Tái chế vải vụn thành sản phẩm thủ công độc đáo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tận dụng vải vụn thừa để tạo nên những chiếc khăn tay, khẩu trang, túi xách... rồi thổi hồn cho những sản phẩm ấy bằng những họa tiết thêu tay xinh xắn, Nguyễn Thị Thanh Huyền (SN 1993, trú phường Cẩm Nam, TP.Hội An) biến đam mê thành sự nghiệp trên đất khách quê người.

Nguyễn Thị Thanh Huyền (bên trái) và những sản phẩm handmade của mình. Ảnh: M.L
Nguyễn Thị Thanh Huyền (bên trái) và những sản phẩm handmade của mình. Ảnh: M.L



Thanh Huyền sinh ra và lớn lên tại Nghệ An, tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội và có thời gian làm việc ở một ngân hàng với mức thu nhập cao. Sau một thời gian, Huyền nhận thấy không phù hợp với nghề này nên chọn hướng đi mới - làm du lịch. Ngã rẽ này đã đưa Huyền đến với Hội An và chọn nơi đây để dừng chân.

“Em là người thích trải nghiệm và cũng có một chút đam mê với nghề thủ công thêu thùa, may vá. Trong thời gian làm du lịch, những lúc rỗi, em thích tự tay tạo ra những sản phẩm thủ công độc đáo. Cuối năm 2019, khi vào Quảng Nam, em bị cuốn hút ngay bởi vẻ đẹp cổ kính và cuộc sống yên bình nơi đây nên chọn dừng chân, lập gia đình và sinh sống tại đây.

Khi dịch Covid-19 bùng phát, khắp nơi bị phong tỏa, mọi thứ như dừng lại, du lịch bế tắc, em tìm niềm vui ở việc thêu thùa những chiếc khẩu trang và tặng bạn bè, người thân. Bất ngờ khi những món quà nhỏ này nhận được sự yêu thích của mọi người và đặt mua. Nhận thấy được cơ hội, em lên kế hoạch hiện thực ý tưởng của mình” - Huyền kể lại.

 

Những mẫu vải vụn bỏ đi được Thanh Huyền tạo nên những chiếc khăn tay đẹp mắt với họa tiết thêu tay xinh xắn. Ảnh: M.L
Những mẫu vải vụn bỏ đi được Thanh Huyền tạo nên những chiếc khăn tay đẹp mắt với họa tiết thêu tay xinh xắn. Ảnh: M.L


Huyền cho biết, trong quá trình tìm nguyên liệu, nhận thấy các cơ sở may mặc trong thành phố khá nhiều và hàng ngày đều thải ra một lượng vải thừa, nếu không được xử lý thì sẽ gây ô nhiễm môi trường. Vì thế Huyền đã đến xin số vải thừa này, sau này nhu cầu người mua khẩu trang nhiều hơn, Huyền đã đặt hàng thu mua để về tái chế thành những phụ kiện xinh xắn.

Từ những mảnh vải vụn nhỏ, Thanh Huyền cắt may thành những phụ kiện thời trang như khẩu trang, khăn tay, turban cài tóc, dây buộc tóc, túi xách... sau đó thêu tay cành hoa, chiếc lá, những góc phố, mái ngói rêu phong của phố cổ Hội An... điểm tô thêm cho sản phẩm của mình.

Tỉ mẩn từng đường kim, mũi chỉ, cô gái khéo tay này đã hóa thân những mẫu vải thừa thành sản phẩm có giá trị và mang lại thu nhập ổn định. Huyền tận dụng hết những mảnh vải, sợi chỉ thừa để tạo ra các sản phẩm độc đáo, không thải rác ra môi trường.

 

Một chiếc quần jean cũ được Thanh Huyền xử lý thành chiếc túi xách độc đáo. Ảnh: M.L
Một chiếc quần jean cũ được Thanh Huyền xử lý thành chiếc túi xách độc đáo. Ảnh: M.L


Không chỉ vải thừa, những chiếc quần jean cũ cũng được Thanh Huyền khéo léo xử lý thành những chiếc túi xách thời trang độc đáo. “Nhiều chị em yêu thích chiếc quần jean cũ của mình và mang đến nhờ Huyền thiết kế thành những chiếc túi xách độc lạ. Như vậy các chị không chỉ có được sản phẩm ưng ý mà còn không bỏ phí đi chiếc quần cũ yêu thích của mình” - Huyền kể.

Hiện nay, Huyền cũng đang mở rộng thêu tay cho các sản phẩm áo dài, váy áo. Những họa tiết thêu tay giúp tôn thêm giá trị cho sản phẩm cả về thẩm mĩ và giá cả.

“Tùy vào độ khó của mẫu mà sản phẩm thêu có giá dao động từ vài chục nghìn đến vài triệu đồng. Mỗi tháng em bán được từ 80-100 sản phẩm, những tháng cao điểm có thể bán được hơn 200 sản phẩm, mang lại mức thu nhập ổn định" - Huyền chia sẻ.

