Kiếm được trăm triệu đồng/tháng nhờ trồng bonsai lộc vừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một số người kiếm thêm được tiền triệu, thậm chí cả trăm triệu đồng/tháng nhờ trồng bonsai lộc vừng (loại cây cảnh có dáng cổ thụ trồng trong chậu).

Khởi nghiệp với bonsai lộc vừng

Đó là câu chuyện của anh Trần Xuân Đính (27 tuổi, ở H.Vũ Thư, tỉnh Thái Bình). Hiện tại, với các dòng lộc vừng tại vườn của mình, anh Đính đang sở hữu 4 cây đại thụ, 10 cây cỡ đại và khoảng 100 cây bonsai mini...

Theo chàng trai 27 tuổi này, do sinh ra từ làng quê làm cây cảnh nên từ bé anh đã biết trồng và chăm sóc bonsai. Năm 2018, sau khi anh thực hiện xong nghĩa vụ quân sự thì anh bắt đầu khởi nghiệp với nghề cây kiểng.

 

Anh Xuân Đính khởi nghiệp với cây kiểng vào năm 2018. Ảnh: NVCC
Anh Xuân Đính khởi nghiệp với cây kiểng vào năm 2018. Ảnh: NVCC



"Sau vài tháng làm bonsai, tôi chọn lộc vừng là cây trồng chính. Lúc đầu, tôi đi mua phôi lộc vừng về để làm cây hoàn thiện rồi xuất ra thị trường, nhờ thế tôi có thêm lãi. Dần dần, có kinh nghiệm, tôi tự ươm giống cây tại nhà và đầu tư thêm chậu, phân bón, chất trồng... Song song đó, tôi còn trao dồi kiến thức trồng kiểng từ anh, chị đi trước đến các trang mạng xã hội", anh Đính chia sẻ.

Cũng theo anh Đính, những ngày đầu khởi nghiệp với kiểng lộc vừng, anh hay làm chúng chết. Tuy nhiên, sau một thời gian tìm hiểu, anh đã sử dụng đất xốp tại vườn và các chất trồng khác tạo cho đất thoáng và anh sử dụng bùn loãng tưới kích thích rễ cho cây khoẻ hơn.

 

Những bonsai lộc vừng giá trị cao tại vườn anh Đính. Ảnh: NVCC
Những bonsai lộc vừng giá trị cao tại vườn anh Đính. Ảnh: NVCC
 Theo anh Đính, việc chọn phôi cho cây kiểng quan trọng trong sự phát triển cho bonsai sau này. Ảnh: NVCC
Theo anh Đính, việc chọn phôi cho cây kiểng quan trọng trong sự phát triển cho bonsai sau này. Ảnh: NVCC



 Anh chàng 27 tuổi cho hay bonsai lộc vừng là cây thân gỗ nhưng xốp, ưa nước, không chịu được khô hạn. Để tạo ra được một lộc vừng kiểng thành phẩm, anh phải ươm giống, trồng ra luống và chăm bón tốt, cũng như uốn thế, tạo dáng...

 

Kinh tế gia đình anh Đính ổn định nhờ trồng kiểng. Ảnh: NVCC
Kinh tế gia đình anh Đính ổn định nhờ trồng kiểng. Ảnh: NVCC



"Ở giai đoạn cây thành phẩm, khó nhất là phần chuyển cây dưới vườn lên chậu để tạo tác tay cành. Vì cây lâu năm được trồng đất khi chuyển lên chậu tôi phải chặt rễ và thu gọn bầu đất, trong khi đó rễ là nơi hấp thụ chất cho cây phát triển nên khi đánh đứt rễ, cây sẽ bị yếu. Vì vậy, nếu không biết cách chăm sóc, cây sẽ bị chết", anh Đính cho biết.

Anh Đính chia sẻ để lộc vừng bonsai có giá trị kinh tế cao thì cây phải già, tay cành làm chuẩn và nhất là cây phải ra sai hoa khi đã ổn định trên chậu. "Bí quyết giúp cây lộc vừng của tôi thu hút được khách hàng là cây được chăm sóc đủ dinh dưỡng, tưới nước đầy đủ, phun thuốc sâu định kỳ tránh cây bị sâu cuốn lá và sâu đục thân", anh chàng 27 tuổi thông tin thêm.


 

 Dàn bonsai lộc vừng
Dàn bonsai lộc vừng "khủng" của anh Đính



"Hiện tại, bonsai lộc vừng tại vườn của tôi có giá vài ngàn đồng/cây giống, còn kiểng thành phẩm thì dao động từ 200.000 đồng đến hàng trăm triệu đồng/cây. Mỗi tháng, trung bình tôi bán được hàng chục cây bonsai lộc vừng dáng đẹp. Nhờ theo đuổi nghề trồng kiểng, tôi có thu nhập kinh tế ổn định. Tháng nào thuận lợi thì tôi đạt doanh thu từ 100 - 150 triệu đồng, khó thì 10 - 20 triệu đồng", anh Đính hào hứng nói.

