Từ bán sữa bắp chuyển sang bán thịt heo, doanh thu gấp đôi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cao Hoàng Khang (26 tuổi, ngụ đường Mậu Thân, P.An Hòa, TP.Cần Thơ) từng có 5 điểm bán sữa bắp tại Cần Thơ, doanh thu một tháng khoảng 200 triệu đồng.
 
Các điểm bán sữa bắp của Khang thu hút rất nhiều bạn trẻ. Ảnh: NVCC
Các điểm bán sữa bắp của Khang thu hút rất nhiều bạn trẻ. Ảnh: NVCC
Đợt dịch lần thứ 4 bùng phát khiến các điểm bán đều đóng cửa, đồng nghĩa việc kinh doanh bị điêu đứng…
Nhưng trong khó khăn, Khang đã tìm thấy cơ hội và quyết định dùng kiến thức, kinh nghiệm trong quá trình vận hành quán cũ để chuyển qua bán thịt heo. Chính nhờ nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, biết linh động xoay chuyển tình thế ngay trong khó khăn của dịch Covid-19 để không những trụ vững mà còn đạt được doanh thu hơn gấp đôi thời điểm trước dịch.
Từ kinh doanh sữa bắp…
Khang trước đây là sinh viên ngành dược của Trường ĐH Tây Đô nhưng anh tự nhận là có “máu kinh doanh” và đam mê kiếm tiền nên từ năm nhất đại học đã bắt đầu đi làm thêm và tự kinh doanh buôn bán lặt vặt. Sau vài năm như thế, khi đã trải qua rất nhiều ngành nghề và vô tình anh chàng cảm nhận mình thích hợp với ăn uống hơn. Và thế là bắt tay thử.
“Sau nhiều lần trầy da tróc vảy vì những món mình làm ra đều không được nhiều người đón nhận từ cơm tấm, bún xào…, cuối cùng cũng có khởi sắc khi mình nấu những chai sữa bắp đi bán dạo ngoài đường, được mọi người đón nhận và cho những phản hồi tích cực hơn. Thế là mình bắt đầu nghiêm túc hơn với món sữa bắp này”, Khang kể.
Điều độc đáo và tạo nên sự khác biệt cho thương hiệu sữa bắp của Khang đó là anh cho thêm topping (tên gọi chung để chỉ các loại thạch, trân châu, pudding, phô mai… trong những ly trà sữa) để bắt mắt, ngon hơn và đặc biệt tiếp cận nhiều khách hàng trẻ hơn.
 
Hoàng Khang từ anh chàng bán sữa bắp chuyển sang bán thịt heo để vượt qua khó khăn của dịch Covid-19. Ảnh: NVCC
Hoàng Khang từ anh chàng bán sữa bắp chuyển sang bán thịt heo để vượt qua khó khăn của dịch Covid-19. Ảnh: NVCC
“Thế là vô tình mình làm thay đổi khái niệm của khách hàng từ uống sang thưởng thức. Và vì mình lựa chọn sản phẩm khác biệt giữa thị trường toàn trà sữa, đổi vị cho những bạn trẻ là tín đồ của thức uống này bằng sản phẩm thiên về thực vật tốt cho sức khỏe nên nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của mọi người”, Khang chia sẻ.
Mọi thứ đang rất suôn sẻ với 5 điểm bán, doanh thu mỗi tháng trên 200 triệu đồng nhưng dịch Covid-19 bùng phát và phải chấp nhận đóng cửa.

“Giờ nhìn lại nếu mình không thay đổi mô hình kinh doanh kịp thời thì khó mà trụ nổi qua dịch vì không ai biết được sau 3 tháng, 5 tháng dịch có hết hoàn toàn hay không. Nếu mà chứng kiến những thứ mình xây dựng suốt 4 - 5 năm đổ vỡ ngay trước sự bất lực của bản thân thì cảm xúc nó tệ không từ nào diễn tả được.

Cao Hoàng Khang (ngụ TP.Cần Thơ)

“Mọi thứ đều diễn ra quá nhanh khiến cho nhiều dự tính bị vỡ lở. Tiền nhà, tiền hàng, tiền nhân viên và nhiều chi phí khác không hẹn mà đến. Thật sự lúc đó rất nản và không biết phải như thế nào để xoay xở và trụ qua dịch. Nhưng rồi, như được khai sáng và mình đã biến nguy thành cơ, lập tức chuyển đổi hướng đi mới”, Khang kể.
…Đến bán thịt heo
Khang nhớ lại thời điểm đó khi lướt TikTok và thấy video của anh Trần Thanh Tùng, giảng dạy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Sở Khoa học - Công nghệ TP.HCM, chia sẻ về chủ đề khởi nghiệp trong mùa dịch, trong đó có lời khuyên: “Không có thời điểm nào khởi nghiệp tốt hơn ngay bây giờ. Nếu ngay bây giờ các bạn không tìm ra được cơ hội kinh doanh, cơ hội khởi nghiệp online. Nếu ngay bây giờ không tìm được nhu cầu mà chỉ có bạn mới thỏa mãn được thôi. Nếu ngay bây giờ bạn không bắt đầu luôn thì nhiều khi tới năm 2023 còn chưa biết có hết dịch hay không”, từ đó Khang đã được khai sáng.
 
