Trồng giống dâu hiếm nhất ngoài trời, chàng trai thu về kết quả bất ngờ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Lo ngại về vấn đề hiệu ứng nhà kính, một chàng trai trẻ đã táo bạo mang giống dâu được đánh giá hiếm nhất thế giới và rất khó chinh phục ra trồng ngoài trời. Cuối cùng, chàng trai ấy đã gặt hái kết quả đáng bất ngờ.

Thịnh đã rất táo bạo khi đưa giống dâu được đánh giá hiếm nhất, đắt nhất và khó trồng nhất ra trồng ngoài trời - Ảnh: NVCC
Thịnh đã rất táo bạo khi đưa giống dâu được đánh giá hiếm nhất, đắt nhất và khó trồng nhất ra trồng ngoài trời - Ảnh: NVCC


Với niềm đam mê nông nghiệp hữu cơ, cách đây 2 năm, Đỗ Minh Thịnh (24 tuổi) quyết tâm về quê Lâm Đồng và cùng làm bạn với đất vườn, cỏ cây. Chính vì đam mê nông nghiệp hữu cơ và bền vững, Thịnh luôn trăn trở về những tác động của việc canh tác nông nghiệp đến thiên nhiên và môi trường. Cũng vì thế, Thịnh khá lo lắng vì tình trạng hiệu ứng nhà kính đáng báo động ở Đà Lạt từ việc trồng nông nghiệp trong nhà lồng. Và anh chàng đã táo bạo đưa dâu Bạch Tuyết, một giống dâu được đánh giá là hiếm nhất, đắt nhất, khó chinh phục nhất và đa phần chỉ được trồng trong nhà lồng để ra trồng ngoài trời.

 

 Thịnh cần mẫn với vườn dâu ngoài trời mỗi ngày.
Thịnh cần mẫn với vườn dâu ngoài trời mỗi ngày.


Đau lòng khi thấy Đà Lạt nóng lên mỗi ngày

Khởi điểm của Thịnh khi về quê là trồng rau và thời gian đầu Thịnh cũng đã trồng trong nhà kính, nên anh chàng hiểu được nhà kính có những ưu điểm và nhược điểm gì.

“Mình từng xa nhà đi học ở TP.HCM, khi quay trở về quê để sinh sống, mình cảm nhận Đà Lạt đã nóng lên rất nhiều sau 4 năm gần đây. Là một người làm nông nghiệp và cũng là một người được sinh ra, lớn lên tại Đà Lạt thì mình cảm thấy lo lắng vì hiệu ứng nhà kính đang rất báo động”, Thịnh bày tỏ.


 

Thành quả dâu Bạch Tuyết đáng tự hào của chàng trai trẻ
Thành quả dâu Bạch Tuyết đáng tự hào của chàng trai trẻ



Trong ký ức của chàng trai trẻ, quê hương của Thịnh là thành phố với bạt ngàn cây thông, cây rau, cây hoa và là những mảng xanh ngoài trời tươi mát.

“Đà Lạt hồi đó là khi mình chạy xe máy ở quanh Hồ Xuân Hương dù lúc 12 giờ trưa mùa hè thì gió thổi vẫn rất mát, thậm chí Đà Lạt từng được mệnh danh là thành phố không điều hoà hay thành phố dùng chung một điều hoà, còn giờ thì nhiều nhà đã phải sắm quạt máy trong nhà để sử dụng”, Thịnh tâm tư.


 

Thịnh hạnh phúc khi chinh phục được giống dâu này ngoài trời
Thịnh hạnh phúc khi chinh phục được giống dâu này ngoài trời
Vườn dâu Bạch Tuyết ngoài trời tại nông trại của Thịnh
Vườn dâu Bạch Tuyết ngoài trời tại nông trại của Thịnh

 
Chính vì thế, trong quá trình làm nông nghiệp của mình, Thịnh chọn canh tác ngoài trời làm chủ đạo, các cây nào thật sự cần thiết thì mới trồng trong nhà lồng.

