Từ giày cà phê đến khẩu trang cà phê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau thành công của giày cà phê (thương hiệu ShoeX), Lê Thanh- người sáng lập ShoeX tiếp tục nghiên cứu sản phẩm khẩu trang AirX, được làm hoàn toàn từ bã cà phê Việt Nam. Không chỉ là ý tưởng mới, các sản phẩm do Lê Thanh sáng tạo còn mang giá trị bảo vệ môi trường.
 
 

Từ đôi giày “lai”

Năm 2013, thương hiệu giày thửa cao cấp Veritas Bespoke bằng máy scan chân 3D trong y tế đã được Lê Thanh sáng chế và ứng dụng thành công. Và gọi được 4 tỷ đồng đầu tư vào công nghệ “đo ni đóng giày” ScanFit cho sản phẩm giày tây thủ công Veritas Bespoke từ chương trình Shark Tank.
Nhận thấy những đôi giày lười vừa lịch thiệp, vừa năng động, đáp ứng sự tiện dụng, có thể sử dụng khi đi làm, đi chơi suốt nhiều giờ mà không bị đau chân hay ám mùi, Thanh tiếp tục nghiên cứu sản phẩm “lai” giữa giày tây và sneaker nhưng sử dụng vật liệu tái chế để làm nguyên liệu sản xuất giày, góp phần bảo vệ môi trường.
Thanh kể: “Lúc đầu, tôi thử nghiệm với gạo, bã mía, ngô, tre… nhưng sau đó quyết định chọn bã cà phê. Sở dĩ tôi chọn bã cà phê bởi Việt Nam là quốc gia có lượng rác thải này lớn nhất nhì thế giới. Trong rất nhiều năm, chúng ta đang là quốc gia xuất khẩu cà phê nhiều thứ hai thế giới, lượng bã cà phê thải ra môi trường rất lớn. Nếu không qua xử lý, bã cà phê phân hủy sẽ thải ra metan, loại khí thải làm Trái Đất nóng lên hơn 86 lần so với CO2. Hơn nữa, tính chất khử mùi của bã cà phê sẽ giúp ích rất nhiều cho người dùng ở nước nhiệt đới như Việt Nam khi mang giày thể thao trong nhiều giờ liền”.
Việt Nam là quốc gia có lượng rác thải này lớn nhất nhì thế giới. Trong rất nhiều năm, chúng ta đang là quốc gia xuất khẩu cà phê nhiều thứ hai thế giới, lượng bã cà phê thải ra môi trường rất lớn. Nếu không qua xử lý, bã cà phê phân hủy sẽ thải ra metan, loại khí thải làm Trái Đất nóng lên hơn 86 lần so với CO2.
Thanh cho biết thêm, trên thế giới đã có doanh nghiệp sử dụng sợi cà phê dệt thành lớp bề mặt lưới của đôi giày, nhưng ShoeX ứng dụng “triệt để” hơn, nghĩa là cả đế và thân giày đều được sản xuất từ bã cà phê, hạt nhựa tái chế. Nhờ mối quan hệ, Thanh tiếp cận được với lãnh đạo một doanh nghiệp nước ngoài chuyên gia công giày cho Nike, Adidas… và hợp tác sản xuất với 6 nhà máy gia công chuyên biệt về dệt, làm đế, lót giày… để sản xuất ra những đôi giày đầu tiên, bán ra thị trường từ tháng 9/2019.
Thanh cho biết, tuổi thọ của giày cà phê ShoeX khoảng 5-10 năm, tuy nhiên công ty sẵn sàng thu giày cũ và đổi giày mới cho khách hàng để tiếp tục vòng tái chế.
Theo Lê Thanh, việc tạo ra sản phẩm từ vật liệu tái chế đa phần khó khăn, vì thường chi phí sản xuất cao hơn khiến giá bán cao hơn, nhưng thuận lợi là ý thức xã hội ngày càng tăng của các bạn trẻ khiến sản phẩm thân thiện môi trường dần có chỗ đứng, nếu chênh lệch giá giữa hai sản phẩm, thân thiện môi trường so với sản phẩm thông thường, họ sẽ ủng hộ. “Hiện Việt Nam chưa sản xuất được vải sợi từ cà phê nên phải nhập khẩu. Sau khi tìm được nhà cung cấp bã cà phê là một doanh nghiệp đầu tàu trong ngành, tôi đang lên kế hoạch nghiên cứu để tự sản xuất nốt vải sợi cà phê”.
Đến khẩu trang cà phê
Từ công thức làm giày cà phê ShoeXcoffee, việc phát triển ra khẩu trang cà phê AirX là hoàn toàn trong khả năng của ShoeX và chỉ sau 4 tháng nghiên cứu, sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Theo Thanh, từ dịch bệnh Covid-19, mọi người có ý thức hơn về việc giữ gìn sức khỏe, bảo vệ môi trường. Ngoài ra, theo rất nhiều nhà nghiên cứu thời trang trên thế giới, khẩu trang sẽ là mặt hàng tiềm năng trong tương lai. Do đó, một trong những tiêu chí quan trọng của AirX là thời trang và sự thoải mái, để hương thơm cà phê tự nhiên giúp người dùng cảm thấy đeo khẩu trang không quá ngột ngạt. Chiến lược của AirX là muốn đem khẩu trang cà phê Việt ra toàn thế giới. “Trong tháng 5/2020, chúng tôi sẽ sớm ra mắt khẩu trang cà phê với màng lọc N99 thân thiện môi trường, có thể tự phân hủy đầu tiên trên thế giới”, Thanh chia sẻ.
Một trong những tiêu chí quan trọng của AirX là thời trang và sự thoải mái, để hương thơm cà phê tự nhiên giúp người dùng cảm thấy đeo khẩu trang không quá ngột ngạt. Chiến lược của AirX là muốn đem khẩu trang cà phê Việt ra toàn thế giới.
Qua tìm hiểu, tôi nhận thấy trong suốt thời gian đại dịch Covid-19 hoành hành tại Trung Quốc, 116 triệu chiếc khẩu trang được sản xuất mỗi ngày. Hằng ngày, 7,4 triệu người dân Hồng Kông đều vứt đi những chiếc khẩu trang dùng một lần và 100 triệu người dân ở Việt Nam cũng vậy. “Từ thông tin cập nhật, tôi đã nghiên cứu ra khẩu trang AirX như một một giải pháp mới để chiếc khẩu trang có đời sống lâu dài hơn và bảo vệ môi trường do sử dụng công nghệ kháng khuẩn kép 99,99% với hai lớp bảo vệ. Lớp ngoài được dệt bằng sợi cà phê, sử dụng công nghệ PowerKnit, có thể giặt mỗi ngày. Bên trong là lớp màng lọc tự phân hủy sinh học, được sản xuất theo công nghệ kết hợp nano bạc và cà phê. Mỗi chiếc màng lọc có thể sử dụng tối đa 30 ngày không cần giặt”.
Theo Lê Thanh, khi xắn tay vào làm sản phẩm thân thiện môi trường mới thấy rất nhiều thử thách để cho ra đời một sản phẩm với năng suất lên đến 40.000 cái mỗi ngày với mức giá 99.000 đồng/cái cho khẩu trang cà phê truyền thống và 249.000 đồng/cái cho khẩu trang cà phê N99, đặc biệt dành cho da nhạy cảm, thời gian sử dụng tới 90 ngày.
Tuy nhiên, đây là một mức giá hợp lý và tiết kiệm, bởi, chi phí trung bình đối với người dùng sẽ vào khoảng 1.000 - 3.000 đồng/ngày. Kinh tế gấp đôi so với khẩu trang y tế dùng một lần với chi phí trung bình 6.000 đồng/ngày.
Thanh nói: “Tương lai của các sản phẩm xanh như khẩu trang cà phê AirX cũng là một điều đáng kỳ vọng trên toàn cầu. Tại Việt Nam, chúng ta cũng đang hình thành một thế hệ sống xanh. Mỗi ngày, việc tự cầm chiếc cốc cá nhân để mua cà phê, đi chợ bằng túi vải, bớt đi một chiếc ống hút nhựa… đều khiến chúng ta thật sự cảm thấy vui vẻ. Do đó, tôi và các cộng sự sẽ không ngừng nghiên cứu để đưa ra những giải pháp hữu ích. Tiếp theo sau AirX, chúng tôi sẽ ra mắt những công nghệ cải tiến hơn nhằm đảm bảo sức khỏe cho người dùng, kể cả trẻ em và người làm việc trong lĩnh vực y tế”.
Minh Quân (Theo Doanh nhân Sài Gòn/Dân Việt)