Khang từ tham gia nhiều diễn đà khởi nghiệp. Ảnh: NVCC
Khang từ tham gia nhiều diễn đà khởi nghiệp. Ảnh: NVCC
“Thật sự những lời chia sẻ đó đã làm thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của mình. Từ một người đang bị dồn vào đường cùng vì phải đóng cửa các cửa hàng, đến việc biết cách chuyển sang hướng đi mới phù hợp mùa dịch, khách hàng cần cái gì thì bán cái đó. Chính vì thế, mình làm khảo sát thị trường và quyết định chọn phân phối thịt heo”, Khang chia sẻ.
Khi chuyển đổi hoàn toàn từ bán sữa bắp sang bán thịt heo, điều khó khăn đầu tiên là Khang không có kinh nghiệm về thịt heo, nên bắt buộc phải tự tìm hiểu.
“Khi chuyển qua mô hình bán thịt heo, mình tiếp cận những khách hàng đầu tiên chính là những mối khách hàng quen biết mà mình đã xây dựng trong suốt những năm bán sữa bắp. Kèm với đó là tận dụng mạng xã hội làm kênh truyền thông giới thiệu sản phẩm. Trong mùa dịch, rất hạn chế trong việc mua bán đi lại nên mình chọn một bên thứ ba chuyên giao hàng mà có giấy tờ đầy đủ và đảm bảo những điều kiện an toàn trong dịch”, Khang kể.
Khang cho biết mình lựa chọn bán thịt heo nhập khẩu và nhập với số lượng lớn nên giá thành bán ra sẽ rẻ hơn nhiều so với giá thịt trên thị trường. “Mình chọn công ty uy tín để nhập hàng vừa đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng mà giá thành lại rẻ hơn. Với tình hình tài chính hiện tại bị ảnh hưởng nhiều trong dịch, thì những sản phẩm giá rẻ mà đảm bảo chất lượng sẽ được người dân ưu tiên lựa chọn hàng đầu”.
Vì linh động chuyển đổi mô hình và tìm được đúng nhu cầu của người dân nên doanh thu mùa dịch của Khang gần 500 triệu đồng/tháng.
“Giờ nhìn lại nếu mình không thay đổi mô hình kinh doanh kịp thời thì khó mà trụ nổi qua dịch vì không ai biết được sau 3 tháng, 5 tháng dịch có hết hoàn toàn hay không. Nếu mà chứng kiến những thứ mình xây dựng suốt 4 - 5 năm đổ vỡ ngay trước sự bất lực của bản thân thì cảm xúc nó tệ không từ nào diễn tả được”, Khang bày tỏ.

Đạt được 4 tiêu chí của chuyển đổi linh động

 
Khang từ tham gia nhiều diễn đà khởi nghiệp. Ảnh: NVCC
 

Anh Trần Thanh Tùng (ảnh), Giảng dạy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Sở Khoa học - Công nghệ TP.HCM, đánh giá: Hoàng Khang đã đạt được 4 tiêu chí của việc chuyển đổi linh động trong mùa dịch. Thứ nhất là phát hiện nhu cầu của phân khúc khách hàng ngay tại địa phương nơi bạn sống và bạn có thể đáp ứng được nhu cầu đó. Thứ hai là nguồn lực, bạn tìm kiếm được một sự kết nối giữa nhu cầu rất cấp thiết của khách hàng và nguồn lực của chính bản thân bạn. Thứ ba bạn rất nhanh trong việc tìm cách chuyển đổi, tận dụng những kênh truyền thông online miễn phí, và với sức trẻ, mối quan hệ mà bạn có được để cùng cộng hợp với nhau. Thứ tư là bạn dám dũng cảm thay đổi nhanh gọn mà tốc độ thay đổi của bạn được tính theo ngày, từ đó bạn cố gắng giúp cho doanh nghiệp có được lợi nhuận ngay trong thời điểm nhiều khó khăn nhất.

Tôi tin rằng, sau dịch Hoàng Khang không chỉ quay lại với mô hình bán sữa bắp mà bạn còn có thể có thêm một kênh kinh doanh mới, bổ sung cho nhau rất tuyệt vời.

Theo Nữ Vương (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000). 
Khấm khá nhờ... rắn độc

Khấm khá nhờ... rắn độc

Nghe tin anh Phan Thanh Bình - ngụ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - quyết định nuôi và kinh doanh rắn hổ mang, nhiều người quen biết đã can ngăn vì lo ngại loài này có nọc độc nguy hiểm nhưng anh vẫn thản nhiên.
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.