Làm vườn rau công nghệ trên đất để hoang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hội Nông dân TP.Đà Nẵng kiến nghị tạo dựng các vườn rau công nghệ trên đất nông nghiệp đang để hoang hóa, đồng thời đề xuất có cơ chế hỗ trợ đặc biệt để thu hút nhà đầu tư cải tạo các khu đất này.  

Diện tích đất không sản xuất được cạnh đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi (H.Hòa Vang) có địa hình bằng phẳng, phù hợp xây dựng vườn rau công nghệ cao ẢNH: HOÀNG SƠN
Diện tích đất không sản xuất được cạnh đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi (H.Hòa Vang) có địa hình bằng phẳng, phù hợp xây dựng vườn rau công nghệ cao ẢNH: HOÀNG SƠN
“Để cỏ mọc mà lại hỗ trợ”
Báo cáo kết quả giám sát của Hội Nông dân TP.Đà Nẵng cho hay riêng trong năm 2019, tại địa bàn H.Hòa Vang đã hỗ trợ hơn 2 tỉ đồng cho gần 80 ha đất nông nghiệp (ĐNN) không sản xuất được do bị ảnh hưởng bởi các công trình, dự án. Tại xã Hòa Nhơn, việc thi công dự án đã làm bồi lấp hệ thống mương tưới tiêu khiến đồng ruộng ở hàng loạt cánh đồng Bàu Năng, Đồng Thung, Bàu Tràm… bị ngập úng. Trong khi đó, phương án khắc phục hệ thống mương không khả thi nên việc chuyển đổi cây trồng không thực hiện được. Còn tại xã Hòa Châu, có 38 ha ĐNN không thể sản xuất do bị ảnh hưởng từ việc thi công 23 dự án...

TP.Đà Nẵng đã giao cho Sở TN-MT xây dựng chính sách chuyển đổi đối với một số loại ĐNN không phù hợp với quy hoạch và sẽ trình HĐND TP cho phép chuyển sang đất ứng dụng nông nghiệp CNC. Cuối năm nay, UBND TP cũng sẽ trình HĐND TP thông qua chính sách mới về đầu tư vào nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn

Ông Hồ Kỳ Minh, Phó chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng

Theo ông Hồ Kỳ Minh, Phó chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, hiện có hơn 348 ha ĐNN không sản xuất được ở Đà Nẵng, bao gồm cả 72 ha nằm ngoài quy hoạch... Trong số 72 ha này, TP.Đà Nẵng đã giao Sở NN-PTNT khảo sát, qua đó xác định hơn 13 ha tại 10 vị trí “có thể khôi phục”. Chính quyền H.Hòa Vang được giao xử lý theo hướng hoặc là cải tạo đất, kênh mương nội đồng để sản xuất nông nghiệp, hoặc sẽ chuyển từ đất trồng cây hằng năm sang cây lâu năm.
Ông Nguyễn Kim Dũng, Phó chủ tịch thường trực Hội Nông dân TP.Đà Nẵng, đánh giá thực trạng ĐNN không sản xuất được kéo dài trong nhiều năm qua nhưng chưa có giải pháp xử lý hiệu quả, vừa gây lãng phí đất đai (vì không thể trồng trọt) mà hằng năm TP.Đà Nẵng còn phải chi hỗ trợ cho các hộ dân có ĐNN không sản xuất được (2 triệu đồng/ha/vụ). Đề cập vấn đề này, ông Nguyễn Nho Trung, Chủ tịch HĐND TP.Đà Nẵng, cũng bức xúc: “Đã là đất thì không thể nói là không thể sản xuất được. Cho nên các ngành cần phải biết khai thác và không thể thả lỏng kéo dài. Năm vừa qua, đất không sản xuất được tại TP.Đà Nẵng lại được hỗ trợ đến 4 tỉ đồng. Để cỏ mọc vậy mà lại hỗ trợ!?”.