“Hiện tại mình cũng đang thử nghiệm phương pháp trồng tự nhiên một số cây ngoài trời (phương pháp mô phỏng tự nhiên). Bên cạnh đó, mình có khu các chậu cây con với nhiều loại, khi khách tham quan vườn mình hay tặng để khách mang về trồng. Mình nghĩ mỗi nhà, mỗi người nếu chung tay trồng thêm cây thì sẽ rất tốt”, ông chủ trẻ của nông trại Vitamin chia sẻ.

Hành trình chinh phục giống dâu hiếm nhất ngoài trời

Trong tất cả những cây được thử nghiệm trồng ngoài trời thì dâu Bạch Tuyết là một quyết định rất táo bạo của Thịnh.


 

Dù rất khó khăn giai đoạn đầu, nhưng bây giờ Thịnh vui vì đã chinh phục thành công được giống dâu
Dù rất khó khăn giai đoạn đầu, nhưng bây giờ Thịnh vui vì đã chinh phục thành công được giống dâu "khó tính" này


Theo Thịnh tính đến hiện tại giống dâu này thơm ngon, hiếm nhất thế giới và cực kỳ khó trồng, dù được trồng thành công ở Đà Lạt vào năm 2018 nhưng số lượng farm trồng vẫn rất hạn chế và tất cả chỉ trồng trong nhà lồng.

“Bắt đầu trồng giống này thì mình cũng đã cân nhắc trồng trong nhà lồng để đảm bảo quá trình phát triển, thu hoạch được diễn ra ổn định hơn. Nhưng với tình hình hiệu ứng nhà kính đáng báo động hiện nay thì nông trại đã táo bạo trồng ngoài trời. Và cuối tháng 1 năm 2020, những cây con đầu tiên được trồng tại vườn”, Thịnh kể.

Ông chủ trẻ chọn giống dâu Bạch Tuyết để trồng ngoài trời vì mọi người đều nghĩ “dâu cao cấp phải trồng trong nhà lồng”, cũng như quan điểm “trồng rau thì phải trồng trong nhà lồng”, Thịnh muốn chứng minh là nó chỉ khó trồng chứ không phải là không thể.


 

 Từ chàng sinh viên tốt nghiệp Trường ĐH Luật TP.HCM, Thịnh từ bỏ tất cả để về làm chàng nông dân thực thụ với ước mơ về nền nông nghiệp hữu cơ và bền vững
Từ chàng sinh viên tốt nghiệp Trường ĐH Luật TP.HCM, Thịnh từ bỏ tất cả để về làm chàng nông dân thực thụ với ước mơ về nền nông nghiệp hữu cơ và bền vững


Vì là quyết định táo bạo nên thời gian đầu Thịnh cũng gặp nhiều khó khăn để chinh phục giống dâu “khó tính” này ngoài trời. Thịnh nhớ lại: “Giống này khá mong manh, thực sự rất khó trồng, cây rất dễ bị bệnh, thuộc tính của trái thì mềm nên trồng ngoài trời gặp trời mưa dễ dập. Vào mùa mưa cây hầu như không ra trái, sản lượng cũng như chất lượng đều rất thấp.

“Nhưng bù lại cây dâu có đặc tính sẽ đẻ cây con vào mùa mưa nên để giải quyết vấn đề ra trái ít thì mình đã quyết định không thu hoạch trái vào mùa mưa nữa. Thay vào đó, mình sẽ ưu tiên dưỡng cây mẹ, nhân giống cây con và trồng cây con vào chậu để bán dâu chậu cho khách thích trồng dâu tại nhà. Đến mùa nắng lại chú trọng vào năng suất thu hoạch trái nhiều hơn”, Thịnh chia sẻ.

 

Nông trại của Thịnh hiện nay có đầy đủ các loại rau củ quả thuận tự nhiên và tươi ngon mỗi ngày
Nông trại của Thịnh hiện nay có đầy đủ các loại rau củ quả thuận tự nhiên và tươi ngon mỗi ngày



Hiện tại là lứa thứ 2 nông trại Thịnh thu hoạch giống này, hiện sản lượng đang không đủ cung cấp do đây là giống dâu đang rất “sốt”. Và cũng nhờ trồng ngoài trời nên khách cũng thích mua ở nông trại hơn vì khi cùng điệu kiện chăm sóc, dâu ngoài trời hấp thụ ánh sáng tự nhiên nhiều hơn thì vị dâu ngoài trời cũng sẽ khác.

