Mê cà phê, chàng trai Ê Đê bỏ nghề bác sĩ và hành trình đưa cà phê Tây Nguyên bay xa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Y Pốt Niê tốt nghiệp Trường Cao đẳng Y dược Đà Nẵng, học thêm 2 năm chuyên tu, sau đó anh làm việc tại Bệnh viện 175, rồi về Đăk Lăk tiếp tục làm ở bệnh viện với vai trò bác sĩ đa khoa. Đùng một cái, Y Pốt Niê bỏ việc và quyết định khởi nghiệp với hạt cà phê…
Mê cà phê bỏ nghề… bác sĩ
Lớn lên trên vùng đất cà phê, từ khi còn nhỏ, Y Pốt Niê đã nuôi dưỡng niềm đam mê chế biến cà phê với mong muốn nâng cao giá trị hạt cà phê mà bà con trong vùng làm ra.
Vì vậy, sau khi từ TP.HCM về Đăk Lăk tiếp tục theo nghề bác sĩ đa khoa, ngoài thời gian làm việc, Y Pốt Niê đều tranh thủ tìm hiểu và thực hành cách rang, xay cà phê truyền thống từ chính những người trồng cà phê theo cách dân dã mà xưa nay đồng bào Ê Đê vẫn làm.
Những lần từ buôn Kla, xã Dray Sáp (Krông Ana) quay lại TP.HCM, chàng trai Y Pốt Niê mang những gói cà phê nhà mình làm để tặng bạn bè, không ngờ người được tặng ai cũng khen chất lượng cà phê ngon, hương vị đặc trưng… Từ đó Y Pốt Niê lần mò học cách bán "dạo" trên các nền tảng mạng xã hội và nhận được sự quan tâm của nhiều người. Đây cũng là động lực khiến Y Pốt Niê quyết định khởi nghiệp với cà phê bột rang xay theo phong cách đồng bào Ê Đê.
 
Chàng trai Y Pốt Niê hiện là Giám đốc của Công ty TNHH Một thành viên Ê Ðê Café, huyện Krông Ana (Đăk Lăk). Ảnh: Quốc Hải
Chàng trai Y Pốt Niê hiện là Giám đốc của Công ty TNHH Một thành viên Ê Ðê Café, huyện Krông Ana (Đăk Lăk). Ảnh: Quốc Hải
"Khi mình nói ra quyết định bỏ làm bác sĩ để về buôn làng khởi nghiệp với hạt cà phê, cha mẹ mình đã giận hàng tháng trời không thèm nói chuyện. Mình hiểu sự thất vọng của cha mẹ trong thời điểm đó, bản thân mình cũng thấy rất khó. Nhưng càng khó mình càng quyết tâm làm để thay đổi cách suy nghĩ của cha mẹ" - Y Pốt Niê tâm sự.

Trong bốn ngày tham gia Hội nghị kết nối cung cầu TP.HCM và các tỉnh hồi đầu tháng 12/2021, Y Pốt Niê tiêu thụ được hơn 500kg cà phê các loại mà công ty đem tới. Đặc biệt hơn, anh đã kết nối lại được với nhiều khách hàng, đối tác tiềm năng, để tìm lại thị trường đã mất sau dịch Covid-19…

Bắt đầu từ hơn 1ha cà phê của gia đình, đến thời điểm này, để có nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến cà phê bột rang xay, Y Pốt Niê đã liên kết với khoảng hơn 20 hộ để trồng cà phê. 
Cứ thế, đến nay, "vùng nguyên liệu" của Y Pốt Niê đã được mở rộng với diện tích hơn 25ha cà phê Robusta và hơn 10ha cà phê Arabica. Tất cả những vùng trồng này đều được canh tác theo hướng hữu cơ, an toàn…
Cà phê sau khi được thu hoạch về phải trải qua nhiều khâu sơ chế, sau đó được sản xuất hoàn toàn theo cách rang thủ công của người Ê Đê vẫn làm xưa nay.
"Công đoạn rang quyết định hương vị của cà phê, suốt quá trình rang phải đều tay, lửa liu riu để giữ được mùi vị tự nhiên mà trái cà phê đã tiếp nhận tinh hoa của đất trời. Tùy khẩu vị, từng độ tuổi mà cho ra sản phẩm với cà phê nâu sậm và nâu đen ở nhiệt độ khác nhau" - Y Pốt Niê cho hay.
Giờ đây, khi đang là Giám đốc của Công ty TNHH một thành viên Ê Ðê Café, Y Pốt Niê cho biết, cha mẹ đã thay đổi suy nghĩ, không kêu ca than vãn nữa mà nói: "Học gì, làm gì cũng được, nhưng phải giúp ích cho gia đình, buôn làng".
Tuy nhiên, theo chia sẻ của Y Pốt Niê: "Dù bận rộn với công việc kinh doanh cà phê, mình vẫn không bỏ việc cứu giúp người trong buôn làng. Nếu có ai bị những bệnh lặt vặt vẫn tìm đến để xin thuốc, từ ốm đau thông thường, đau bụng, rách tay chân, mình sẵn sàng giúp đỡ…".
Hiện nay, công ty nhỏ của Y Pốt Niê đang tạo công ăn việc làm cho 25 bà con dân tộc trong buôn Kla với mức lương từ 5 - 6 triệu đồng/người/tháng. 
"Trong xưởng chế biến cà phê, người lớn tuổi, người trẻ luôn có một thu nhập ổn định như thế. So với đời sống ở một buôn làng, số tiền đó là khá cao" - Y Pốt Niê chia sẻ thêm.
 
