Hai cô gái khởi nghiệp... 'xanh'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Khởi đầu từ lọ thủy tinh, ống hút tre... thế nhưng hai cô gái trẻ xứ Huế đã gầy nên cho mình "cơ ngơi" một hệ sinh thái xanh với hơn 50 sản phẩm thân thiện môi trường, sắp có mặt trên các kênh thương mại điện tử như Amazon....
Thu Hương (trái) và Ngọc Trâm bên các sản phẩm thân thiện môi trường có trong hệ sinh thái xanh của mình - Ảnh: CÔNG TRIỆU
Thu Hương (trái) và Ngọc Trâm bên các sản phẩm thân thiện môi trường có trong hệ sinh thái xanh của mình - Ảnh: CÔNG TRIỆU
Khởi đầu từ những lọ thủy tinh, ống hút tre thân thiện môi trường... thế nhưng hai cô gái trẻ xứ Huế đã gầy nên cho mình "cơ ngơi" là một hệ sinh thái xanh với hơn 50 sản phẩm thân thiện môi trường, sắp sửa có mặt trên các kênh thương mại điện tử như Amazon...
"Thật thú vị", hơn 30 người gồm cả trẻ con lẫn người lớn đã thốt lên như thế sau lần tham gia chương trình Tinh hoa Huế, cụ thể là tìm hiểu về zèng - tên loại thổ cẩm của người Tà Ôi tại huyện miền núi A Lưới (Thừa Thiên Huế) diễn ra hồi trung tuần tháng 5 vừa rồi. Tinh hoa Huế là một trong số những chương trình mà hai cô gái từ dự án Eco Green Hub là Đặng Thị Thu Hương (24 tuổi) và Nguyễn Thị Ngọc Trâm (22 tuổi, cùng sống tại Huế) tâm huyết tổ chức nên.
Từ trăn trở sống xanh...
Với mái tóc ngắn ngang tai, dáng vẻ năng động là thứ mà ai đối diện với Hương cũng đều cảm nhận rõ. Nhớ lại thời vừa tốt nghiệp ngành marketing (ĐH Kinh tế, ĐH Huế) vào năm 2018, Hương nói rằng việc làm cho một công ty chuyên tư vấn thành lập doanh nghiệp trong và ngoài nước, rồi tham gia hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong tỉnh... đã mang lại cho cô nguồn thu nhập rất ổn định. Thế nhưng việc trăn trở về một hệ sinh thái xanh luôn thôi thúc Hương phải thay đổi. 
"Vừa làm mảng khởi nghiệp, lại sẵn máu yêu lối sống xanh thì tại sao mình lại không thử khởi đầu chính từ những sản phẩm xanh?" - Hương trăn trở.
Bỏ ngang công việc với mức thu nhập đáng mơ ước lên đến tám con số 0 thời điểm đó, Hương rủ rê thêm Trâm quyết tâm "khởi nghiệp xanh". 
Cùng học ngành marketing, cùng sở thích hướng về môi trường, Trâm đồng ý ngay với ý tưởng khởi nghiệp xanh mà Hương đưa ra, dù lúc đó cô chỉ mới là sinh viên năm 3. 
Đến tháng 7-2019, Eco Green Hub - mô hình kết nối nhà sản xuất và người dùng cùng tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ theo hướng thân thiện môi trường, bền vững đầu tiên tại Huế - ra đời. 
Mới đầu, mô hình khởi nghiệp xanh của hai cô chỉ đăng bán đơn thuần các lọ thủy tinh, ống hút tre. Tất cả còn quá mới mẻ, cộng với việc thói quen sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường của người dân chưa cao khiến dự án gặp nhiều khó khăn. Đa số người mua dùng sản phẩm lúc đó chỉ là những bạn bè của Hương và Trâm. 
Hương nói việc cân bằng được bài toán kinh tế và giá trị cốt lõi về tính bền vững môi trường, sản phẩm chất lượng cao là thách thức cực kỳ lớn với dự án. 
"Thiếu kinh nghiệm thị trường, mình và Trâm phải vừa làm vừa học thêm nên mỗi người làm việc trên 12 tiếng một ngày là điều rất bình thường" - Hương tâm sự.
Đến cánh tay nối dài
Trong muôn vàn khó khăn, việc hai người bỏ ra gần 150 triệu đồng, vừa là tiền tích cóp vừa là tiền vay mượn bạn bè, để đa dạng các sản phẩm trong hệ thống được mọi người cho là đầy táo bạo. Tuy nhiên, việc làm ấy đang mang lại một diện mạo mới khi hệ sinh thái này được bổ sung hơn 50 sản phẩm theo hướng bền vững, mang giá trị đặc trưng vùng miền. 
