Phú Yên: Nông dân biến đất cát "chay" thành các vườn cây kiểng tiền tỷ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Khảo sát từ các lớp đào tạo nghề của Hội Nông dân tỉnh Phú Yên, từ 75 - 80% lao động nông thôn sau khi học nghề đã có việc làm ổn định, trong đó có nghề làm cây kiểng tiền tỷ. Nhiều nông dân biến đất cát thành các vườn cây kiểng tiền tỷ
Biến đất cát "chay" thành vựa cây kiểng tiền tỷ
Từ hơn mươi năm trước, khu vực phía đông của xã Bình Kiến (TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) là một vùng cát trắng hoang hóa. Thế nhưng hiện giờ, hàng trăm hécta đất cát "chay" đã trở thành vựa chuyên doanh cây hoa kiểng nổi tiếng. Hội ND địa phương đã sát cánh cùng nông dân ngay từ những ngày đầu của nghề trồng hoa cây kiểng nơi đây.
 
Nông dân học nghề sinh vật cảnh tại xã Bình Kiến, TP Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên). Ảnh: Hùng Phiên
Nông dân học nghề sinh vật cảnh tại xã Bình Kiến, TP Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên). Ảnh: Hùng Phiên
"Gãi đúng chỗ ngứa"
Giữa chang chang trưa hè 2020, đến thăm nhà vườn của ông Lê Văn Hưng (thôn Liên Trì 2, xã Bình Kiến, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên), chúng tôi như lạc vào sắc xanh của những dãy chậu hoa mai kiểng tăm tắp. 
Ông Hưng cho hay, nhà vườn cây kiểng lúc này duy trì 4.000 chậu hoa mai đủ kích cỡ, với 3 nhân công thường trực các việc chăm tưới, đúc chậu, cắt tỉa,... Những lúc cao điểm, nhà vườn cần đến 20 lao động, với mức tiền công từ 250.000 - 350.000 đồng/người/ngày, tùy theo công đoạn, tay nghề.
Thực tế nhiều năm qua, các khóa nghề mở tại vùng chuyên sản xuất lúa, mía, cây kiểng, nuôi trâu bò, heo, gà,… đã phát huy hiệu quả trong việc nâng cao thu nhập cho người dân.
"Mười năm trước, kinh tế gia đình quá túng bấn, tôi bắt chước chòm xóm theo nghề trồng hoa kiểng. Trồng đủ loại hoa như cúc, quất, mai, thược dược, vạn thọ,… nhưng mấy năm đầu cũng chả kiếm được bao nhiêu. Cứ loay hoay chăm tưới, gặp phân gì bón nấy, thuốc trừ sâu thì dùng lung tung; nhiều vụ thất bại trắng tay. 
Rồi mấy anh chị ở Hội ND xã kêu đi học khóa học nghề trồng hoa, cây kiểng, thì đi thử coi. Bây giờ thì tôi đã nắm vững quy trình sinh trưởng, nắm chắc thời điểm bón phân, phun thuốc. Đặc biệt, vườn nhà tôi lúc này chỉ dùng thuốc trừ sâu sinh học, để đảm bảo an toàn cho môi trường, sức khỏe cộng đồng"- ông Hưng hồ hởi.
Theo bà Nguyễn Thị Thủy - Trưởng Tổ hội Hoa kiểng Liên Trì 2 (Hội ND xã Bình Kiến, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên), ông Hưng là thành viên nhiệt tình của tổ, rất năng động trong việc chuyển đổi sản phẩm để bắt nhịp thị trường hoa, cây kiểng. 
 
Nông dân học nghề uốn tỉa cây kiểng tại xã Bình Kiến, TP Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên). Ảnh: Hùng Phiên
Nông dân học nghề uốn tỉa cây kiểng tại xã Bình Kiến, TP Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên). Ảnh: Hùng Phiên
Nhờ năng nổ tham gia các lớp đào tạo nghề do Hội ND các cấp tổ chức, 49 thành viên trong Tổ hội Hoa kiểng Liên Trì 2 đều khá thuần thục các kỹ thuật trong nghề sinh vật cảnh. 
Sản phẩm hoa, cây kiểng của các thành viên trong tổ được tiêu thụ rộng rãi trên cả nước. Hầu hết các hộ trong tổ đang có mức thu nhập cao từ 100 - 400 triệu đồng/hộ/năm, đạt danh hiệu Nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi các cấp.
"Qua các lớp đào tạo nghề của Hội ND, anh chị em trong tổ hội đã mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh. Việc tiết giảm vật tư nông nghiệp, làm vườn theo hướng an toàn sinh học đã đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. 
Hiện tại, các thành viên trong tổ đều biết quảng bá, bán sản phẩm qua công nghệ mạng. Nhờ đó, đầu ra sản phẩm sinh vật cảnh, cây kiểng của tổ hội luôn ổn định, không còn quá phụ thuộc vào thời vụ bán hoa tết"- bà Thủy nhấn mạnh.
Bà Nguyễn Thị Lan - Chủ tịch Hội ND xã Bình Kiến cho biết: Trước đây, nông dân Bình Kiến chủ yếu sản xuất lúa, hoa màu và chăn nuôi nhỏ. Sau đó, một số hộ nông dân bắt đầu khai thác vùng cát để trồng hoa, cây kiểng. 
Thế nhưng hiệu quả không cao do thiếu kỹ thuật, sản phẩm không chất lượng. Từ nhu cầu thực tế của địa phương, Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân Phú Yên đã nhanh chóng mở 5 lớp đào tạo nghề kỹ thuật chăm sóc cây hoa, cây kiểng, thu hút trên 500 hội viên nông dân tham gia.
Qua các khóa học, bà con nông dân đã "vỡ" ra nhiều điều, từ kỹ thuật làm giống, bón phân, trừ sâu đến tạo dáng sản phẩm cây kiểng phù hợp yêu cầu thị trường. Rất nhiều gia đình nông dân Bình Kiến, từ đắp đổi qua ngày đã trở nên khá giả nhờ nghề trồng kinh doanh hoa, cây kiểng, thậm chí có hộ có doanh thu tiền tỷ từ trồng, kinh doanh cây kiểng và họ là nòng cốt trong phong trào nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi tại địa phương. 
Theo Hùng Phiên (Dân Việt)

https://danviet.vn/phu-yen-nong-dan-bien-dat-cat-chay-thanh-cac-vuon-cay-kieng-tien-ty-20201009193251208.htm

Có thể bạn quan tâm

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000). 
Khấm khá nhờ... rắn độc

Khấm khá nhờ... rắn độc

Nghe tin anh Phan Thanh Bình - ngụ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - quyết định nuôi và kinh doanh rắn hổ mang, nhiều người quen biết đã can ngăn vì lo ngại loài này có nọc độc nguy hiểm nhưng anh vẫn thản nhiên.
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.