Hà Nội: Nữ tỷ phú quyền lực trong "làng rau sạch hữu cơ" tiết lộ những bí quyết trong nghề

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sau 16 bôn ba nước ngoài, bà Đặng Thị Cuối (41 tuổi, trú tại huyện Đan Phượng, TP.Hà Nội) trở về quê hương xây dựng mô hình hợp tác xã (HTX) rau sạch hữu cơ, thu về tiền tỷ.

Cơ duyên bất ngờ với rau hữu cơ

 Tất bật những ngày cuối năm, bà Đặng Thị Cuối vừa bó rau cho khách, vừa tiếp chuyện với chúng tôi.

Bà bảo, những năm gần đây người dân chuộng rau sạch, nhiều khách đặt rau hữu cơ làm quà tặng mỗi dịp tết đến, người này biếu người kia rồi họ rủ nhau mua, nên cứ cận tết nhà bà Cuối khi nào cũng tấp nập. "Nhà tôi có nhiều rau đặc biệt, như hẹ, nhiều người quan niệm nó mang ý nghĩa trường tồn, bền bỉ, rồi xúp lơ tí hon, rau kỷ tử giúp tốt hơn cho sức khỏe. Những loại rau này phía ngoài không có nên nhiều người đặt, từ đây, doanh thu nhà tôi cũng tăng lên gấp đôi, gấp ba so với ngày thường.

Mỗi dịp tết đến xuân về, trang trại chuẩn bị 6 - 7 mẫu rau cũng cấp cho thị trường, nhưng vẫn không đủ, thu nhập mang về từ vài trăm triệu đồng"- bà Cuối kể.

Đang phấn khởi vì đặt được 10 bó rau làm quà, chị Lương Minh Trang (26 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội) bộc bạch, đã hai năm liên tiếp chị mua rau làm quà tặng, nhiều người thích, đồng thời món quà này đảm bảo sức khỏe, tình cảm mà không phô trương.

 

Rau hữu cơ tại HTX Cuối Quý sạch đến mức có thể ăn ngay tại vườn. Ảnh: Lương Hạnh
Rau hữu cơ tại HTX Cuối Quý sạch đến mức có thể ăn ngay tại vườn. Ảnh: Lương Hạnh

"Tôi ấp ủ mở cơ sở 2 tại Sài Gòn, phát triển công nghệ trồng rau hữu cơ không chỉ ở miền Bắc mà ở cả đất nước Việt Nam. Đồng thời những ai muốn hợp tác, phát triển, tôi sẵn sàng tạo điều kiện, cầm tay chỉ việc để họ làm ra được rau sạch, phát triển kinh tế".

Bà Đặng Thị Cuối

"Năm ngoái tôi được một người bạn biếu, ngon quá, đặt mua tặng bạn bè, giá trung bình từ 200 - 300 nghìn đồng/bó với 3,4 loại rau khác nhau. Cận tết nên tôi đặt trước, tiện đường lấy luôn kẻo thời gian tới lại đông người mua"- chị Trang nói.

Đưa chúng tôi ra thăm trang trại rau, bà Cuối kể về những năm tháng khó khăn trong cuộc đời và mối lương duyên với rau hữu cơ. Năm 2000, nhà nghèo, vợ chồng bà Cuối cùng hai cô con gái nhỏ trông chờ vào vài sào ruộng để trồng rau sống qua ngày.

Trước tình cảnh đó, bà Cuối quyết tâm đi xuất khẩu lao động sang Đài Loan kiếm sống và lấy vốn làm ăn và để lại hai con nhỏ cho chồng chăm sóc. "Tại Đài Loan tôi được phân việc chăm sóc rau cho các trang trại. Điều đáng nói, các trang trại này liên kết với công ty Nhật Bản. Tôi tận mắt chứng kiến, tận tay làm việc với công nghệ hiện đại trồng rau hữu cơ.

Từ đó tôi manh nha ý định học và mang công nghệ này về quê hương ứng dụng, xây dựng trang trại rau"- bà chia sẻ.

Tại Đài Loan, cứ hễ nghe tin nơi nào nổi tiếng về công nghệ chăm sóc cây trồng là bà lại đến tận nơi xin học hỏi các bí quyết. Dần dà, bà tích lũy cho mình được kinh nghiệm, kiến thức thực tế để quyết tâm về Việt Nam xây dựng.

Năm 2017, bà Cuối trở về Việt Nam mang trong mình ý định khởi nghiệp với vốn liếng và kiến thức đã tích lũy được sau 16 năm bên xứ người. "Đi làm về được bao nhiêu vốn liếng, vay thêm bạn bè, người thân tôi đánh cược vào trồng rau hết. Lúc đó tích góp được 500 triệu đồng, tôi đầu tư xây dựng khu nhà lưới với diện tích hơn 1300m2. Thiếu đến đâu tôi vay mượn làm đến đấy, nơi vay ít, chỗ vay nhiều, dần dần trang trại ra đời. Toàn bộ giống rau tôi lấy mối được nhập khẩu từ Đài Loan, Nhật Bản"- bà Cuối kể.