Huyền cho biết, thời gian dịch Covid-19 xảy ra, khẩu trang là sản phẩm mọi người yêu thích và đặt mua nhiều nhất. Những người bạn ngoại quốc cũng yêu thích món hàng này và đặt mua số lượng lớn để sử dụng và làm quà tặng người thân, bạn bè. Đến bây giờ nhu cầu về khẩu trang đã giảm, nhưng các sản phẩm phụ kiện thời trang khác lại được đón nhận. Khách du lịch khá yêu thích những món quà thủ công này, và đây cũng là thị trường mà Thanh Huyền đang khai thác triệt để để phát triển sự nghiệp.


 

Không gian nhỏ nơi hằng ngày Thanh Huyền tạo ra các sản phẩm thủ công đẹp mắt. Ảnh: M.L
Không gian nhỏ nơi hằng ngày Thanh Huyền tạo ra các sản phẩm thủ công đẹp mắt. Ảnh: M.L


Để phát triển sản phẩm, Thanh Huyền xây dựng fanpage Little Daisy Hoi An chia sẻ công việc và các sản phẩm của mình. Cạnh đó, những buổi trải nghiệm thực tế cho du khách cũng thường được Huyền tổ chức hay trưng bày sản phẩm ở một số quán cà phê nhỏ tại Hội An... giúp các sản phẩm thủ công của Thanh Huyền đến gần hơn với khách hàng.

Bên cạnh việc tự tạo ra sản phẩm, Thanh Huyền còn mở các workshop để chia sẻ kỹ thuật thêu tay hiện đại và truyền thống, tạo ra nhiều sản phẩm phụ kiện thời trang độc đáo, lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường đến các bạn trẻ, những người yêu thích công việc này.

"Ước mơ của em là kết nối để xây dựng một cộng đồng thêu tay tại Hội An, không chỉ trao cơ hội cho mọi người mà còn giúp em phát triển cơ sở, thương hiệu thêu tay của mình. Với em, mỗi họa tiết về Hội An trên các sản phẩm cũng sẽ giúp lan tỏa hình ảnh Hội An đến khách du lịch trong và ngoài nước" - Huyền nói.

 

Những workshop nhỏ là nơi Thanh Huyền chia sẻ niềm đam mê thêu thùa của mình đến mọi người. Ảnh: M.L
Những workshop nhỏ là nơi Thanh Huyền chia sẻ niềm đam mê thêu thùa của mình đến mọi người. Ảnh: M.L



Năm 2022, Thanh Huyền mang ý tưởng “Tái chế vải vụn thành sản phẩm du lịch” của mình tham dự Cuộc thi dự án, ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo của tỉnh Quảng Nam và được công nhận là sản phẩm khởi nghiệp sáng tạo.

“Các sản phẩm của em đều hướng đến thông điệp môi trường xanh, mỗi tác phẩm là một sự sáng tạo riêng biệt. Vì thế, em muốn khách hàng hiểu rằng mỗi sản phẩm đều có giá trị của nó, dù đã cũ, không còn dùng nữa, hãy tái chế nó thành những sản phẩm hữu ích cho cuộc sống” - Huyền chia sẻ.

https://baoquangnam.vn/cau-chuyen-khoi-nghiep/tai-che-vai-vun-thanh-san-pham-thu-cong-doc-dao-135220.html

Theo MỸ LINH (QNO)

Có thể bạn quan tâm

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Đôi bạn trẻ ở Đắk Nông đã dồn hết tiền mừng cưới cho công cuộc khởi nghiệp với nấm đông trùng hạ thảo. Trải qua bao khó khăn, cặp đôi đã chứng minh đam mê sẽ không viển vông nếu có kiến thức và “đồng vợ, đồng chồng”.
Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

“Hoa sen là biểu tượng cho vẻ đẹp thuần khiết trong văn hóa Á Đông. Lā SEN hay “Là Sen” được xây dựng và phát triển dựa trên nét văn hóa truyền thống ấy”, chị Nguyễn Thị Kim Loan mở đầu cuộc trò chuyện về hành trình khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Người trẻ trở về

Người trẻ trở về

(GLO)- Gần đây, có một sự dịch chuyển từ ít đến nhiều, từ âm thầm đến sôi nổi đang diễn ra tại Gia Lai, đó là “làn sóng trở về” của những người trẻ.
Vợ chồng “khoa bảng”

Vợ chồng “khoa bảng”

(GLO)- Là tôi đang nói đến vợ chồng chị Nguyễn Thị Cẩm Vân và anh Nguyễn Văn Long. Chị là Tiến sĩ chuyên ngành Kế toán, giảng viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Lâm nghiệp-Phân hiệu tại Gia Lai.
15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

Không bằng lòng với những gì đạt được, mỗi bạn trẻ đã thực hiện những ước mơ, khát vọng của mình với những nỗ lực không mệt mỏi ngoài năng lực thiên bẩm để 'bản đồ' thế giới trong từng lĩnh vực đều có tên Việt Nam.