Chàng trai bỏ phố về quê "hồi sinh" chè An Bằng nức tiếng xứ Quảng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Vùng chè xanh Đại Thạnh được hợp thành từ 3 thôn An Bằng, Tây Lễ và Mỹ Lễ với tổng diện tích khoảng 30ha. Trong đó, thôn An Bằng là vùng trồng chè lớn nhất hiện nay, với diện tích 20ha chè xanh.
Xã Đại Thạnh (huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) được người dân gần xa biết đến là vùng trồng chè thơm ngon có tuổi thọ hàng trăm năm. Tuy nhiên, trải qua nhiều thăng trầm, cây chè ngày càng lép vế và dần bị thay thế bởi những loại cây trồng khác. Nhìn thấy những vườn chè đặc sản dần biến mất, chàng trai Ngô Văn Chi không đành lòng và đã mạnh dạn bỏ công việc ở thành phố về quê khôi phục lại vùng chè An Bằng.
Liên kết, giúp người dân thu nhập ổn định
Vùng chè xanh Đại Thạnh được hợp thành từ 3 thôn An Bằng, Tây Lễ và Mỹ Lễ với tổng diện tích khoảng 30ha. Trong đó, thôn An Bằng là vùng trồng chè lớn nhất hiện nay, với diện tích 20ha chè xanh. Tại đây chỉ còn gần 100 hộ trồng chè, đa số người dân đã chuyển sang trồng cây keo, hoặc làm những công việc khác để mưu sinh.

Anh Ngô Văn Chi đã rời bỏ công việc ở thành phố, để về quê đầu tư và khôi phục vùng chè An Bằng, xã Đại Thạnh (huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam).
Anh Ngô Văn Chi đã rời bỏ công việc ở thành phố, để về quê đầu tư và khôi phục vùng chè An Bằng, xã Đại Thạnh (huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam).
Trước đây, chè An Bằng chủ yếu được bán lá tươi cho thương lái về bán tại các chợ, phương pháp làm chè khô cũng dần bị mai một và quên lãng. Chính vì thế, tháng 3/2019, anh Ngô Văn Chi (33 tuổi, trú thôn An Bằng, xã Đại Thạnh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) đã quyết định về quê thành lập Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và Dịch vụ Đại Thạnh Phát, để khôi phục lại vùng trồng chè Đại Thạnh nổi danh một thời.
Đến tháng 8/2019, anh Chi cùng 6 thành viên khác trong HTX có cơ hội tham gia dự án sản xuất chè An Bằng theo chuỗi liên kết giá trị, gắn với tiêu thụ sản phẩm do UBND xã Đại Thạnh hỗ trợ vốn 245 triệu đồng. Từ nguồn lực quý báu này, HTX Đại Thạnh Phát đã đầu tư máy móc sản xuất, vườn ươm cây giống, phân bón và hệ thống nước tưới cho nhiều hộ dân trồng chè tại thôn An Bằng.
Trò chuyện với chúng tôi, anh Ngô Văn Chi chia sẻ: "Vùng chè An Bằng có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển mạnh, nhưng vì lợi nhuận thấp nên bà con chuyển sang trồng cây keo khiến thương hiệu chè xanh An Bằng dần mất đi. Từ đó, tôi trăn trở và quyết định bỏ công việc kỹ thuật điện để về quê hợp tác khôi phục và phát triển sản phẩm chè An Bằng theo một hướng hoàn toàn mới, đó là liên kết phát triển vùng chè nguyên liệu, chế biến các sản phẩm mới từ chè và lấy tên Bancha An Bằng".

Chè Bancha An Bằng chứa lượng caffein rất ít nên hạn chế chứng mất ngủ, giúp tiêu hóa tốt, điều hòa thân nhiệt, trợ tim, bổ thần kinh…
Chè Bancha An Bằng chứa lượng caffein rất ít nên hạn chế chứng mất ngủ, giúp tiêu hóa tốt, điều hòa thân nhiệt, trợ tim, bổ thần kinh…
Ông Đoàn Ngọc Hà (60 tuổi, ở thôn An Bằng, xã Đại Thạnh) cho biết, trước đây chè An Bằng thơm ngon nức tiếng xứ Quảng, nhưng theo thời gian nghề trồng chè không còn thịnh như trước, đặc biệt là đầu ra khó khăn hơn do phải cạnh tranh với nhiều sản phẩm chè công nghiệp, chè làm từ các loại nguyên liệu khác. 
Bản thân ông Hà đã có hơn 40 năm trồng chè, với diện tích 5 sào (trong đó có 2 sào mới khôi phục, chưa khai thác), nhưng do đầu ra không ổn định nên gia đình ông chỉ sản xuất cầm chừng, trồng vì đam mê và gìn giữ nghề truyền thống, chứ so với một số cây trồng khác thì hiệu quả kinh tế kém hơn.
"Từ ngày HTX Đại Thạnh Phát ra đời, HTX đã bao tiêu sản phẩm, đảm bảo thu gom toàn bộ số chè của gia đình tôi làm ra với giá đúng như cam kết. Bên cạnh đó, HTX còn hỗ trợ tư vấn kỹ thuật, hỗ trợ giống…, nhờ đó gia đình tôi có nguồn thu nhập ổn định khoảng 3-4 triệu đồng/tháng từ cây chè"- ông Hà hồ hởi nói.
Hồi sinh vùng chè An Bằng
Được biết, sản phẩm chè Bancha An Bằng của HTX Nông nghiệp – Dịch vụ Đại Thạnh Phát được UBND xã Đại Thành chọn tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Quảng Nam năm 2020. Hiện chè Bancha đang được địa phương đầu tư trọng điểm, hướng đến xây dựng thành sản phẩm đặc trưng của địa phương, cũng như khôi phục lại sản phẩm chè An Bằng từng vang bóng một thời.

