Mang chuối bị ép giá ủ thành mật, cô gái trẻ bứt phá khởi nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chứng kiến người đồng bào Raglai ở H.Khánh Sơn (tỉnh Khánh Hòa) bị thương lái ép giá chuối rẻ bèo, gia đình của cô gái trẻ đã thu mua chuối với giá tốt về ủ thành mật và khởi nghiệp thành công với sản phẩm mật chuối Tabai.
Nhờ mật chuối là một thức uống dinh dưỡng, lại bổ sung thêm nhiều dưỡng chất tăng cường sức đề kháng nên khách hàng lại càng tin dùng hơn trong đại dịch. Chính vì thế, dẫu trải qua “cơn bão” đại dịch nhưng doanh nghiệp khởi nghiệp của Nguyễn Thị Hương Thanh (27 tuổi, sống tại Khánh Hòa) vẫn có bứt phá vượt qua dịch bệnh và có thêm được rất nhiều khách hàng mới.
Nhiều người từng nghiên cứu nhưng đều thất bại
Quê ở Nghệ An nhưng năm 2016, bố mẹ của Hương Thanh mua một miếng đất hơn 3 ha ở H.Khánh Sơn (tỉnh Khánh Hòa) với ý nguyện là an hưởng tuổi già cùng thiên nhiên và môi trường trong lành nơi đây.

Hương Thanh nhận giải tại cuộc thi. Ảnh: Nữ Vương
Hương Thanh nhận giải tại cuộc thi. Ảnh: Nữ Vương
Thế nhưng, cơ duyên sao bố của Thanh được truyền lại công thức làm nước chuối lên men từ dây chuyền nhà máy sản xuất của người Nhật Bản trước đây. Cộng thêm mỗi ngày chứng kiến hình ảnh người đồng bào Raglai thân hình nhỏ bé, tần tảo với những gùi chuối nặng trĩu trên vai, nhưng chỉ bán được cho thương lái với giá rất rẻ, bèo bọt…
Chính vì thế, sau khi tốt nghiệp ngành kế toán của Trường ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM, Thanh quyết định về nhà cùng với gia đình lập nên An Hòa Farm, bắt đầu từ việc thu mua chuối đều đặn với giá tốt cho người đồng bào Raglai và nghiên cứu ra những sản phẩm chất lượng từ trái chuối, trong đó có mật chuối Tabai.
Thanh kể: “Sau khi nhận được công thức làm nước chuối lên men từ dây chuyền nhà máy sản xuất của người Nhật Bản, gia đình mình đã bắt đầu làm ra những mẻ thành phẩm đầu tiên. Nhưng do công thức đó chưa phải là công thức chuẩn để làm ra một thành phẩm thơm ngon, nên tất cả công sức lúc đó đều như vô ích vì mấy chục tấn chuối, tương đương mấy trăm lít thành phẩm đều đổi thành giấm chuối”.

Thanh mong muốn lan tỏa được các sản phẩm từ nông sản sạch và chất lượng đến với cộng đồng. Ảnh:  NVCC
Thanh mong muốn lan tỏa được các sản phẩm từ nông sản sạch và chất lượng đến với cộng đồng. Ảnh: NVCC
Từ những thất bại ban đầu, gia đình Thanh đã mày mò nghiên cứu ngày đêm, thử nghiệm độ chín của trái chuối, quan sát nhiệt độ nhà kho, đồ đựng và thời gian chưng cất… Phải đến giữa năm 2018, thành phẩm mật chuối Tabai hoàn thiện, màu sắc đẹp tự nhiên, hương vị thơm ngon mới chính thức được đưa ra thị trường.
“Ngày An Hòa Farm chính thức đưa mật chuối Tabai vào thị trường, có rất nhiều chủ cơ sở sản xuất, những người từng nghiên cứu để làm ra sản phẩm mật chuối mà luôn thất bại, đã tìm đến và nếm thử mật chuối Tabai, tất cả đều rất ngạc nhiên về hương vị và hỏi xin công thức. Nên mật chuối Tabai hiện tại của bên mình là sản phẩm độc quyền”, Thanh tự hào về thành quả của gia đình.
Theo Thanh, từ “Tabai” là tiếng đồng bào Raglai, có nghĩa là thức uống lên men từ chuối thơm ngon. Và gia đình Thanh cũng đã đăng ký sở hữu cho công thức, thương hiệu và tên sản phẩm lên Cục Sở hữu trí tuệ.
Trong dịch có thêm được nhiều khách hàng mới
Cô gái trẻ cho biết điểm đặc trưng nhất của mật chuối Tabai chính là được ủ lên men tự nhiên trong chum sành, ít nhất 3 tháng mới ra thành phẩm, điều này tạo nên hương vị thơm ngon, độc đáo và tự nhiên cho sản phẩm, khác hẳn các loại mật làm bằng máy.
“Chính quá trình lên men tự nhiên cũng giúp giữ nguyên hàm lượng kali, canxi, vitamin D trong trái chuối, vừa bổ sung năng lượng, giúp điều hòa huyết áp, đường huyết và hỗ trợ tiêu hóa rất tốt”, Thanh chia sẻ.
Thanh cũng rất tâm đắc khi mật chuối Tabai ra đời đã tạo thêm công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho đồng bào Raglai trên địa bàn. Giải quyết một lượng rất lớn chuối sạch và thơm ngon bị bỏ phí để tạo ra các sản phẩm sạch, bổ dưỡng, giúp ích và cải thiện sức khỏe người tiêu dùng.