Trồng rau sạch phải kiên trì

 

 Bà Đặng Thị Cuối với mô hình HTX rau hữu cơ được rất nhiều chứng nhận, bằng khen từ các hiệp hội nông thôn 2. Ảnh: P.V
Bà Đặng Thị Cuối với mô hình HTX rau hữu cơ được rất nhiều chứng nhận, bằng khen từ các hiệp hội nông thôn 2. Ảnh: P.V


Thay vì phun thuốc diệt cỏ để khử trùng đất hoặc phun thuốc trừ sâu bằng các loại thuốc hóa học, bà Cuối mày mò, vận dụng kinh nghiệm đã có sử dụng phân hữu cơ và men vi sinh. Bà trộn men vi sinh với đường cát, sữa milo và ủ trong thời gian nhất định sau đó nghiền nát, lọc cặn bã rồi mới phun.

"Tôi phải kiên trì lắm thì ông nhà tôi mới nghe đấy, vì những sản phẩm này sâu không chết ngay được. Thời gian đầu ông nhà cứ nằng nặc đòi mua thuốc sâu nhưng tôi không cho, dần dần thấy được hiệu quả ông nhà tôi mới phụ tôi làm cùng. Đặc biệt, nguồn nước sử dụng cho việc tưới rau phải thật sạch, trải qua hệ thống lọc rất khắt khe nên đầu tư cũng không ít"- bà Cuối tâm sự.

Từ việc thuyết phục chồng đến việc áp dụng cách làm từ nước ngoài vào trang trại nhà mình, vợ chồng bà Cuối đã nâng tổng diện tích từ 1.300m2 lên gần 5ha, đầu tư nhà màng hơn 8.000m2.

"Người ta đi xuất khẩu lao động nước ngoài mang tiền về nhưng tôi chỉ mang ốc vít, khung sắt, dây chằng mái, màn chống côn trùng với giống cây trồng"- bà Cuối cười nói.

Bà Cuối bảo, sau nhiều năm vất vả, bây giờ tổng giá trị HTX Cuối Quý lên đến 11 tỷ đồng. Bình quân 1 tháng thu 7 - 8 tấn rau sạch đạt khoảng 200 triệu đồng bao gồm đủ các loại rau ăn lá, ăn củ. Đầu ra của HTX Cuối Quý là 16 trường mẫu giáo trong huyện Đan Phượng, chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch Hà Nội.

Vợ chồng bà Cuối còn thực hiện việc chuyển giao công nghệ này cho bà con trong vùng và các khu lân cận.

Cụ thể, HTX tại các huyện Thanh Trì, Đông Anh, Phúc Thọ, Chương Mỹ,... các trường THPT trên địa bàn huyện Đan Phượng, các tỉnh miền Bắc như Bắc Ninh, Bắc Giang,... Giá cho việc chuyển giao công nghệ này là 150 triệu/ sào và cung cấp từ giống cho đến lắp đặt hệ thống.

Khi được hỏi lý do tại sao lại chọn Đan Phượng làm nơi phát triển việc trồng rau sạch hữu cơ mà không phải một nơi nào khác, bà Cuối cho biết: "Tôi hoàn toàn có thể chọn những nơi khác có giá thuê đất thấp hơn. Nhưng vì đây là quê hương nên tôi muốn đem công nghệ hiện đại phát triển kinh tế quê hương, giúp đỡ cho những người nông dân nghèo có công ăn việc làm, thu nhập ổn định".

Chị Nguyễn Thị Hoài Thu con gái thứ 2 của bà Cuối nghẹn ngào nói: "Mẹ tôi sang Đài Loan khi tôi mới 5 tuổi. Mặc dù thiếu thốn tình cảm của mẹ nhưng tôi hiểu việc làm của bà là đúng. Ngày nào tôi thấy bà cũng ra đồng làm từ sớm tinh mơ đến tận đêm khuya mới về. Tất cả sâu bọ bà đều dùng tay để bắt, tự tay để nhổ cỏ nên tôi luôn ủng hộ mẹ".

Hiện nay, trang trại rau sạch Cuối Quý giải quyết việc làm cho gần 20 nhân công.


https://danviet.vn/ha-noi-nu-ty-phu-quyen-luc-trong-lang-rau-sach-huu-co-tiet-lo-nhung-bi-quyet-trong-nghe-20210217095235016.htm

Theo Lương Hạnh - Việt Sáng (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000). 
Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.
Khấm khá nhờ... rắn độc

Khấm khá nhờ... rắn độc

Nghe tin anh Phan Thanh Bình - ngụ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - quyết định nuôi và kinh doanh rắn hổ mang, nhiều người quen biết đã can ngăn vì lo ngại loài này có nọc độc nguy hiểm nhưng anh vẫn thản nhiên.
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.