Làm giàu nhờ vốn vay của Đoàn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Vay vốn từ quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp, nhiều thanh niên đã phát triển được mô hình kinh tế, tạo thu nhập ổn định cho gia đình.
Vay vốn để hiện đại hóa sản xuất
Trong thời gian nuôi con nhỏ, chị Phạm Thị Bích Kiều (31 tuổi, ở P.Nhơn Phú, TP.Quy Nhơn, Bình Định) làm bột ngũ cốc dinh dưỡng rồi rao bán trên mạng xã hội được nhiều người đặt mua. Đến năm 2020, chị Kiều xây nhà xưởng, đăng ký kinh doanh hộ gia đình về ngành nghề sản xuất bột ngũ cốc dinh dưỡng… Chị nhập hạt ngũ cốc từ các công ty có uy tín để đảm bảo chất lượng, sau đó rửa sạch, phơi khô, rang rồi đem xay bột để pha chế thành các loại bột ngũ cốc dinh dưỡng.
 
Vợ chồng chị Phạm Thị Bích Kiều tham gia triển lãm giới thiệu sản phẩm OCOOP tại TP.Quy Nhơn. Ảnh: Bảo Thoa
Vợ chồng chị Phạm Thị Bích Kiều tham gia triển lãm giới thiệu sản phẩm OCOOP tại TP.Quy Nhơn. Ảnh: Bảo Thoa
“Thời gian đầu, do làm thủ công nên tôi gặp không ít khó khăn. Các loại hạt đậu nhiều dầu nên có khi máy xay không được, còn mùa mưa thì không thể phơi được hạt ngũ cốc… Khi xay thì không chủ động được thời gian, nếu chủ máy có nhiều đơn hàng thì mình phải chờ rất lâu. Do đó, mình luôn mong có vốn để mua sắm máy móc, mở rộng sản xuất”, chị Kiều kể.
Năm 2021, chị Kiều nghe thông tin Quỹ hỗ trợ thanh niên Bình Định khởi nghiệp, lập nghiệp cho thanh niên vay vốn để phát triển sản xuất nên đã liên hệ với Đoàn thanh niên của địa phương để được hướng dẫn làm hồ sơ. Khoảng 3 tháng sau, chị Kiều được giải ngân vốn vay ưu đãi 200 triệu đồng. Từ nguồn vốn này, chị đầu tư mua các máy rang, xay, sấy ngũ cốc… và đầu tư phát triển bao bì, mẫu mã cho sản phẩm.
Nhờ vậy, cơ sở sản xuất ngũ cốc và kinh doanh nông sản của chị Kiều đã xây dựng được thương hiệu, thị trường ngày càng mở rộng. Hiện cơ sở sản xuất của chị Kiều đang sản xuất 3 loại bột ngũ cốc dinh dưỡng, gồm: loại 8 hạt, loại 12 hạt và loại 22 hạt. Trung bình mỗi tháng chị Kiều sản xuất khoảng 100 kg bột ngũ cốc các loại, doanh thu bình quân mỗi năm khoảng 200 triệu đồng.
 