Niềm vui của người đồng bào Raglai ở H.Khánh Sơn (tỉnh Khánh Hòa) khi có được đầu ra và giá tốt cho trái chuối. Ảnh: NVCC
Niềm vui của người đồng bào Raglai ở H.Khánh Sơn (tỉnh Khánh Hòa) khi có được đầu ra và giá tốt cho trái chuối. Ảnh: NVCC
Nhắc về những khó khăn trong hành trình khởi nghiệp của mình, cô gái trẻ nhớ lại: “Giai đoạn đầu khi đưa một sản phẩm mới lạ vào thị trường thật sự rất khó khăn và nhiều trở ngại. Nhưng chính vì chất lượng sản phẩm và câu chuyện chân thật về An Hòa Farm và mật chuối Tabai đã chạm tới trái tim của các đối tác, khách hàng nên mọi người đã chung tay cùng gia đình mình lan tỏa các nông sản sạch và chất lượng đến với cộng đồng”.
Đặc biệt, Thanh kể khi trải qua 2 năm dịch bệnh, chỉ trừ lúc tất cả các tỉnh, thành phố đều giãn cách xã hội, thì việc kinh doanh của An Hòa Farm mới tạm ngưng lại, nhưng vẫn không ảnh hưởng nhiều đến doanh thu…
Hiện tại, ngoài mật chuối Tabai, An Hòa Farm còn có các sản phẩm khác như giấm chuối An Hòa, chuối sấy dẻo, xích tiểu đậu - đậu đen xanh lòng do người đồng bào Raglai trồng, tiêu sẻ, tinh dầu sả chanh nguyên chất và bột tắm thảo dược từ 14 loại thuốc bắc…
Với những thành quả đã đạt được cũng như là những ý nghĩa mang lại cho cộng đồng, mật chuối Tabai của Thanh đã xuất sắc giành được giải ba tại cuộc thi Dự án khởi nghiệp lần 7 với chủ đề Nông nghiệp phát triển bền vững, do Trung tâm BSA, Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao và Công ty cổ phần Vinamit đồng tổ chức. Bên cạnh đó, tại cuộc thi, dự án khởi nghiệp của Thanh cũng nhận được giải tư vấn thực hành tiêu chuẩn Localgap trị giá 30 triệu đồng và 1 phiếu mua hàng 10 triệu đồng.

Sản phẩm có giá trị cao và rất tiềm năng

Ông Nguyễn Tuấn Quỳnh, Tổng giám đốc Công ty Saigon Book, nguyên Phó chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ TP.HCM, thành viên ban giám khảo cuộc thi Dự án khởi nghiệp lần 7, đánh giá cao dự án mật chuối Tabai của Hương Thanh.

“Đây là dự án mà các bạn triển khai thành công và đã đưa vào thương mại có hiệu quả. Điều đặc biệt của dự án là các bạn đã biết khai thác sản phẩm địa phương của người đồng bào Raglai và tăng giá trị sản phẩm cho người dân, thay vì bán chuối trái với giá trị thương phẩm không nhiều. Các bạn đã tạo ra sản phẩm có giá trị cho cộng đồng, không chỉ là lợi ích kinh tế mà còn là sản phẩm tốt cho sức khỏe. Đây là dự án rất tiềm năng và ban giám khảo đánh giá rất cao về chất lượng và giá trị dinh dưỡng của mật chuối Tabai”, ông Tuấn Quỳnh nhìn nhận.

Theo Nữ Vương (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Đôi bạn trẻ ở Đắk Nông đã dồn hết tiền mừng cưới cho công cuộc khởi nghiệp với nấm đông trùng hạ thảo. Trải qua bao khó khăn, cặp đôi đã chứng minh đam mê sẽ không viển vông nếu có kiến thức và “đồng vợ, đồng chồng”.
Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

“Hoa sen là biểu tượng cho vẻ đẹp thuần khiết trong văn hóa Á Đông. Lā SEN hay “Là Sen” được xây dựng và phát triển dựa trên nét văn hóa truyền thống ấy”, chị Nguyễn Thị Kim Loan mở đầu cuộc trò chuyện về hành trình khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Người trẻ trở về

Người trẻ trở về

(GLO)- Gần đây, có một sự dịch chuyển từ ít đến nhiều, từ âm thầm đến sôi nổi đang diễn ra tại Gia Lai, đó là “làn sóng trở về” của những người trẻ.
Vợ chồng “khoa bảng”

Vợ chồng “khoa bảng”

(GLO)- Là tôi đang nói đến vợ chồng chị Nguyễn Thị Cẩm Vân và anh Nguyễn Văn Long. Chị là Tiến sĩ chuyên ngành Kế toán, giảng viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Lâm nghiệp-Phân hiệu tại Gia Lai.
15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

Không bằng lòng với những gì đạt được, mỗi bạn trẻ đã thực hiện những ước mơ, khát vọng của mình với những nỗ lực không mệt mỏi ngoài năng lực thiên bẩm để 'bản đồ' thế giới trong từng lĩnh vực đều có tên Việt Nam.