Sở hữu hàng trăm kiểng lộc vừng với dáng thế đa dạng

Ngoài công việc kinh doanh riêng, anh Hoàng Ngọc Phước (33 tuổi, ở TP.HCM) cũng kiếm thêm tiền triệu mỗi tháng nhờ trồng thêm bonsai lộc vừng tại nhà. Hiện tại, anh Phước đang sở hữu hàng trăm kiểng lộc vừng với dáng thế đa dạng.

Anh Phước chia sẻ cây lộc vừng gắn liền với tuổi thơ của anh, đẹp hơn khi có hoa. Xét về phong thủy, lộc vừng mang lại tài lộc cho gia chủ.

Theo người đàn ông 33 tuổi này, kiểng lộc vừng lớn thì dễ trồng và chăm hơn so với dòng bonsai mini, đặc biệt lúc xử lý rễ ép chậu, cây dễ chết khô.


 

 Bonsai lộc vừng ra hoa. Ảnh: NVCC
Bonsai lộc vừng ra hoa. Ảnh: NVCC



"Công đoạn chọn phôi là khó nhất, đòi hỏi người trồng phải có kiến thức nhìn rõ được tiềm năng của phôi, để sau này họ tạo ra một cây kiểng thành phẩm chất lượng. Còn việc tạo dáng thì mỗi anh, em làm nghề một gu phong cách khác nhau, vì vậy người chơi phải biết rõ mình muốn cái gì, dáng cây như thế nào... sau đó sẽ tìm được phôi và tạo dáng cho cây kiểng một cách như ý nhất", anh Phước chia sẻ kinh nghiệm trồng bonsai lộc vừng.

 

Theo anh Phước, trước tiên người trồng cần phải có kiến thức về việc chọn phôi. Ảnh: NVCC
Theo anh Phước, trước tiên người trồng cần phải có kiến thức về việc chọn phôi. Ảnh: NVCC
 Theo anh Phước, người trồng bonsai lộc vừng phải có phong cách riêng của mình, từ đó họ mới tạo được những dáng thế đậm chất cá nhân.  Ảnh: NVCC
Theo anh Phước, người trồng bonsai lộc vừng phải có phong cách riêng của mình, từ đó họ mới tạo được những dáng thế đậm chất cá nhân. Ảnh: NVCC



Anh Phước còn nói: "Để bonsai lộc vừng thu hút khách thì phải đầy đủ 4 yếu tố cổ, kỳ, mỹ, văn và đặc biệt khi ra hoa sẽ thu hút người xem nhiều hơn. Đồng thời, người trồng cần, cắt tỉa cây kiểng theo phong cách riêng của mình, cũng như dành cả tâm huyết, giống chăm sóc một đứa trẻ vậy".
 

Theo Tấn Đạt (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Khấm khá nhờ... rắn độc

Khấm khá nhờ... rắn độc

Nghe tin anh Phan Thanh Bình - ngụ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - quyết định nuôi và kinh doanh rắn hổ mang, nhiều người quen biết đã can ngăn vì lo ngại loài này có nọc độc nguy hiểm nhưng anh vẫn thản nhiên.
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.

“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

(GLO)- Dù mới học lớp 5 và chưa từng qua trường lớp đào tạo nào về cơ khí nhưng ông Phạm Văn Bình (SN 1978, thôn Hưng Hà, xã Phú Cần, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã sáng chế nhiều máy nông nghiệp giúp người nông dân giảm chi phí nhân công, tăng năng suất lao động.
Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Đôi bạn trẻ ở Đắk Nông đã dồn hết tiền mừng cưới cho công cuộc khởi nghiệp với nấm đông trùng hạ thảo. Trải qua bao khó khăn, cặp đôi đã chứng minh đam mê sẽ không viển vông nếu có kiến thức và “đồng vợ, đồng chồng”.
Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

“Hoa sen là biểu tượng cho vẻ đẹp thuần khiết trong văn hóa Á Đông. Lā SEN hay “Là Sen” được xây dựng và phát triển dựa trên nét văn hóa truyền thống ấy”, chị Nguyễn Thị Kim Loan mở đầu cuộc trò chuyện về hành trình khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Người trẻ trở về

Người trẻ trở về

(GLO)- Gần đây, có một sự dịch chuyển từ ít đến nhiều, từ âm thầm đến sôi nổi đang diễn ra tại Gia Lai, đó là “làn sóng trở về” của những người trẻ.
Vợ chồng “khoa bảng”

Vợ chồng “khoa bảng”

(GLO)- Là tôi đang nói đến vợ chồng chị Nguyễn Thị Cẩm Vân và anh Nguyễn Văn Long. Chị là Tiến sĩ chuyên ngành Kế toán, giảng viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Lâm nghiệp-Phân hiệu tại Gia Lai.
15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

Không bằng lòng với những gì đạt được, mỗi bạn trẻ đã thực hiện những ước mơ, khát vọng của mình với những nỗ lực không mệt mỏi ngoài năng lực thiên bẩm để 'bản đồ' thế giới trong từng lĩnh vực đều có tên Việt Nam.