https://etime.danviet.vn/tu-giay-ca-phe-den-khau-trang-ca-phe-2020072107204261.htm

Có thể bạn quan tâm

Khấm khá nhờ... rắn độc

Khấm khá nhờ... rắn độc

Nghe tin anh Phan Thanh Bình - ngụ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - quyết định nuôi và kinh doanh rắn hổ mang, nhiều người quen biết đã can ngăn vì lo ngại loài này có nọc độc nguy hiểm nhưng anh vẫn thản nhiên.
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.

“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

(GLO)- Dù mới học lớp 5 và chưa từng qua trường lớp đào tạo nào về cơ khí nhưng ông Phạm Văn Bình (SN 1978, thôn Hưng Hà, xã Phú Cần, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã sáng chế nhiều máy nông nghiệp giúp người nông dân giảm chi phí nhân công, tăng năng suất lao động.
Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Đôi bạn trẻ ở Đắk Nông đã dồn hết tiền mừng cưới cho công cuộc khởi nghiệp với nấm đông trùng hạ thảo. Trải qua bao khó khăn, cặp đôi đã chứng minh đam mê sẽ không viển vông nếu có kiến thức và “đồng vợ, đồng chồng”.
Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

“Hoa sen là biểu tượng cho vẻ đẹp thuần khiết trong văn hóa Á Đông. Lā SEN hay “Là Sen” được xây dựng và phát triển dựa trên nét văn hóa truyền thống ấy”, chị Nguyễn Thị Kim Loan mở đầu cuộc trò chuyện về hành trình khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Người trẻ trở về

Người trẻ trở về

(GLO)- Gần đây, có một sự dịch chuyển từ ít đến nhiều, từ âm thầm đến sôi nổi đang diễn ra tại Gia Lai, đó là “làn sóng trở về” của những người trẻ.
Vợ chồng “khoa bảng”

Vợ chồng “khoa bảng”

(GLO)- Là tôi đang nói đến vợ chồng chị Nguyễn Thị Cẩm Vân và anh Nguyễn Văn Long. Chị là Tiến sĩ chuyên ngành Kế toán, giảng viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Lâm nghiệp-Phân hiệu tại Gia Lai.
15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

Không bằng lòng với những gì đạt được, mỗi bạn trẻ đã thực hiện những ước mơ, khát vọng của mình với những nỗ lực không mệt mỏi ngoài năng lực thiên bẩm để 'bản đồ' thế giới trong từng lĩnh vực đều có tên Việt Nam.