“Doanh thu bán ra của dâu này cũng khá cao vì giá của giống dâu này thuộc dạng đắt nhất hiện nay và bên Nhật người ta coi đây là 1 món quà thượng hạng. Ví dụ nếu bình ổn, thì dâu New Zealand có giá 250.000 đồng, dâu Nhật 350.000 đồng thì dâu Bạch Tuyết tầm 1triệu đồng/kg”, Thịnh chia sẻ.

 

Yêu thiên nhiên và môi trường, chàng trai trẻ luôn trăn trở về vấn đề canh tác nông nghiệp hiện nay
Yêu thiên nhiên và môi trường, chàng trai trẻ luôn trăn trở về vấn đề canh tác nông nghiệp hiện nay



Khi đã chinh phục thành công giống dâu vừa hiếm, vừa khó trồng, lại vừa thuộc “hạng sang” nhất ở ngoài trời, ông chủ trẻ muốn nhắn gửi: “Hiện có rất nhiều người đang theo đuổi ước mơ nông nghiệp nhưng họ bị cuốn theo lợi nhuận, vì thực sự lợi nhuận từ nhà lồng sẽ rất cao, nhưng cốt yếu của nông nghiệp vẫn phải bảo vệ thiên nhiên. Mình luôn mong mỗi người một tay giúp Đà Lạt mãi là thành phố ngàn hoa, thành phố sương mù, thành phố mộng mơ”.
 

Theo HOA NỮ (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Khấm khá nhờ... rắn độc

Khấm khá nhờ... rắn độc

Nghe tin anh Phan Thanh Bình - ngụ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - quyết định nuôi và kinh doanh rắn hổ mang, nhiều người quen biết đã can ngăn vì lo ngại loài này có nọc độc nguy hiểm nhưng anh vẫn thản nhiên.
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.

“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

(GLO)- Dù mới học lớp 5 và chưa từng qua trường lớp đào tạo nào về cơ khí nhưng ông Phạm Văn Bình (SN 1978, thôn Hưng Hà, xã Phú Cần, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã sáng chế nhiều máy nông nghiệp giúp người nông dân giảm chi phí nhân công, tăng năng suất lao động.
Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Đôi bạn trẻ ở Đắk Nông đã dồn hết tiền mừng cưới cho công cuộc khởi nghiệp với nấm đông trùng hạ thảo. Trải qua bao khó khăn, cặp đôi đã chứng minh đam mê sẽ không viển vông nếu có kiến thức và “đồng vợ, đồng chồng”.
Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

“Hoa sen là biểu tượng cho vẻ đẹp thuần khiết trong văn hóa Á Đông. Lā SEN hay “Là Sen” được xây dựng và phát triển dựa trên nét văn hóa truyền thống ấy”, chị Nguyễn Thị Kim Loan mở đầu cuộc trò chuyện về hành trình khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Người trẻ trở về

Người trẻ trở về

(GLO)- Gần đây, có một sự dịch chuyển từ ít đến nhiều, từ âm thầm đến sôi nổi đang diễn ra tại Gia Lai, đó là “làn sóng trở về” của những người trẻ.
Vợ chồng “khoa bảng”

Vợ chồng “khoa bảng”

(GLO)- Là tôi đang nói đến vợ chồng chị Nguyễn Thị Cẩm Vân và anh Nguyễn Văn Long. Chị là Tiến sĩ chuyên ngành Kế toán, giảng viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Lâm nghiệp-Phân hiệu tại Gia Lai.
15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

Không bằng lòng với những gì đạt được, mỗi bạn trẻ đã thực hiện những ước mơ, khát vọng của mình với những nỗ lực không mệt mỏi ngoài năng lực thiên bẩm để 'bản đồ' thế giới trong từng lĩnh vực đều có tên Việt Nam.