Một mình một lối đi, cậu bé "điên" khiến bao người trầm trồ, ao ước về miệt vườn độc đáo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
22 tuổi nhưng Nguyễn Đức Thành đã có thâm niên 8 năm làm nông. Chàng trai trẻ ấy đã có lúc bị nói là điên vì khởi nghiệp chẳng giống ai nhưng đã mang về nhiều thành công bất ngờ.
Từng phải bỏ 2-3 tấn quả vì sâu bệnh
14 tuổi, Nguyễn Đức Thành (trú thôn Quảng Tiến, xã Quảng Hiệp, huyện Cư M'Gar, Đắk Lắk) bỏ học bắt đầu làm nông. Bố mất, để lại cho mảnh vườn hơn 3ha, Thành bắt đầu một mình thực hiện những ý tưởng "điên rồ".

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk, ông Bùi Văn Cường (giữa) đến thăm mô hình của Thành.
Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk, ông Bùi Văn Cường (giữa) đến thăm mô hình của Thành.
Thành bắt đầu chuyển đổi dần diện tích cây trồng. Nhưng Thành không làm theo cách của các "lão làng" mà làm theo cách của mình. Sự đổi thay ấy không chỉ khiến mẹ Thành lo lắng mà nhiều người thậm chí nói cậu bé ấy "điên".
Dù mọi người có nói gì, Thành không từ bỏ. Chàng trai ấy, một mặt duy trì những gì có sẵn trên mảnh vườn bố để lại, một mặt bắt đầu chuyển đổi dần một số cây, con theo ý tưởng riêng của mình. Ý tưởng của Thành đó là làm sao để có sản phẩm an toàn nhất, chất lượng nhất.

Hàng trăm cây dừa Xiêm lùn của Thành đã bắt đầu cho trái.
Hàng trăm cây dừa Xiêm lùn của Thành đã bắt đầu cho trái.
"Ngày ấy, thấy trái cây có nhiều triển vọng em bắt đầu về miền Tây mua hàng loạt loại giống cây về trồng thử nghiệm. Tây Nguyên đất đai phì nhiêu, có thể nói trồng bất cứ cây gì cũng có thể phát triển tốt. Nhưng em không trồng như mọi người. Cái em muốn đó là phải làm sao có được sản phẩm tốt nhất, an toàn nhất cho người tiêu dùng"- Thành nói.
"Em đam mê nông nghiệp từ khi nào cũng không nhớ. Nhưng gần như ngoài thời gian học, thời gian còn lại em dành hết cho việc tìm hiểu học hỏi các mô hình nông nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng. Khi bắt đầu được "làm chủ", em thấy cái gì hay là tìm cách thực hành ngay. Nhưng do không có vốn, em buộc phải giữ lại vườn cây của bố để duy trì thu nhập, lấy vốn nuôi dưỡng những ý tưởng"- Thành nói thêm.
Vườn vú sữa của Thành cũng bắt đầu cho quả ngọt.
Vườn vú sữa của Thành cũng bắt đầu cho quả ngọt.
Tây Nguyên đất đai phì nhiêu. Có thể nói bất kỳ loại cây trái nào trồng xuống đều sinh trưởng, phát triển rất tốt và năng suất rất cao. Nhưng Thành đã thất bại ngay từ lần đầu tiên. Bởi Thành "điên". Cậu bé ấy không chọn cách trồng an toàn nhất mà lại trồng theo hướng nông nghiệp hữu cơ. Do không dùng phân, thuốc hóa học nên cậu bé không thể kiểm soát được sâu bệnh.
"Đã có lần vườn ổi của em bị hư một lúc 2-3 tấn phải bỏ đi không thể bán được. Hơn nữa, ngày ấy giống cây giá khá cao. Trong khi đó giá ổi lại thấp, phân bón hữu cơ để bón cho cây cũng tốn kém không ít nên em đã gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng ngay từ khi bắt tay vào làm em đã chấp nhận thất bại. Nếu không làm thì không thể rút ra được kinh nghiệm và không thể biết mình có thành công được hay không"- Thành tâm sự.
Chính vì suy nghĩ đó, chàng trai trẻ ấy tiếp tục kiên trì mày mò, học hỏi để tìm cách chế ngự sâu bệnh và quyết tâm thực hiện bằng được ý tưởng phát triển nông nghiệp hữu cơ. Sau một năm với những nỗ lực không ngừng cuối cùng vườn ổi của Thành đã không còn sâu bệnh. Thành đã làm ra những quả ổi ngon nhất nhì Đắk Lắk và hoàn toàn "sạch".
Tiếng lành đồn xa, chẳng mấy chốc vườn ổi của Thành đã được nhiều người biết đến. Thành không chỉ bán ổi được giá cao mà sản phẩm làm ra bao nhiêu được tiêu thụ hết bấy nhiêu. Từ thành công này, Thành đã mạnh dạn chuyển đổi hết khu vườn mà bố để lại sang trồng các loại trái cây.
Liên tiếp trong mấy năm gần đây, khu vườn của Thành đã cho lãi ròng trên dưới 300 triệu đồng/năm. Ngoài ổi, vườn cây còn có 17 loại cây trái khác trong đó một số loại cây như dừa xiêm lùn, vú sữa…đã bắt đầu cho thu nhập. Tất cả sản phẩm của Thành đều là nông sản sạch và luôn bán được giá cao hơn sản phẩm cùng loại.
Đưa tôm càng xanh lên Tây Nguyên cho sống chung với cá
Đấy là một ý tưởng hết sức táo bạo của Thành. Chẳng ai dám nghĩ tôm càng xanh có thể nuôi được ở Tây Nguyên nhưng Thành vẫn dám thử. Thành kể, những năm qua em đã như con thoi đi lại liên tục giữa Tây Nguyên với miền Tây. 
Thành đi để vừa mang giống cây ăn trái về trồng, vừa để bán cho bà con trong vùng. Và trong những chuyến đi đó, Thành đã nghĩ đến việc làm sao để đưa tôm càng xanh về Tây Nguyên để nuôi.

