Chuyện làm ăn từ... hai sọt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Việc đầu tiên, Phượng học cách vận chuyển dược liệu của những người bán hàng rong bằng 'hai sọt' (buộc hai chiếc sọt hai bên xe máy để vận chuyển), đưa sâm dây về nhà rửa sạch, phơi khô và bán cho những khách hàng quen biết.

Phượng giới thiệu về sản phẩm của mình GIA HƯƠNG
Phượng giới thiệu về sản phẩm của mình GIA HƯƠNG
Đó là Trịnh Thị Phượng (32 tuổi), ngụ thôn 14B, xã Đăk Pek, H.Đăk Glei, Kon Tum. Phượng tốt nghiệp ngành kế toán - tài chính, Trường ĐH Nha Trang. Lúc chưa tìm được việc làm, Phượng đến các bản làng vùng sâu, vùng xa để làm thuê kiếm sống. Đến các xã Ngọc Linh, Mường Hoong (H.Đăk Glei, Kon Tum), chứng kiến cảnh người dân trồng rất nhiều sâm dây, nhưng để tiêu thụ sản phẩm dược liệu này, bà con phải gùi từng bó đi lang thang bán dạo, chị đã nghĩ đến việc tìm đầu ra cho sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số nơi đây. Nghĩ là làm, chị bắt đầu thu mua sâm dây và các loại dược liệu khác mang về nhà bán kiếm lời.
Việc đầu tiên, Phượng học cách vận chuyển dược liệu của những người bán hàng rong bằng “hai sọt” (buộc hai chiếc sọt hai bên xe máy để vận chuyển), đưa sâm dây về nhà rửa sạch, phơi khô và bán cho những khách hàng quen biết.
Được bạn bè biết đến và giới thiệu rộng rãi, số lượng hàng Phượng bán ra thị trường ngày một nhiều hơn. Bên cạnh đó, thông qua các trang mạng xã hội như Zalo, Facebook, YouTube..., Phượng kết nối bạn bè để giới thiệu sản phẩm và mở rộng thị trường.
Cùng với sâm dây, thời điểm tháng 7 - 9 hằng năm, khi mùa mưa đến, măng rừng mọc rộ, bà con người bản địa lại đi lấy măng rừng bán dạo, Phượng cũng thu gom đem về bán cho khách hàng. Cũng nhờ tiêu thụ với số lượng lớn, rất nhiều bà con người bản địa ở các xã Ngọc Linh, Mường Hoong đã trực tiếp mang sâm dây và măng rừng đến nhà bán cho Phượng.
Sau một thời gian vừa buôn bán, vừa mở rộng thị trường và tìm hiểu về sâm dây, biết được sản phẩm này là một loại dược liệu quý, nhiều người tìm kiếm, Phượng đã quyết định đến các huyện lân cận như Ngọc Hồi, Đăk Tô (Kon Tum), đến các hộ buôn bán nhỏ lẻ quen biết để giới thiệu sản phẩm, tìm đầu ra cho sâm dây.
Thời gian đầu, lượng sâm dây bán ra chỉ là sâm tươi. Sau khi mở rộng thị trường ra các huyện, số lượng thu mua của bà con dân tộc thiểu số đã nhiều hơn, Phượng tiến hành sơ chế, đóng gói, đăng ký kinh doanh và an toàn vệ sinh thực phẩm để tiêu thụ quanh năm và dự trữ bán vào dịp tết.
Tại hội nghị công bố, trao giấy chứng nhận và kết nối tiêu thụ sản phẩm tỉnh Kon Tum diễn ra ngày 9.10 vừa qua, 2 sản phẩm của Phượng đạt hạng 3 sao cấp tỉnh là “Sâm dây Ngọc Linh TP” và “Măng khô”. Theo Phượng, để có được kết quả như hôm nay là cả một quá trình vượt khó của người phụ nữ một nách 3 con nhỏ.
Từ cô gái “hai sọt” đến chủ thể của 2 sản phẩm đạt hạng “3 sao” cấp tỉnh, Phượng là một phụ nữ trẻ vượt khó và thành công trong khởi nghiệp ở vùng cực bắc Tây nguyên.
Theo Gia Hương (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000). 
Khấm khá nhờ... rắn độc

Khấm khá nhờ... rắn độc

Nghe tin anh Phan Thanh Bình - ngụ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - quyết định nuôi và kinh doanh rắn hổ mang, nhiều người quen biết đã can ngăn vì lo ngại loài này có nọc độc nguy hiểm nhưng anh vẫn thản nhiên.
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.