Đi sau vẫn thành công nhờ áp dụng 4.0 vào nuôi gà Đông Tảo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Dù đi sau, nhưng nhờ áp dụng triệt để mạng xã hội, internet, anh Giang Tuấn Vũ ở Đông Tảo, Khoái Châu, Hưng Yên đã thành công lớn với con gà Đông Tảo.

Anh Giang Tuấn Vũ là một trong những thanh niên khởi nghiệp thành công với con gà Đông Tảo tại quê hương Khoái Châu nhờ áp dụng công nghệ 4.0 trong quảng bá tiêu thụ. Ảnh: Hoàng Dân.
Anh Giang Tuấn Vũ là một trong những thanh niên khởi nghiệp thành công với con gà Đông Tảo tại quê hương Khoái Châu nhờ áp dụng công nghệ 4.0 trong quảng bá tiêu thụ. Ảnh: Hoàng Dân.
Khởi nghiệp bằng sản phẩm đặc sản quê hương
Để trở thành ông chủ trang trại gà Đông Tảo rộng hơn 3000 m2, thu lãi gần 1 tỷ đồng mỗi năm như hiện nay, Giang Tuấn Vũ xã Đông Tảo (Khoái Châu - Hưng Yên) đã trải qua chặng đường đầy chông gai, thử thách.
Sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng công nghiệp Hưng Yên, Vũ lên Hà Nội làm việc. Khi công việc dần ổn định Vũ đã có một quyết định làm bất ngờ người thân và bạn bè. Đó là về quê làm nông dân và dự định khởi nghiệp bằng con gà Đông Tảo, một đặc sản nổi tiếng của quê hương mình.
“Tôi sinh ra và lớn lên tại Đông Tảo, quê hương của giống gà cổ truyền tiến vua thời xưa, cả tuổi thơ gắn bó với những con gà chân to, dáng hình bệ vệ khiến tôi khao khát khi lớn lên sẽ làm chủ một trại gà Đông Tảo thuần chủng”.
Năm 2013, chàng trai trẻ khi ấy mới tuổi đôi mươi về quê nuôi gà, ban đầu chỉ nuôi mấy đôi gà bởi ban ngày Vũ phải đi làm tại Quỹ tín dụng nhân dân xã. Bố mẹ xin cho Vũ vào quỹ tín dụng nhân dân xã phần vì không muốn con trai mình làm nông dân vất vả, phần khác để Vũ từ bỏ ý định làm trại gà.
Với suy nghĩ là mình có thể tự tạo ra tương lai của mình chứ không phải phụ thuộc vào tương lai nào khác. Vũ lại một lần nữa viết đơn nghỉ việc tại Quỹ tín dụng nhân dân xã năm 2014. Từ đó, anh tập trung toàn thời gian, công sức vào gây dựng trang trại gà Đông Tảo. Biệt danh Vũ gà Đông Tảo có từ đây.
Vũ mạnh dạn nhận thuê đất nông nghiệp của các hộ dân trong thôn, đồng thời vay mượn tiền để xây dựng trại gà quy mô lớn. Anh chọn hướng đi mới là tập trung vào sản xuất gà giống thuần chủng và gà biếu chất lượng cao.