Bên cạnh việc vận động bà con nông dân tiếp tục gắn bó với cây chè, mở rộng quy mô, HTX Đại Thạnh Phát còn hỗ trợ kỹ thuật trồng chè theo tiêu chuẩn VietGAP cho nông dân, đồng thời cam kết bao tiêu lá chè tươi cho 15 hộ dân tại thôn An Bằng với giá dao động từ 15.000-18.000 đồng/kg. 

Điều này đã giúp vùng chè ở Đại Thạnh dần hồi sinh, người trồng chè có thu nhập ổn định khoảng 200 triệu đồng/ha/năm.
Anh Chi cho hay, để thương hiệu chè Bancha An Bằng phát triển thì phải đầu tư nhiều máy móc, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào khâu chế biến nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng, mẫu mã mới đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng. Đồng thời phải giữ được nét đặc trưng riêng của chè An Bằng là chế biến theo phương pháp truyền thống, có màu sắc đẹp, thơm dịu và ngọt.
Theo đó, các sản phẩm chè Bancha An Bằng được hái từ lá chè già, rửa sạch, phơi héo, giã, ủ, băm thủ công hết sức tỉ mỉ và sấy theo quy trình nghiêm ngặt. Sau đó, lá chè khô được đóng gói với bao bì có nhãn mác, mã vạch. Với sự đầu tư chăm chút đó, sản phẩm chè An Bằng được bán với giá 600.000 đồng/kg, xuất bán đi nhiều nơi như Đà Nẵng, TP. HCM, Hội An, Tam Kỳ (Quảng Nam)…
"Tuy HTX mới thành lập nhưng dự án phát triển vùng trồng chè và thương hiệu chè Bancha An Bằng đã bước đầu có những tín hiệu đáng mừng. Người dân đã chú trọng chăm sóc thâm canh cây chè, đảm bảo nguyên liệu làm chè khô luôn an toàn, sạch sẽ. Bên cạnh đó, tôi cũng đã giải quyết việc làm cho một số lao động chế biến chè tại HTX với mức lương 6.000.000 đồng/tháng…"-anh Chi vui vẻ nói.
Hiện nay, mỗi tháng HTX Đại Thạnh Phát thu mua hơn 3 tấn chè tươi và xuất bán 300kg chè Bancha An Bằng ra thị trường, thu lãi 40 triệu đồng. Ngoài ra, anh Chi cũng tích cực trồng thử nghiệm và ươm giống chè để mở rộng vùng nguyên liệu, hoặc xuất bán cây giống cho một số nơi khác.
Anh Chi tâm sự, HTX mới thành lập nên còn nhiều khó khăn trong quá trình ổn định sản xuất, nhất là khâu tìm kiếm thị trường. Do đó, việc mở rộng quy mô vùng chè nguyên liệu tại chỗ, kết hợp áp dụng khoa học kỹ thuật vào chế biến sẽ giúp chè Bancha An Bằng sớm sản xuất ổn định, có chỗ đứng trên thị trường tiêu thụ.
Trần Hậu (Dân Việt)

https://danviet.vn/chang-trai-bo-pho-ve-que-hoi-sinh-che-an-bang-nuc-tieng-xu-quang-20200708181455381.htm

Có thể bạn quan tâm

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Đôi bạn trẻ ở Đắk Nông đã dồn hết tiền mừng cưới cho công cuộc khởi nghiệp với nấm đông trùng hạ thảo. Trải qua bao khó khăn, cặp đôi đã chứng minh đam mê sẽ không viển vông nếu có kiến thức và “đồng vợ, đồng chồng”.
Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

“Hoa sen là biểu tượng cho vẻ đẹp thuần khiết trong văn hóa Á Đông. Lā SEN hay “Là Sen” được xây dựng và phát triển dựa trên nét văn hóa truyền thống ấy”, chị Nguyễn Thị Kim Loan mở đầu cuộc trò chuyện về hành trình khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Người trẻ trở về

Người trẻ trở về

(GLO)- Gần đây, có một sự dịch chuyển từ ít đến nhiều, từ âm thầm đến sôi nổi đang diễn ra tại Gia Lai, đó là “làn sóng trở về” của những người trẻ.
Vợ chồng “khoa bảng”

Vợ chồng “khoa bảng”

(GLO)- Là tôi đang nói đến vợ chồng chị Nguyễn Thị Cẩm Vân và anh Nguyễn Văn Long. Chị là Tiến sĩ chuyên ngành Kế toán, giảng viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Lâm nghiệp-Phân hiệu tại Gia Lai.
15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

Không bằng lòng với những gì đạt được, mỗi bạn trẻ đã thực hiện những ước mơ, khát vọng của mình với những nỗ lực không mệt mỏi ngoài năng lực thiên bẩm để 'bản đồ' thế giới trong từng lĩnh vực đều có tên Việt Nam.