Sản phẩm Gu’s Coffee của gia đình anh Nguyễn Ngọc Hiên đang dần có chỗ đứng ổn định trên thị trường. Ảnh: Hoàng Trọng
Sản phẩm Gu’s Coffee của gia đình anh Nguyễn Ngọc Hiên đang dần có chỗ đứng ổn định trên thị trường. Ảnh: Hoàng Trọng
Còn anh Nguyễn Ngọc Hiên (ở P.Bồng Sơn, TX.Hoài Nhơn, Bình Định) dù có việc làm ổn định tại một doanh nghiệp lớn những vẫn nung nấu ý tưởng sản xuất cà phê và xây dựng thương hiệu cà phê sạch. Thời gian rảnh, anh Hiên lên các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông tìm nguồn nguyên liệu cà phê sạch và học hỏi kinh nghiệm rang, chế biến, pha chế cà phê nguyên chất... Năm 2017, anh Hiên mua máy móc để sản xuất cà phê sạch, đặt tên sản phẩm là Gu’s Coffee rồi mở quán bán tại P.Bồng Sơn. Năm 2021, anh Hiên quyết định nghỉ hẳn việc ở công ty để dành thời gian tập trung phát triển sản phẩm Gu’s Coffee của mình.
“Khi bắt đầu khởi nghiệp thì khó khăn nhất của thanh niên là vốn và kinh nghiệm. May mắn là tôi vay được 200 triệu đồng từ Quỹ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp để đầu tư phát triển chuỗi cà phê nhượng quyền thương hiệu Gu’s Coffee và đẩy mạnh bán hàng online, hướng đến xuất khẩu”, anh Hiên nói.
Hiện sản phẩm cà phê sạch của anh Hiên đã được bán trực tiếp cho các đại lý ở Bình Định, TP.HCM, Quảng Ngãi… và bán qua các kênh thương mại điện tử như Lazada, Shopee. Bình quân mỗi năm anh Hiên bán khoảng 24 - 25 tấn cà phê bột, doanh thu khoảng 2,5 tỉ đồng.
 
Anh Nguyễn Tấn Tài vay 120 triệu đồng để đầu tư nuôi cá lăng và phát triển du lịch tại nước hồ Phú Nông. Ảnh: Hoàng Trọng
Anh Nguyễn Tấn Tài vay 120 triệu đồng để đầu tư nuôi cá lăng và phát triển du lịch tại nước hồ Phú Nông. Ảnh: Hoàng Trọng
Tạo điều kiện để thanh niên vay vốn
Theo anh Nguyễn Thành Trung, Phó bí thư thường trực Tỉnh đoàn Bình Định, trên địa bàn tỉnh có nhiều thanh niên sử dụng nguồn vốn vay của Quỹ thanh niên Bình Định khởi nghiệp, lập nghiệp để xây dựng mô hình sản xuất hiệu quả. Trong đó, cơ sở chuyên sản xuất phôi và trồng các loại nấm của anh Trần Quang Tiến (26 tuổi, ở H.Phù Mỹ, Bình Định) được vay hơn 100 triệu đồng vào năm 2020 để đầu tư thêm các máy móc, trang thiết bị phục vụ nuôi trồng các loại nấm. Anh Bùi Khắc Bảo (ở TX.Hoài Nhơn, Bình Định) vay 200 triệu vào năm 2021 để đầu tư phát triển cơ sở in, may quần áo đồng phục, hiện cơ sở này có doanh số bán ra khoảng 300 - 400 triệu đồng/tháng. Anh Nguyễn Sơn Tịnh (31 tuổi, ở TX.Hoài Nhơn) vay 200 triệu đồng để phát triển mô hình sản xuất các sản phẩm chén, dĩa, muỗng từ mo cau, vỏ dừa… Năm 2020, anh Nguyễn Tấn Tài (30 tuổi, ở TX.Hoài Nhơn) vay 120 triệu đồng để đầu tư nuôi cá lăng và phát triển du lịch tại nước hồ Phú Nông…

Hỗ trợ 17 dự án thanh niên làm kinh tế

Theo Tỉnh đoàn Bình Định, Quỹ hỗ trợ thanh niên Bình Định lập nghiệp, khởi nghiệp được hình thành vào năm 2019. Nguồn vốn của quỹ được huy động từ nguồn kinh phí xã hội hóa, không sử dụng ngân sách nhà nước nhằm giúp đỡ, hỗ trợ cho đoàn viên, thanh niên, hội viên, học sinh, sinh viên… có cơ hội tiếp cận vốn vay ưu đãi để khởi nghiệp, lập nghiệp.