Về sản phẩm tái chế nổi bật có thể kể đến như: hoa tai từ vỏ hạt macca, hoa từ bẹ chuối khô, miếng rửa bằng xơ mướp... Còn với các sản phẩm đặc trưng vùng miền nhận được nhiều quan tâm của khách hàng có thể kể đến túi xách dệt zèng, tinh dầu làng Hạ... 
Theo Trâm, việc lập ra các bộ tiêu chí riêng cho từng đối tác, từng sản phẩm là cách để cô thay khách hàng kiểm tra về chất lượng trước khi đưa sản phẩm lên kệ. Trung bình các sản phẩm trong hệ sinh thái xanh này có giá thấp nhất khoảng 10.000 đồng cho mỗi ống hút tre, đến cao nhất là 550.000 đồng cho mỗi túi dệt zèng. 
"Nói gì thì nói, nhưng đặc điểm chung duy nhất của các sản phẩm là có cùng chung tần sóng xanh, thân thiện môi trường, an toàn với người dùng" - Trâm tâm sự.
Một gian phòng nhỏ ấm cúng đầy hoa lá trên đường Ngô Thời Nhậm (TP Huế) hiện là nơi làm việc và trưng bày các sản phẩm chính của Eco Green Hub. Sản phẩm sống xanh dù có phần mới mẻ với nhiều người, tuy nhiên tiếng lành đồn xa, hệ sinh thái xanh của hai cô sớm có được cảm tình và thu hút nhiều bạn trẻ có chung niềm đam mê tham gia hưởng ứng và thay đổi dần thói quen. 
Trước tháng 1-2020, chuỗi hệ sinh thái này có đến 13 điểm bán khác nhau, từ hệ thống siêu thị, các nhà hàng đến khách sạn... có chung hướng đi về sống xanh. Tuy nhiên, sau tháng dịch bệnh COVID-19 bùng phát đỉnh điểm, thói quen mua sắm của người dân thay đổi, du khách nước ngoài cũng ít đến Huế hơn khiến một số điểm bán hoạt động cầm chừng nên Hương đã dẹp bớt 5 điểm.
"Hai chị em bảo nhau: Chúng mình cần một hướng đi mới" - Hương bộc bạch. Bắt đầu từ việc đi tìm kiếm địa điểm ký gửi sản phẩm mới trong và ngoài tỉnh, đẩy mạnh phát triển bán hàng online qua nhiều kênh và đặc biệt hơn cả là hai cô đang hoàn tất các thủ tục cuối cùng để đưa sản phẩm lên các trang thương mại điện tử tầm thế giới như Amazon...
"Tham vọng" lớn hơn mà hệ sinh thái xanh Eco Green Hub của hai cô gái trẻ này hướng đến chính là việc trở thành một cánh tay nối dài giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. "Việc có hơn 50 sản phẩn từ hơn 10 đơn vị đối tác đang phần nào hiện thực hóa tham vọng trở thành cánh tay nối dài ấy" - Hương khẳng khái.
Gần 1 năm thành lập, Eco Green Hub đã tổ chức được trên 5 chương trình, workshop hướng về môi trường, tái chế rác thải nhựa, bảo vệ môi trường và tiêu dùng bền vững... Dù luôn giới hạn khoảng 20 người tham gia chương trình, thế nhưng Hương cho biết mỗi lần tổ chức lại luôn có từ 50 đến 100 người thích thú đến tham gia.
Ngoài ra, Hương nói việc chọn lựa nhiều sản phẩm do người khuyết tật làm nên để đưa vào hệ sinh thái xanh của mình là cách để sẻ chia phần nào với những hoàn cảnh kém may mắn ấy. "Nguồn lợi nhuận mà dự án muốn thu về hơn cả vẫn là việc mọi người hình thành lối sống xanh, thân thiện và bảo vệ môi trường hơn" - Hương nói.
CÔNG TRIỆU (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000). 
Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.
Khấm khá nhờ... rắn độc

Khấm khá nhờ... rắn độc

Nghe tin anh Phan Thanh Bình - ngụ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - quyết định nuôi và kinh doanh rắn hổ mang, nhiều người quen biết đã can ngăn vì lo ngại loài này có nọc độc nguy hiểm nhưng anh vẫn thản nhiên.
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.