Kiếm tiền triệu từ rêu mọc hoang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nắm bắt xu hướng chơi kiểng kiểu Terrarium (hệ sinh thái thu nhỏ), một số người trẻ kiếm được nguồn thu nhập nhờ vào khai thác và nuôi trồng rêu.
Vào rừng tìm rêu
Anh Lê Tuấn Linh (32 tuổi, sống tại Thị trấn An Thới, TP. Phú Quốc, Kiên Giang) cho hay nhiều năm về trước anh thích đi rừng và suối nên vô tình bén duyên với cây rêu.
Từ đó, anh theo đuổi nghề kinh doanh rêu cạn suốt hơn 3 năm qua. Rêu ở nơi anh khá đa dạng về chủng loài như: đầu trắng, rêu cỏ, rêu ông già, hồng đài….

Dùng rêu làm tiểu cảnh Terrarium (hệ sinh thái thu nhỏ). Ảnh: NVCC
Dùng rêu làm tiểu cảnh Terrarium (hệ sinh thái thu nhỏ). Ảnh: NVCC
“Tôi thường đi rừng, suối mỗi tuần một lần từ tháng 6 tới tháng 11 để thu hoạch vì đây là mùa rêu sinh trưởng. Qua khung thời gian này thì Phú Quốc ít mưa nên tôi sẽ hạn chế khai thác chúng để bảo tồn”, anh nói.

Rêu có rất nhiều ngoài tự nhiên. Ảnh: NVCC
Rêu có rất nhiều ngoài tự nhiên. Ảnh: NVCC
Hành trang đi tìm rêu của anh Linh thường là một đôi ủng quần áo dài tay, một con dao sắc, một chai dầu phật linh và một cái mũ. Anh chia sẻ: "Trong những ngày mưa, tôi phải chú ý hang hốc, khe đá, cành cây vì sau mưa rắn, rết và bò cạp rất nhiều".

Rắn lục đuôi đỏ là một trong những con vật mà anh Linh thường bắt gặp khi đi khai thác rêu trên núi. Ảnh: NVCC
Rắn lục đuôi đỏ là một trong những con vật mà anh Linh thường bắt gặp khi đi khai thác rêu trên núi. Ảnh: NVCC
"Trước khi đi, tôi sẽ định hình mình kiếm loại rêu nào, trung bình mỗi lần đi là từ 7 - 17 giờ. Đôi khi tôi mang theo ổ bánh mì và nước để ăn trưa dọc đường hoặc mang mì tôm cùng một nồi nhỏ nếu đi quá xa", anh Linh kể.

Anh Linh leo núi tìm rêu. Ảnh: NVCC
Anh Linh leo núi tìm rêu. Ảnh: NVCC
Khi lấy rêu, anh Linh dùng dao sắc cạo hoặc cắt ngang lớp dưới và luôn chừa lại ít nhất 1/2 hoặc hơn để rêu sinh sôi phát triển lại. Tùy loại rêu mà 3-6 tháng anh Linh mới lấy lại khu vực đó.

Anh Linh thường đi thu hoạch vào những tháng mưa vì thời gian này độ ẩm tốt giúp rêu phát triển mạnh. Ảnh: NVCC
Anh Linh thường đi thu hoạch vào những tháng mưa vì thời gian này độ ẩm tốt giúp rêu phát triển mạnh. Ảnh: NVCC
Sau khi thu hoạch, những loại rêu nào chưa bán thì anh Linh dùng chúng để ươm. Anh Linh cho hay: “Chỉ cần tạo ra môi trường mô phỏng tự nhiên từ ánh sáng đèn, độ ẩm qua tạo thác, phun sương, nhiệt độ phù hợp không quá 28 độ là có thể ươm thành công rêu để bán”.
Hiện nhiều khách tìm đến anh Linh mua rêu để trang trí các vườn hoa, cây cảnh và Terrarium (hệ sinh thái thu nhỏ).