Đến nay, Quỹ hỗ trợ thanh niên Bình Định lập nghiệp, khởi nghiệp đã hỗ trợ 17 dự án thanh niên làm kinh tế với số tiền 3,1 tỉ đồng. Ngoài ra, Tỉnh đoàn Bình Định cũng đã hỗ trợ 11 dự án với tổng số vốn vay gần 2,2 tỉ đồng từ nguồn vốn 120 của T.Ư Đoàn.

Trong những năm sắp đến, Tỉnh đoàn Bình Định tiếp tục hướng dẫn thanh niên vay vốn, khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội, nguồn vốn vay Quỹ Quốc gia về việc làm kênh Trung ương Đoàn, Quỹ hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, khởi nghiệp... Hằng năm, Tỉnh đoàn Bình Định tổ chức cuộc thi “Dự án khởi nghiệp sáng tạo thanh niên Bình Định” để tìm kiếm, đầu tư và động viên những mô hình, dự án sáng tạo về khởi nghiệp, lập nghiệp trên các lĩnh vực. Qua đó, những dự án khởi nghiệp sáng tạo đoạt giải nếu có nhu cầu đều được Tỉnh đoàn Bình Định hỗ trợ vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh.
Những đoàn viên, thanh niên có dự án, mô hình làm kinh tế hợp pháp hay doanh nhân trẻ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cần vốn để đầu tư sẽ được hỗ trợ vay vốn ưu đãi với lãi suất 0,3%/tháng, trong thời gian 2 năm. Đối với học sinh, sinh viên có đề án khởi nghiệp cần vốn để triển khai vào thực tế sẽ được vay vốn lãi suất 0%...
Theo Hoàng Trọng (TNO)
 

Có thể bạn quan tâm

Khấm khá nhờ... rắn độc

Khấm khá nhờ... rắn độc

Nghe tin anh Phan Thanh Bình - ngụ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - quyết định nuôi và kinh doanh rắn hổ mang, nhiều người quen biết đã can ngăn vì lo ngại loài này có nọc độc nguy hiểm nhưng anh vẫn thản nhiên.
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.

“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

(GLO)- Dù mới học lớp 5 và chưa từng qua trường lớp đào tạo nào về cơ khí nhưng ông Phạm Văn Bình (SN 1978, thôn Hưng Hà, xã Phú Cần, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã sáng chế nhiều máy nông nghiệp giúp người nông dân giảm chi phí nhân công, tăng năng suất lao động.
Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Đôi bạn trẻ ở Đắk Nông đã dồn hết tiền mừng cưới cho công cuộc khởi nghiệp với nấm đông trùng hạ thảo. Trải qua bao khó khăn, cặp đôi đã chứng minh đam mê sẽ không viển vông nếu có kiến thức và “đồng vợ, đồng chồng”.
Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

“Hoa sen là biểu tượng cho vẻ đẹp thuần khiết trong văn hóa Á Đông. Lā SEN hay “Là Sen” được xây dựng và phát triển dựa trên nét văn hóa truyền thống ấy”, chị Nguyễn Thị Kim Loan mở đầu cuộc trò chuyện về hành trình khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Người trẻ trở về

Người trẻ trở về

(GLO)- Gần đây, có một sự dịch chuyển từ ít đến nhiều, từ âm thầm đến sôi nổi đang diễn ra tại Gia Lai, đó là “làn sóng trở về” của những người trẻ.
Vợ chồng “khoa bảng”

Vợ chồng “khoa bảng”

(GLO)- Là tôi đang nói đến vợ chồng chị Nguyễn Thị Cẩm Vân và anh Nguyễn Văn Long. Chị là Tiến sĩ chuyên ngành Kế toán, giảng viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Lâm nghiệp-Phân hiệu tại Gia Lai.
15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

Không bằng lòng với những gì đạt được, mỗi bạn trẻ đã thực hiện những ước mơ, khát vọng của mình với những nỗ lực không mệt mỏi ngoài năng lực thiên bẩm để 'bản đồ' thế giới trong từng lĩnh vực đều có tên Việt Nam.