Quảng Ngãi: Cử nhân cầm bằng đại học về quê nuôi heo có cái tên lạ, 4 năm sau đã có cơ ngơi tiền tỷ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tốt nghiệp đại học chuyên ngành Quản lý Tài nguyên rừng, nhưng anh Nguyễn Hữu Phúc (sinh năm 1991) ở xã Hành Tín Đông, huyện Nghĩa Hành (tỉnh Quảng Ngãi) lại chọn ngã rẽ riêng cho mình với nghề nuôi heo ky (lợn ky).
Khi mới khởi nghiệp nuôi heo ky, trong tay 9X Nguyễn Hữu Phúc chỉ có vài chục triệu đồng làm vốn, sau 4 năm, anh đã sở hữu trang trại heo ky tiền tỷ.
Về quê nuôi heo ky
Với sự nhạy bén, năng động trong công việc cùng mong muốn làm giàu tại quê hương, bắt tay vào làm kinh tế, anh Phúc loay hoay lựa chọn hướng khởi nghiệp cho mình. 
Lúc đầu, anh nuôi gà theo hướng an toàn sinh học, được vài lứa nuôi đầu tiên mang lại hiệu quả, nhưng dần về sau nguồn giống không ổn định và đầu ra luôn bấp bênh. 

Bình quân mỗi lữa, trang trại nuôi heo ky của anh Nguyễn Hữu Phúc, xã Hành Tín Đông, huyện Nghĩa Hành (tỉnh Quảng Ngãi) thu lãi hơn 200 triệu đồng/lứa. Ảnh: Huyền Hương.
Bình quân mỗi lữa, trang trại nuôi heo ky của anh Nguyễn Hữu Phúc, xã Hành Tín Đông, huyện Nghĩa Hành (tỉnh Quảng Ngãi) thu lãi hơn 200 triệu đồng/lứa. Ảnh: Huyền Hương
Không dừng lại ở đó, anh Phúc tiếp tục tìm tòi trên mạng Internet, sách, báo, học hỏi từ bạn bè...và anh nhận thấy mô hình nuôi heo ky (là heo rừng lai với heo bản địa) có nhiều thú vị.
Heo ky cũng là vật nuôi có giá trị kinh tế cao, được thị trường hiện nay ưa chuộng nên anh quyết định đầu tư chăn nuôi.
Vào đầu năm 2018, anh quyết định mua 4 con heo nái và 1 con heo đực về nuôi với tổng chi phí 38 triệu đồng.
Khu vực chuồng nuôi heo được xây dựng kiên cố, bố trí rất gọn gàng trên diện tích hơn 2 sào đất (1.000 m2) trong đó, 300m2  anh xây 6 chồng nuôi. Phần còn lại làm bãi sân rộng, anh trồng thêm ít cây ăn quả và cây chuối vừa làm bóng mát cho heo, vừa là nguồn thức ăn cho heo.
Anh Phúc tâm sự: "Thời điểm ban đầu mới nuôi heo ky, do chưa có kinh nghiệm nên gặp rất nhiều khó khăn, nhất là heo con mới đẻ bị tiêu chảy, còi cọc, bỏ ăn 4 – 5 ngày rồi chết. Tôi được hỗ trợ kỹ thuật của cán bộ thú y địa phương, kinh nghiệm học hỏi từ bạn bè, qua các tài liệu, sách, báo, Internet...".
Ngoài dùng các loại thuốc thú y, anh Phúc còn thường xuyên dùng một số loại lá hoặc quả có chất chát như: đọt ổi, lá chè, lá gai...giã nhỏ lọc lấy nước cho heo uống rất hiệu quả, nên đàn heo dần được ổn định, khỏe mạnh và nhanh lớn...
Nhờ chăm chỉ, siêng năng chăm sóc heo một cách khoa học nên mô hình chăn nuôi heo ky của anh Nguyễn Hữu Phúc dần phát triển ổn định. Quy mô, số lượng trang trại nuôi heo ky của anh ngày càng phát triển và đem lại hiệu quả đáng kể.
Nuôi keo ky thu lãi hơn 200 triệu đồng/lứa
"Lợi thế về chất lượng thịt heo thơm ngon nên heo ky của tôi lúc nào cũng không đủ bán, trọng lượng bình quân khi heo xuất bán tầm 20 – 30kg/ con, với giá bán sỉ từ 120.000 - 140.000 đồng/kg heo hơi, đối với người mua lẻ từ 160.000 – 180.000 đồng/kg heo hơi...", anh Phúc cho hay.
Sau khi trừ chi phí, số tiền lợi nhuận anh Phúc thu được sau mỗi lứa heo ky hơn 200 triệu đồng. Dự kiến thời gian tới anh sẽ mở rộng thêm chuồng trại, tiếp tục nhân giống, tăng đàn để nâng cao thu nhập cho gia đình...