Thành đã nuôi thành công tôm càng xanh, trở thành người đầu tiên đưa loài thủy sản này lên Tây Nguyên.
Thành đã nuôi thành công tôm càng xanh, trở thành người đầu tiên đưa loài thủy sản này lên Tây Nguyên.
Nhà vốn có sẵn 1 ha ao cá nhưng vấn đề là làm sao để đưa tôm về Tây Nguyên mà nó không chết và nó có thể sống được ở môi trường hoàn toàn mới lạ này. Để trả lời những thắc mắc đó, Thành đã bỏ rất nhiều công sức để nghiên cứu về môi trường sống của tôm càng xanh.

Khu vườn của Thành giờ đây đã trở thành điểm đến thú vị của rất nhiều du khách.
Khu vườn của Thành giờ đây đã trở thành điểm đến thú vị của rất nhiều du khách.

Năm 2018, Thành tiếp tục đưa ra một quyết định "điên rồ" nữa là đưa tôm càng xanh về Tây Nguyên nuôi thử nghiệm. Nhưng ngay từ ban đầu, Thành đã thất bại ê chề do tỷ lệ tôm sống rất thấp. Song Thành không bỏ cuộc. Cậu thanh niên ấy chỉ xem thất bại là một bài học.
Thành tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu kỹ hơn các điều kiện môi trường sống của tôm càng xanh. Năm 2019, cậu bé ấy một lần nữa mua thêm 30 ngàn con tôm giống càng xanh về nuôi, sau khi đã nghiên cứu kỹ các điều kiện về môi trường sống của loài vật này. Và Thành đã bắt đầu đạt được kết quả khả quan khi thu về được hơn 200 kg tôm càng xanh, lãi gần 30 triệu đồng.
Năm 2020, với những kinh nghiệm đã có, Thành tiếp tục mua 100 ngàn tôm càng xanh giống về nuôi. Và lần này, mặc dù tỷ lệ tôm chết vẫn còn khá cao nhưng Thành đã thành công nhờ giá bán tôm cao hơn thị trường rất nhiều. Thành cho biết, so với những lần trước, lần này tôm càng xanh sinh trưởng phát triển khá tốt. Tỷ lệ trung bình đạt từ 9-14 con/kg.
Do không cho ăn cám công nghiệp mà được cho ăn ngô, đậu nành và những sản phẩm nông nghiệp có sẵn nên tôm càng xanh mà Thành nuôi được người tiêu dùng đánh giá rất cao. Nhờ đó, tùy theo trọng lượng, giá tôm của Thành bán ra giao động từ 350 ngàn đến 500 ngàn đồng/kg, cao hơn rất nhiều sao với giá thị trường. Dù vậy, rất nhiều người tiêu dùng vẫn chọn sản phẩm của Thành.
Từ một cậu bé bắt đầu khởi nghiệp bị gọi là "điên", Thành giờ đây đã được rất nhiều người biết đến. Nhiều năm qua, chàng trai ấy luôn nhận được sự động viên khích lệ từ chính quyền địa phương thông qua những tấm giấy khen và những cuộc viếng thăm của lãnh đạo đầu tỉnh Đắk Lắk.
Khu vườn của Thành giờ đây cũng là điểm đến của rất nhiều du khách trong và ngoài tỉnh đến trải nghiệm và tham quan. Hầu hết những người đến đây đều rất thích thú khi được câu cá, ăn trái cây hữu cơ tại vườn và thưởng thức những con tôm càng xanh không chỉ thơm ngon mà "sạch" của Thành.
Duy Hậu (Dân Việt)

https://etime.danviet.vn/mot-minh-mot-loi-di-cau-be-dien-khien-bao-nguoi-tram-tro-ao-uoc-ve-miet-vuon-doc-dao-20210426085902989.htm

Có thể bạn quan tâm

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Đôi bạn trẻ ở Đắk Nông đã dồn hết tiền mừng cưới cho công cuộc khởi nghiệp với nấm đông trùng hạ thảo. Trải qua bao khó khăn, cặp đôi đã chứng minh đam mê sẽ không viển vông nếu có kiến thức và “đồng vợ, đồng chồng”.
Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

“Hoa sen là biểu tượng cho vẻ đẹp thuần khiết trong văn hóa Á Đông. Lā SEN hay “Là Sen” được xây dựng và phát triển dựa trên nét văn hóa truyền thống ấy”, chị Nguyễn Thị Kim Loan mở đầu cuộc trò chuyện về hành trình khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Người trẻ trở về

Người trẻ trở về

(GLO)- Gần đây, có một sự dịch chuyển từ ít đến nhiều, từ âm thầm đến sôi nổi đang diễn ra tại Gia Lai, đó là “làn sóng trở về” của những người trẻ.
Vợ chồng “khoa bảng”

Vợ chồng “khoa bảng”

(GLO)- Là tôi đang nói đến vợ chồng chị Nguyễn Thị Cẩm Vân và anh Nguyễn Văn Long. Chị là Tiến sĩ chuyên ngành Kế toán, giảng viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Lâm nghiệp-Phân hiệu tại Gia Lai.
15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

Không bằng lòng với những gì đạt được, mỗi bạn trẻ đã thực hiện những ước mơ, khát vọng của mình với những nỗ lực không mệt mỏi ngoài năng lực thiên bẩm để 'bản đồ' thế giới trong từng lĩnh vực đều có tên Việt Nam.