quốc gia, như: Bảo cát Quan Âm cao 40m theo mẫu Bồ Đề Đạo Tràng (Ấn Độ) gồm bảy tầng (không kể tầng trệt và tầng nóc) đặt thờ nhiều vị Phật, Bồ tát được tạc bằng đá quý ở Thanh Hóa và nhất là ở tầng 7 thờ Xá lợi đức Phật Thích Ca... Ảnh: L.T
Trên quy mô 6ha, chùa được xây mới bằng bê tông cốt thép, kiên cố và hoành tráng hơn. Chùa được mở rộng với diện tích khoảng 6ha được thiết kế theo kiến trúc truyền thống của chùa chiền phương Đông: gồm chính điện, lầu chuông, lầu trống... Sân trước chùa có nhiều bảo tháp. Bảo tháp Hòa thượng khai sơn Thích Thiện Quang 3 tầng... Nơi đây còn nhiều tượng phật, bồ tát quý giá được xem là giáo sản quốc gia, như: Bảo cát Quan Âm cao 40m theo mẫu Bồ Đề Đạo Tràng (Ấn Độ) gồm bảy tầng (không kể tầng trệt và tầng nóc) đặt thờ nhiều vị Phật, Bồ tát được tạc bằng đá quý ở Thanh Hóa và nhất là ở tầng 7 thờ Xá lợi đức Phật Thích Ca... Ảnh: L.T
 Ngày nay, Chùa Lá là điểm đến của du lịch An Giang. Nơi đây không chỉ thu hút phật tử, mà còn được nhiều du khách trong và ngoài nước tìm đến vãn cảnh, rũ bỏ ồn ào phố thị... Ảnh: Bày trí bên trong ngôi chính điện. Ảnh: L.T
Ngày nay, Chùa Lá là điểm đến của du lịch An Giang. Nơi đây không chỉ thu hút phật tử, mà còn được nhiều du khách trong và ngoài nước tìm đến vãn cảnh, rũ bỏ ồn ào phố thị... Ảnh: Bày trí bên trong ngôi chính điện. Ảnh: L.T
 Xung quanh ngôi chùa, tượng phật được chế tác bằng đá quý hoặc danh mộc. Ảnh: L.T
Xung quanh ngôi chùa, tượng phật được chế tác bằng đá quý hoặc danh mộc. Ảnh: L.T
The LỤC TÙNG (Báo Lao Động)

Có thể bạn quan tâm

Đi du lịch trước Tết, cảm nhận sắc Xuân sớm

Đi du lịch trước Tết, cảm nhận sắc Xuân sớm

Với mong muốn mang đến cho du khách trải nghiệm đặc biệt, chứng kiến không khí chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Quý Mão ở các đô thị hay vùng quê, nhiều doanh nghiệp dịch vụ lữ hành, điểm đến ở Nam Bộ đã sớm hoàn thiện sản phẩm, khai thác chùm tour, tuyến du lịch đón Xuân sớm.