Huyện đoàn huyện Nghĩa Hành (tỉnh Quảng Ngãi) tham quan mô hình nuôi heo ky của anh Phúc. Ảnh: Huyền Hương
Huyện đoàn huyện Nghĩa Hành (tỉnh Quảng Ngãi) tham quan mô hình nuôi heo ky của anh Phúc. Ảnh: Huyền Hương
Theo anh Phúc, heo ky có sức đề kháng cao, nếu biết nuôi thì ít bị bệnh, dễ nuôi và ít tốn công chăm sóc. Chuồng trại nuôi heo ky phải đảm bảo thoáng mát, thường xuyên vệ sinh sạch sẽ. Đặc biệt, trong giai đoạn heo sinh sản cần chú ý nhốt riêng heo mẹ và đàn heo con với các lứa heo khác, tránh tình trạng heo lớn dẫm đạp heo nhỏ.
"Để heo ky sinh trưởng, phát triển tốt hơn, định kỳ bổ sung một số loại thuốc bổ trợ như: vitamin và kháng chất cần thiết để nâng cao sức đề kháng cho heo, sẽ hạn chế được tình trạng dịch bệnh, dùng kháng sinh lâu ngày làm rối loạn hệ vi sinh đường ruột, gây ra tình trạng tiêu chảy kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe đàn heo", - anh Phúc chia sẻ.
Trong suốt thời gian chăn nuôi heo ky, anh Phúc đã tích luỹ được một số kinh nghiệm về kỹ thuật cũng như các biện pháp phòng trị bệnh và cách quản lý chăm sóc. 
Với quan điểm "Chất lượng thức ăn quyết định chất lượng thịt", chính vì thế anh rất tự tin về nguồn thức ăn sạch và chất lượng mà anh đã dùng bao lâu nay, như: chuối cây, bột bắp, cám gạo, bánh dầu tất cả trộn đều với nhau cho ăn ngày 2 lần. Đặc biệt, anh không cho ăn thức ăn công nghiệp nên chất lượng thịt heo rất thơm ngon...
Anh Phúc cho biết thêm, hiện nay, số heo mẹ ban đầu đã đẻ được 8 lứa, nâng tổng số heo trong chuồng lên 60 con lớn nhỏ và anh đã chọn lựa những con heo đẹp, khỏe mạnh để nhân giống, tăng đàn, số còn lại anh tiếp tục nuôi để bán thịt. Vì heo giống mua ở ngoài dễ mang theo mầm bệnh lay lan cho heo nhà nên anh không an tâm.
Là Bí thư Chi đoàn thôn, anh Phúc vừa là gương thanh niên sản xuất giỏi, lại nhiệt tình, năng nổ, tích cực tham gia các hoạt động xã hội như: hiến máu nhân đạo, xây dựng nhiều công trình thanh niên…
Anh Phúc cũng chia sẻ kỹ thuật và kinh nghiệm nuôi heo ky cho đoàn viên thanh niên trong chi đoàn thôn, xã và huyện cùng phát triển, nhân rộng mộ hình, góp phần xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế ở địa phương.
Theo Huyền Hương (Dân Việt)

https://danviet.vn/quang-ngai-cu-nhan-cam-bang-dai-hoc-ve-que-nuoi-heo-co-cai-ten-la-4-nam-sau-da-co-co-ngoi-tien-ty-20210913092408575.htm

Có thể bạn quan tâm

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000). 
Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.
Khấm khá nhờ... rắn độc

Khấm khá nhờ... rắn độc

Nghe tin anh Phan Thanh Bình - ngụ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - quyết định nuôi và kinh doanh rắn hổ mang, nhiều người quen biết đã can ngăn vì lo ngại loài này có nọc độc nguy hiểm nhưng anh vẫn thản nhiên.
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.