Từ bãi đất hoang nhức nhối về ô nhiễm môi trường ở P.Nại Hiên Đông (Sơn Trà), một đơn vị đã biến thành vườn rau công nghệ
Từ bãi đất hoang nhức nhối về ô nhiễm môi trường ở P.Nại Hiên Đông (Sơn Trà), một đơn vị đã biến thành vườn rau công nghệ
Ưu đãi đặc biệt để xử lý đất hoang
Ông Nguyễn Kim Dũng cho biết, sau nhiều kiến nghị tại các kỳ họp HĐND TP về việc xử lý vấn đề này, đến nay UBND TP.Đà Nẵng đã triển khai theo hướng lấy quỹ ĐNN không sản xuất được dành cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao (CNC). Theo đó, H.Hòa Vang đang thành lập 4 vùng sản xuất nông nghiệp CNC từ các rẻo đất không thể sản xuất được (khoảng 180 ha). Đây là cách làm đúng theo định hướng bởi phát triển nông nghiệp CNC là 1 trong 5 mũi nhọn phát triển kinh tế đã được nêu trong Nghị quyết 43 của Bộ Chính trị.
Đất để hoang ở nhiều quận, huyện
Qua rà soát, Sở NN-PTNN Đà Nẵng phân loại cụ thể diện tích ĐNN không sản xuất được chủ yếu tập trung ở các quận, huyện như Hòa Vang (hơn 193 ha), Ngũ Hành Sơn (gần 62 ha), Cẩm Lệ (hơn 57 ha), Liên Chiểu (gần 37 ha). Đáng chú ý, diện tích để hoang này đang dần tăng lên qua các năm, gây lãng phí nguồn tài nguyên đất đai. Nguyên nhân chủ yếu do Đà Nẵng đang trong quá trình đô thị hóa.
Theo ông Dũng, Đà Nẵng hiện cũng đã quy hoạch hạ tầng các dự án nông nghiệp CNC, dành quỹ đất và nhiều ưu đãi hấp dẫn để thu hút đầu tư vào lĩnh vực này. Đến nay, toàn TP có 56 ha chuyên canh rau tập trung và đã quy hoạch 7 vùng sản xuất nông nghiệp CNC tại H.Hòa Vang. “Nhưng đó là với dự án tại các vùng đã được quy hoạch, còn với các diện tích ĐNN không sản xuất được chuyển theo hướng ứng dụng CNC thì lại là câu chuyện rất khó thực hiện. Với diện tích này, nếu thực hiện với các điều kiện hỗ trợ như hiện nay của TP sẽ rất khó thành công bởi đòi hỏi có sự đầu tư, chi phí cho sản xuất, vốn đầu tư rất cao và khả năng thu hồi vốn chậm, nhiều rủi ro”, ông Dũng nói.
Từ thực tế đó, Hội Nông dân TP.Đà Nẵng cho rằng để thu hút các nhà đầu tư vốn vào sản xuất tại các diện tích đất hoang, nhà đầu tư, chính quyền các địa phương cần kiến nghị TP xem xét có chính sách ưu đãi cao hơn như chi phí đền bù, cải tạo đất, có chính sách khuyến khích, đào tạo nguồn nhân lực cao... “Cụ thể, TP cần giao cho địa phương đề xuất kế hoạch, biện pháp thực hiện nhưng phải có lộ trình và thời gian hoàn thành. Đề nghị HĐND TP nghiên cứu đưa các diện tích không sản xuất được sang sản xuất nông nghiệp CNC vào nghị quyết để triển khai, giám sát, có như vậy mới thực hiện hiệu quả. Sở NN-PTNT và Sở KH-CN TP cần có chương trình đào tạo nguồn nhân lực là nông dân chất lượng cao để chuẩn bị tư thế sau khi cải tạo đất thì có nhân lực thực hiện hiệu quả”, ông Dũng nói.
Ông Hồ Kỳ Minh cho biết đối với phần đất không thể sản xuất, TP đã giao cho Trung tâm phát triển quỹ đất kiểm tra, rà soát trên toàn địa bàn TP. Sau đó, đơn vị này sẽ cập nhật vào bản đồ quy hoạch. Những phần đất thuộc quản lý TP sẽ được giao cho trung tâm để thu hút đầu tư, còn lại sẽ giao cho quận, huyện quản lý. “Việc chuyển đổi đất không sản xuất được sang đất phục vụ nông nghiệp CNC, TP.Đà Nẵng đã giao cho Sở TN-MT xây dựng chính sách chuyển đổi đối với một số loại ĐNN không phù hợp với quy hoạch và sẽ trình HĐND TP cho phép chuyển sang đất ứng dụng nông nghiệp CNC. Cuối năm nay, UBND TP cũng sẽ trình HĐND TP thông qua chính sách mới về đầu tư vào nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn”, ông Minh nói thêm.
Theo Hoàng Sơn (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000). 
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.