8X làm giàu thành công từ nuôi ốc nhồi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Từ bỏ công việc lao động ở nước ngoài trở về quê, anh Đặng Công Hảo (SN 1989, thôn Tây Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã cải tạo ao, ruộng bỏ hoang để nuôi ốc nhồi mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.

Từ bỏ công việc lao động ở nước ngoài, anh Đặng Công Hảo trở về quê hương nuôi ốc nhồi để phát triển kinh tế.
Từ bỏ công việc lao động ở nước ngoài, anh Đặng Công Hảo trở về quê hương nuôi ốc nhồi để phát triển kinh tế.
Là người có chí hướng, không ngại khó, ngại khổ, sau khi bỏ công việc lao động ở nước ngoài để về quê, anh Đặng Công Hảo nhen nhóm ước mơ phát triển kinh tế trên chính quê hương của mình. Tình cờ, trong một lần đi du lịch ở miền Nam, anh Hảo biết đến nghề nuôi ốc nhồi (hay còn gọi là ốc bươu đen).
Mặc dù ốc nhồi thường có ở đồng ruộng, ao chum nhưng không được nuôi làm kinh tế khiến anh quyết tâm thử sức với loại vật nuôi mới này.

Anh Đặng Công Hảo khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc nhồi, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Anh Đặng Công Hảo khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc nhồi, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nghĩ là làm, cuối năm 2016, anh Hảo bắt tay vào nuôi ốc nhồi bằng nguồn ốc có sẵn tại các ao, hồ xung quanh nhà. Ban đầu, anh Hảo thu được tín hiệu khá khả quan khi từ 5-6kg trứng ấp ban đầu nở được hơn 5 vạn ốc con. Thế nhưng, ốc lớn bằng ngón tay thì bị chết.
Không nản chí, anh Hảo lựa chọn cẩn thận những con ốc to, khỏe để đưa vào thả nuôi. Cùng với đó, anh tăng cường tìm hiểu kiến thức, học hỏi thêm kinh nghiệm nuôi trên mạng Internet. Anh ghi chép cẩn thận lại các giai đoạn phát triển của ốc, loại thức ăn được ốc ưa thích trong quá trình nuôi…

Ốc nhồi ngoài tự nhiên đang khan hiếm vì thế ốc nuôi đang là nguồn cung cấp chính cho người tiêu dùng.
Ốc nhồi ngoài tự nhiên đang khan hiếm vì thế ốc nuôi đang là nguồn cung cấp chính cho người tiêu dùng.
Đến cuối năm 2017, anh Hảo mới nắm bắt thành thạo được kỹ thuật xử lý ấp trứng ốc. Khi vững kiến thức, làm chủ quy trình nuôi, anh Hảo đã mạnh dạnh chuyển đổi toàn bộ 3.500 m2 ao ruộng của gia đình để nuôi ốc nhồi.
Theo anh Hảo, ốc tuy sống ở dưới bùn nhưng lại rất ưa sạch. Người nuôi cần thường xuyên vệ sinh ao nuôi, xử lý môi trường nước bằng vôi, men vi sinh. "Bữa ăn” của ốc nhồi cũng cần đầy đủ, đều đặn với các loại thức ăn hoàn toàn từ tự nhiên như: lá khoai, sắn, bèo cám…

Sau khi ốc đẻ trứng cần phải thu gom lại nhằm tránh ánh nắng mặt trời, các thiên địch
Sau khi ốc đẻ trứng cần phải thu gom lại nhằm tránh ánh nắng mặt trời, các thiên địch
Anh Hảo chia sẻ: "Nuôi ốc không mất thời gian, mỗi ngày chỉ dành tầm 5 tiếng để chăm sóc, theo dõi nhưng người nuôi cũng cần nắm rõ kiến thức để đạt hiệu quả như mong muốn.
Ngoài những thuận lợi về nguồn ốc, thức ăn chủ động, kỹ thuật không đòi hỏi cao... thì khó khăn trong việc nuôi ốc nhồi là thời tiết. Về mùa đông, ốc nhồi “ngủ đông”, dường như không hoạt động. Lúc này, người nuôi cần dành thời gian để cải tạo ao hồ và dưỡng ốc.
Ốc nhồi thường có thời gian sinh sản bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 11 âm lịch. Khi ốc sinh sản cần gom trứng về ấp để tỷ lệ nở cao, thời gian ấp trứng từ 5-10 ngày ốc nở 1 tổ. Ốc nhồi nuôi sau 4-5 tháng là có thể bán".