Hàng tuần anh Vũ đều quay video trực tiếp và lập fanpage để quảng bá sản phẩm gà Đông Thảo thuần chủng tại quê hương mình. Ảnh: Hoàng Dân.
Hàng tuần anh Vũ đều quay video trực tiếp và lập fanpage để quảng bá sản phẩm gà Đông Thảo thuần chủng tại quê hương mình. Ảnh: Hoàng Dân.
Áp dụng công nghệ 4.0 vào tiêu thụ gà Đông Tảo
Sau 2 năm, trại gà của Vũ đã hoàn thiện và bắt đầu đem lại thu nhập. Tuy nhiên, chặng đường khởi nghiệp của Giang Tuấn Vũ lại gặp thử thách lớn bởi chăn nuôi luôn tiềm ẩn rủi ro về bệnh dịch nhất là với người chưa có nhiều kinh nghiệm nuôi giống gà khó tính này.
“Thời điểm năm 2016, khi trên địa bàn xã sảy ra dịch bệnh trên đàn gà, trại gà của tôi cũng chịu chung số phận, nhặt từng con gà chết cho vào bao tải đem đi chôn, khiến tôi tiếc nuối, nhưng qua đó cũng cho tôi một bài học”, Vũ nhớ lại.
Không nản chí, Vũ quyết tâm tâm gây dựng lại trại gà. Anh chọn lọc lại giống bố mẹ thuần chủng, phát triển gà sinh sản và gà choai. Mất gần 2 năm sau, bằng sự kiên trì, quyết tâm, Giang Tuấn Vũ đã tái đàn thành công.
Tuy nhiên vào thời điểm đó, gà Đông Tảo cung vượt quá cầu. Nếu như vẫn theo cách bán hàng truyền thống thị trường tiêu thụ khó khăn vì thế Vũ đã tìm hiểu, học hỏi để tìm ra một phương thức bán hàng mới trong thời đại công nghệ 4.0 và phù hợp với những người trẻ như anh.
Phương thức bán hàng qua mạng thuận tiện hơn cho những người ở nơi xa muốn nuôi giống gà Đông Tảo mà không đến trại gà được. Hằng ngày, Vũ quay clip những đàn gà rồi sau đó đăng trên mạng xã hội để quảng bá, đăng bán, làm marketing online. Khi khách hàng chọn được gà ưng ý, Vũ sẽ trực tiếp đi giao gà hoặc gửi xe khách với quy trình nghiêm ngặt, an toàn khi giao gà.
Để không bị đánh tráo chất lượng gà giống, Vũ đã nghĩ ra phương án kẹp chì lồng gà khi vận chuyển. Việc kẹp chì lồng gà không chỉ thể hiện giá trị của sản phẩm, mà nó còn định hình đó là một sản phẩm uy tín, quý hiếm.
Giang Tuấn Vũ còn lập kênh Youtube riêng để hướng dẫn bạn bè và người chăn nuôi gà Đông Tảo trên cả nước về cách làm chuồng trại, kinh nghiệm chọn giống thuần chủng và phương pháp chăm sóc gà. Kênh của Vũ hiện có gần 3000 người đăng ký theo dõi với hơn 100 clip.
Sau gần 10 năm gây dựng trại gà, chàng trai trẻ 30 tuổi này đã có trong tay một trang trại gà rộng 3.000m2 gồm khu gà giống, gà sinh sản, khu gà thịt, khu gà quà biếu tết. Mỗi tháng Vũ xuất bán khoảng 1.000 con gà giống, dịp tết bán ra thị trường từ 400 đến 500 con gà biếu chất lượng cao, giá từ 2 đến 5 triệu đồng/ một con.

Với đôi chân vay to độc đáo, sản phẩm gà Đông Tảo tại trang trại của anh Vũ nhiều lần được xuất hiện trên báo đài nổi tiếng của thế giới. Ảnh: Hoàng Dân.
Với đôi chân vay to độc đáo, sản phẩm gà Đông Tảo tại trang trại của anh Vũ nhiều lần được xuất hiện trên báo đài nổi tiếng của thế giới. Ảnh: Hoàng Dân.
Đưa gà Đông Tảo lên truyền hình Nhật Bản
Gà Đông Tảo thuộc danh sách các giống gia cầm quý hiếm của nước ta. Với đặc thù to con, dáng hình bệ vệ, thân hình to, da đỏ, đầu oai vệ, cặp chân vững chãi. Giống gà Đông Tảo đã thu hút giới truyền thông quốc tế.
Vừa qua, Trại gà của Giang Tuấn Vũ được Đài Truyền hình TBS của Nhật Bản đến làm phóng sự về giống gà đặc sản của Việt Nam. Thông qua đây Vũ có cơ hội quảng bá giống gà quý của quê hương mình đến đất nước mặt trời mọc.
Mới đây, tờ Business Insider (Mỹ) đã chia sẻ đoạn video giới thiệu về giống gà đặc sản nổi tiếng này. Đoạn video được quay tại trại gà của Vũ hiện thu hút hàng triệu lượt xem, với nhiều bình luận của độc giả từ khắp thế giới tỏ ý thích thú trước giống gà lạ này.
Khởi nghiệp thành công với con gà Đông Tảo giúp Giang Tuấn Vũ  được nhiều người biết đến, kinh tế gia đình anh khấm khá, ổn định và quan trọng hơn nữa là góp phần quảng bá rộng rãi giống gà quý tiến vua của địa phương mình. Vũ cho biết, anh sẽ tiếp tục mở rộng quy mô trại gà, mở rộng thị trường tiêu thụ và mong muốn giống gà này có thể xuất ngoại.
Giang Tuấn Vũ đã viết lên câu chuyện đẹp về những nông dân 9x thời đại 4.0, dám quay trở về quê lập nghiệp và thành công từ chính thứ đặc sản ở nơi mình sinh ra.
Hoàng Dân (Theo Nông nghiệp Việt Nam/Dân Việt)

https://etime.danviet.vn/di-sau-van-thanh-cong-nho-ap-dung-40-vao-nuoi-ga-dong-tao-20210115065022702.htm

Có thể bạn quan tâm

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000). 
Khấm khá nhờ... rắn độc

Khấm khá nhờ... rắn độc

Nghe tin anh Phan Thanh Bình - ngụ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - quyết định nuôi và kinh doanh rắn hổ mang, nhiều người quen biết đã can ngăn vì lo ngại loài này có nọc độc nguy hiểm nhưng anh vẫn thản nhiên.
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.