Mô hình nuôi chồn hương hiệu quả

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Anh Nguyễn Tấn Tài (29 tuổi), ở thôn Phú Nông, xã Hoài Sơn, TX.Hoài Nhơn, Bình Định, đã xây dựng được mô hình kinh tế đạt doanh thu 1 tỉ đồng mỗi năm và được T.Ư Đoàn tặng giải thưởng Lương Định Của năm 2020.

 Anh Tài chăm sóc chồn hương - ẢNH: HỒNG PHÚC
Anh Tài chăm sóc chồn hương - ẢNH: HỒNG PHÚC


Sau khi được các cơ quan chức năng cấp giấy phép, anh Tài đầu tư 100 triệu đồng để xây dựng chuồng trại và mua 4 cặp chồn hương về thả nuôi. Tuy nhiên, trong 2 năm đầu, anh Tài gặp nhiều khó khăn do thiếu kinh nghiệm dẫn đến chồn hương không sinh sản, chậm lớn...

“Qua tìm hiểu ban đầu thì nuôi chồn hương chi phí thấp, giá bán lại cao, dễ nuôi, ít tốn công chăm sóc, ít tốn diện tích nên phù hợp với điều kiện của tôi. Ai ngờ khi bắt tay vào làm thì gặp nhiều khó khăn. Khi đến học hỏi ở các trang trại đã nuôi thành công thì họ quá kín tiếng nên chẳng học hỏi được nhiều. Tôi phải tự mày mò tích lũy kiến thức từ sách vở, internet... rồi rà soát lại quy trình nuôi của mình để thay đổi cách nuôi cho phù hợp”, anh Tài nói.

Sau khi tìm hiểu kỹ, anh Tài điều chỉnh ô chuồng cho phù hợp với lối sống và khả năng sinh sản của chồn hương. Mỗi ô chuồng chỉ dành cho một con ngủ, có không gian vận động, đồng thời dọn vệ sinh hằng ngày, đảm bảo chuồng luôn sạch, khô, thoáng, tránh ẩm thấp. Thức ăn của chồn được anh Tài chú trọng để đảm bảo dinh dưỡng, trong đó hoa quả phải tươi ngon. Trong quá trình nuôi còn cho chồn sử dụng thêm men tiêu hóa để không bị viêm, bị bệnh về đường tiêu hóa. Khi đã nắm được kỹ thuật, lại có kinh nghiệm, anh Tài mạnh dạn mở rộng quy mô nuôi. Đến năm 2019, trại nuôi chồn hương của anh bắt đầu có lãi.

Hiện trại nuôi chồn hương tại thôn Phú Nông của anh Tài rộng gần 500 m2, duy trì nuôi thường xuyên 50 con chồn bố mẹ, còn lại nuôi chồn con, chồn thịt. Theo tính toán của anh Tài, một con chồn mẹ mỗi năm sẽ đẻ 2 lứa, mỗi lứa 3 - 4 con. Chồn con nuôi khoảng 2 tháng có thể bán thịt với giá từ 1,5 - 1,7 triệu đồng/kg, chồn giống nuôi 8 tháng có giá từ 8 triệu đồng/cặp trở lên.

Ngoài nuôi chồn hương, anh Tài còn trồng nhiều loại cây ăn quả khác đang cho trái trên diện tích 3 ha, như: 150 cây bưởi, 500 cây ổi và 500 cây dừa... Doanh thu của anh Tài đạt khoảng 1 tỉ đồng/năm, trong đó lợi nhuận từ 200 - 300 triệu đồng/năm. Trại nuôi chồn hương của anh Tài còn tạo việc làm cho 2 lao động ở địa phương với mức thu nhập 3,5 triệu đồng/tháng.

Năm 2020, anh Tài cùng với một người khác hùn vốn, đầu tư thêm một trại nuôi chồn hương tại thôn Cẩn Hậu (xã Hoài Sơn). Anh Tài cũng đang ấp ủ dự định thành lập Hợp tác xã chồn hương Hoài Sơn để tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất.

“Điều kiện thời tiết, khí hậu tại xã Hoài Sơn nằm sát núi nên phù hợp với việc sinh sản, phát triển của chồn hương. Những năm gần đây, các cơ quan chức năng thực hiện nghiêm việc bảo vệ loại động vật hoang dã, tình trạng săn bắt thú rừng bị ngăn chặn nên giá thịt chồn nuôi ngày càng tăng, đầu ra của chồn thịt cũng ổn định. Nếu bắt được cơ hội này và nắm bắt được kỹ thuật nuôi thì sẽ có nhiều người thành công với nghề nuôi các loại động vật như chồn, nhím...”, anh Tài nói.

 

Theo HOÀNG TRỌNG (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Khấm khá nhờ... rắn độc

Khấm khá nhờ... rắn độc

Nghe tin anh Phan Thanh Bình - ngụ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - quyết định nuôi và kinh doanh rắn hổ mang, nhiều người quen biết đã can ngăn vì lo ngại loài này có nọc độc nguy hiểm nhưng anh vẫn thản nhiên.
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.

“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

(GLO)- Dù mới học lớp 5 và chưa từng qua trường lớp đào tạo nào về cơ khí nhưng ông Phạm Văn Bình (SN 1978, thôn Hưng Hà, xã Phú Cần, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã sáng chế nhiều máy nông nghiệp giúp người nông dân giảm chi phí nhân công, tăng năng suất lao động.
Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Đôi bạn trẻ ở Đắk Nông đã dồn hết tiền mừng cưới cho công cuộc khởi nghiệp với nấm đông trùng hạ thảo. Trải qua bao khó khăn, cặp đôi đã chứng minh đam mê sẽ không viển vông nếu có kiến thức và “đồng vợ, đồng chồng”.
Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

“Hoa sen là biểu tượng cho vẻ đẹp thuần khiết trong văn hóa Á Đông. Lā SEN hay “Là Sen” được xây dựng và phát triển dựa trên nét văn hóa truyền thống ấy”, chị Nguyễn Thị Kim Loan mở đầu cuộc trò chuyện về hành trình khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Người trẻ trở về

Người trẻ trở về

(GLO)- Gần đây, có một sự dịch chuyển từ ít đến nhiều, từ âm thầm đến sôi nổi đang diễn ra tại Gia Lai, đó là “làn sóng trở về” của những người trẻ.
Vợ chồng “khoa bảng”

Vợ chồng “khoa bảng”

(GLO)- Là tôi đang nói đến vợ chồng chị Nguyễn Thị Cẩm Vân và anh Nguyễn Văn Long. Chị là Tiến sĩ chuyên ngành Kế toán, giảng viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Lâm nghiệp-Phân hiệu tại Gia Lai.
15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

Không bằng lòng với những gì đạt được, mỗi bạn trẻ đã thực hiện những ước mơ, khát vọng của mình với những nỗ lực không mệt mỏi ngoài năng lực thiên bẩm để 'bản đồ' thế giới trong từng lĩnh vực đều có tên Việt Nam.