Anh Hảo tận dụng nguồn thức ăn sẵn có như bèo cám, lá khoai, sắn... để nuôi ốc nhồi.
Anh Hảo tận dụng nguồn thức ăn sẵn có như bèo cám, lá khoai, sắn... để nuôi ốc nhồi.
Đến nay, anh Đặng Công Hảo bán ra 2-3 tấn ốc/năm với giá 80.000 đồng/kg, đồng thời cung cấp ốc giống và hỗ trợ kỹ thuật cho bà con hơn 1 triệu con giống/năm với thu nhập hơn 300 triệu đồng. Sau khi trừ các chi phí, mỗi năm anh Hảo cũng “bỏ túi” vài trăm triệu đồng tiền lãi.
Thông qua các hội nhóm, fanpage trên mạng xã hội facebook, anh Hảo đã kết nối với thị trường tiêu thụ ốc nhồi trong và ngoài tỉnh. Ốc giống do anh Hảo sản xuất được thị trường đánh giá chất lượng, sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh.
Hiện trong ao nuôi của anh còn khoảng hơn 3 tạ ốc bố mẹ phục vụ sản xuất con giống trong năm tới. Vì vậy, dự định sắp tới của anh là mở rộng diện tích, tìm kiếm những hộ trong thôn, xã có ao hồ rộng để hợp tác liên kết phát triển nuôi ốc nhồi.

Anh Hảo thường xuyên vệ sinh nguồn nước sạch bằng vôi, men vi sinh để tạo môi trường sống sạch sẽ cho ốc sinh trưởng, phát triển.
Anh Hảo thường xuyên vệ sinh nguồn nước sạch bằng vôi, men vi sinh để tạo môi trường sống sạch sẽ cho ốc sinh trưởng, phát triển.

Anh Đặng Công Hảo tích cực chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức, cung cấp con giống và bao tiêu cho nhiều hộ nông dân và ĐVTN trong và ngoài xã có nhu cầu nuôi ốc nhồi.

Đây là mô hình điển hình của xã khẳng định sự năng động, mạnh dạn tìm hướng đi mới của thanh niên. Trước mắt, chúng tôi tích cực động viên, hỗ trợ anh Hảo vay vốn, học hỏi thêm kiến thức để mở rộng sản xuất, vươn lên làm giàu".

Anh Trần Hải Đăng - Bí thư đoàn xã Lưu Vĩnh Sơn
Theo Báo Hà Tĩnh/Dân Việt

https://etime.danviet.vn/8x-lam-giau-thanh-cong-tu-nuoi-oc-nhoi-20210321065544424.htm

Có thể bạn quan tâm

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Đôi bạn trẻ ở Đắk Nông đã dồn hết tiền mừng cưới cho công cuộc khởi nghiệp với nấm đông trùng hạ thảo. Trải qua bao khó khăn, cặp đôi đã chứng minh đam mê sẽ không viển vông nếu có kiến thức và “đồng vợ, đồng chồng”.
Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

“Hoa sen là biểu tượng cho vẻ đẹp thuần khiết trong văn hóa Á Đông. Lā SEN hay “Là Sen” được xây dựng và phát triển dựa trên nét văn hóa truyền thống ấy”, chị Nguyễn Thị Kim Loan mở đầu cuộc trò chuyện về hành trình khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Người trẻ trở về

Người trẻ trở về

(GLO)- Gần đây, có một sự dịch chuyển từ ít đến nhiều, từ âm thầm đến sôi nổi đang diễn ra tại Gia Lai, đó là “làn sóng trở về” của những người trẻ.
Vợ chồng “khoa bảng”

Vợ chồng “khoa bảng”

(GLO)- Là tôi đang nói đến vợ chồng chị Nguyễn Thị Cẩm Vân và anh Nguyễn Văn Long. Chị là Tiến sĩ chuyên ngành Kế toán, giảng viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Lâm nghiệp-Phân hiệu tại Gia Lai.
15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

Không bằng lòng với những gì đạt được, mỗi bạn trẻ đã thực hiện những ước mơ, khát vọng của mình với những nỗ lực không mệt mỏi ngoài năng lực thiên bẩm để 'bản đồ' thế giới trong từng lĩnh vực đều có tên Việt Nam.