Anh Linh chăm sóc rêu bằng việc tạo môi trường tự nhiên cho chúng. Ảnh: NVCC
Anh Linh chăm sóc rêu bằng việc tạo môi trường tự nhiên cho chúng. Ảnh: NVCC
Theo kinh nghiệm cá nhân, anh Linh chia rêu ra 3 dòng là rêu chịu hạn, rêu chịu ẩm và rêu hạ thủy được. “Thường thì các bạn mới tìm hiểu tôi khuyến khích họ chơi “terrarium” kín vì giúp dễ kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm của rêu hơn là mở hay ở dưới nước”, anh nói.

Anh Linh đã có 3 năm kinh nghiệm về rêu. Ảnh: NVCC
Anh Linh đã có 3 năm kinh nghiệm về rêu. Ảnh: NVCC
Mỗi ngày, anh đóng từ 100 - 200 hộp để vận chuyển đến các tiệm lớn nhỏ chuyên kinh doanh rêu tại TP.HCM và Hà Nội. “Tùy kích cỡ và hình dạng mà rêu có giá cả khác nhau. Giá trung bình của rêu dao động từ 20.000 đồng đến 100.000 đồng/hộp, có những loại giá vài triệu đồng”, anh Linh chia sẻ.
Phải tìm hiểu đặc tính
Giống như anh Linh, anh Đỗ Hùng Mạnh, 26 tuổi, ngụ số 88 Bạch Mai, Hà Nội, cũng có thêm nguồn thu nhập nhờ kinh doanh rêu. Mỗi tháng anh bán được từ gần 100 hộp rêu. Mỗi hộp có giá từ vài chục đến vài trăm ngàn đồng.

Rêu đa dạng về chủng loại. Ảnh: NVCC
Rêu đa dạng về chủng loại. Ảnh: NVCC

Giá dao động từ vài chục đến vài trăm ngàn đồng cho một hộp rêu nhỏ. Ảnh: NVCC
Giá dao động từ vài chục đến vài trăm ngàn đồng cho một hộp rêu nhỏ. Ảnh: NVCC
Chàng trai 26 tuổi chia sẻ bản thân biết đến rêu thông qua một người anh ở cơ quan cũ.
Anh Mạnh kể: “Hơn một năm về trước, tôi tò mò nên có nhờ anh ấy làm hộ 1 đến 2 bối cảnh để chơi, rồi hai người đặt mua rêu về trang trí thêm. Sau khi hoàn tất, thấy thừa rêu nhiều quá nên tôi mới đăng tải vào các nhóm chơi cây cảnh thì rất nhiều anh, em ở Hà nội hay các nơi khác hỏi mua lại”.
Từ đó, anh Mạnh mua thêm nguồn rêu sỉ từ những người khai thác ở trên núi về ươm trồng rồi bán lại.

Nhiều người mua rêu để sử dụng cho việc trang trí tiểu cảnh đặt trên bàn làm việc, văn phòng. Ảnh: NVCC
Nhiều người mua rêu để sử dụng cho việc trang trí tiểu cảnh đặt trên bàn làm việc, văn phòng. Ảnh: NVCC
Theo anh Mạnh, nhiều người tìm đến anh mua rêu là để sử dụng cho việc trang trí tiểu cảnh đặt trên bàn làm việc, văn phòng nhằm giúp giảm căng thẳng hay muốn có một không gian xanh không quá rộng nơi mình đang ở.
“Trên thị trường thì cũng nhiều người bán rêu với giá cả đa phần như nhau nhưng quan trọng là chất lượng", anh Mạnh, một trong những người kiếm tiền từ rêu, cho biết.
Theo Tấn Đạt (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000). 
Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.
Khấm khá nhờ... rắn độc

Khấm khá nhờ... rắn độc

Nghe tin anh Phan Thanh Bình - ngụ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - quyết định nuôi và kinh doanh rắn hổ mang, nhiều người quen biết đã can ngăn vì lo ngại loài này có nọc độc nguy hiểm nhưng anh vẫn thản nhiên.
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.