Những hạt cà phê sau khi thu hoạch về phải đảm bảo nhiều yếu tố về chất lượng mới đưa vào sản xuất. Ảnh: Quốc Hải
Những hạt cà phê sau khi thu hoạch về phải đảm bảo nhiều yếu tố về chất lượng mới đưa vào sản xuất. Ảnh: Quốc Hải
Đưa hương cà phê Ê Đê bay xa…
Xác định rằng đã làm cà phê hữu cơ, đưa sản phẩm tới đông đảo người tiêu dùng thì sản xuất trong nhà máy phải đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Hướng đến điều này, Y Pốt Niê đã mời đơn vị độc lập về chứng nhận ở Đà Nẵng về kiểm tra, đánh giá, xét nghiệm từ đất, nước, hạt cà phê… và thành công có được chứng nhận HACCP và ISO 22000.
Từ đây, khi chào hàng sản phẩm, các đối tác, đại lý, khách hàng cũng yên tâm, tin tưởng vào chất lượng cà phê của Y Pốt Niê. Đến nay, khách hàng mê thương hiệu Ê Đê Café của Y Pốt Niê đến từ nhiều vùng miền khác nhau, từ TP.HCM, Hà Nội, Thanh Hóa, Quảng Nam, Đà Nẵng…
Để tìm đầu ra, Y Pốt Niê không ngần ngại ra Bắc, vào Nam đến các hội chợ triển lãm để tìm kiếm khách hàng, nhà cung cấp khắp mọi miền, kể cả khách quốc tế. Bên cạnh đó, anh cũng đưa sản phẩm của mình lên các kênh trực tuyến, phân phối qua các đại lý, công ty rang xay cà phê…
"Trước dịch Covid-19, một số khách hàng từ Singapore, Malaysia đã đến thăm, thử và thích thú hương vị cà phê Ê Đê. Mình đang đàm phán với một số đối tác để tìm hướng xuất khẩu" - Y Pốt Niê nói.
Thời gian gần đây, Y Pốt Niê đã đầu tư thêm máy rang cà phê cỡ lớn 120kg, máy xay, và máy đóng gói cà phê hòa tan tự động… Đặc biệt, ngoài nhiều dòng sản phẩm cà phê từ buôn làng, như Culy, Mix2, Mix3, mới đây, công ty của Y Pốt Niê còn nghiên cứu, ra mắt thêm 2 dòng cà phê hòa tan là hương sầu riêng và khoai môn.
Theo chia sẻ của chàng trai trẻ người Ê Đê, dù dòng cà phê hòa tan này mới ra thị trường nên bán chưa được nhiều, nhưng Y Pốt Niê tin tưởng sẽ sớm được đón nhận bởi những nguyên liệu như sầu riêng và khoai môn đều là những nguyên liệu đạt tiêu chuẩn an toàn được anh đích thân tuyển chọn từ quê hương Đăk Lăk, được trồng theo tiêu chuẩn sạch và an toàn nhất... 
Theo Quốc Hải (Dân Việt)

https://danviet.vn/me-ca-phe-chang-trai-e-de-bo-nghe-bac-si-20220420180547033.htm

Có thể bạn quan tâm

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000). 
Khấm khá nhờ... rắn độc

Khấm khá nhờ... rắn độc

Nghe tin anh Phan Thanh Bình - ngụ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - quyết định nuôi và kinh doanh rắn hổ mang, nhiều người quen biết đã can ngăn vì lo ngại loài này có nọc độc nguy hiểm nhưng anh vẫn thản nhiên.
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.