Giám đốc "hotboy" điều khiển cả trang trại trồng rau quả bằng điện thoại thông minh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
“Chúng tôi tự sản xuất nguyên liệu đầu vào, tạo ra vòng tròn khép kín làm tiền đề cho hệ sinh thái sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm”. Anh Phạm Văn Lộc - Giám đốc dự án Hệ sinh thái Nông nghiệp bền vững UCA cho biết như vậy về mô hình trang trại trồng rau, củ, quả điều khiển bằng điện thoại thông minh.
"Sạch từ nông trại đến bàn ăn"
Trong cái nắng như đổ lửa, chúng tôi vẫn thấy anh Phạm Văn Lộc cần mẫn theo dõi, điều chỉnh hệ thống tưới nước cho dưa lưới được trồng nhà màng. Anh Lộc cho hay, tại đây đang trồng thử nghiệm dưa lưới nằm trong dự án Hệ sinh thái Nông nghiệp bền vững UCA của anh và một số người bạn đang triển khai.
Anh Phạm Văn Lộc - Giám đốc dự án Hệ sinh thái Nông nghiệp bền vững UCA đang ghi lại quá trình phát triển của cây dưa lưới. Ảnh: N.C
Anh Phạm Văn Lộc - Giám đốc dự án Hệ sinh thái Nông nghiệp bền vững UCA đang ghi lại quá trình phát triển của cây dưa lưới. Ảnh: N.C

Hiện nay, dự án đã được áp dụng ở một số trang trại ở nhiều địa phương như tại Long Biên, Sóc Sơn, Sơn Tây, Chương Mỹ (Hà Nội) và sản phẩm được cung cấp tại UCA Mart Dương Đình Nghệ, UCA Mart Trần Tử Bình, UCA Mart Nguyễn Chí Thanh...

Trò chuyện với anh, chúng tôi cảm nhận được sự đam mê, nhiệt huyết của bản thân anh cũng như các thành viên trong dự án UCA. Anh Lộc nói, khái niệm hệ sinh thái UCA được hình thành từ 2019 và bao gồm từ siêu thị, nông trại, trung tâm và đồ ăn UCA.

Dự án với mục tiêu ứng dụng khoa học công nghệ trong các khâu sản xuất, thương mại nhằm tối ưu hóa chi phí sản xuất cũng như đảm bảo sự cân bằng tương đối trong việc thương mại sản phẩm có giá trị cao.
 "Để đảm bảo sản xuất cũng như đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường của dòng sản phẩm mới, chúng tôi nỗ lực áp dụng công nghệ mới nhằm giảm tối đa việc tiếp xúc trực tiếp của công nhân với nguồn dinh dưỡng, bảo vệ thực vật nguy hại đến sức khỏe người lao động và đảm bảo nguyên liệu đầu vào ổn định về số lượng cũng như chất lượng cho các thành viên trong hệ sinh thái" - anh Lộc tiết lộ.
Rau sau khi được thu hoạch ở các vùng nguyên liệu được chuyển về liên hiệp HTX tiêu thụ nông sản an toàn Việt Nam (UCA). Từ đó, rau được bảo quản trong nhà lạnh và được đưa đến hệ thống siêu thị của UCA.
Rau sau khi được thu hoạch ở các vùng nguyên liệu được chuyển về liên hiệp HTX tiêu thụ nông sản an toàn Việt Nam (UCA). Từ đó, rau được bảo quản trong nhà lạnh và được đưa đến hệ thống siêu thị của UCA.
Với dự án Hệ sinh thái Nông nghiệp bền vững UCA, người nông dân gần như không phải trực tiếp "chạm tay" vào làm. Bởi, đã có các tay robot đơn giản thay thế công năng của lao động phổ thông. Ngoài ra, dự án cũng sử dụng ứng dụng di động trong việc điều phối sản xuất (điều hành hoạt động tưới nước qua aap được cài đặt trên điện thoại thông minh).
"Tất cả dữ liệu về sâu bệnh hại trên rau, các triệu chứng thú y trên vật nuôi, các yếu tố nguy hại từ môi trường được truyền lại từ hình ảnh, cảm biến và được lưu trữ trên hệ thống máy chủ, xử lý, gửi lấy ý kiến tham vấn của kỹ sư, hệ thống chuyên gia sản xuất cũng như cảnh báo quá trình khi gặp điều kiện tương tự. Tất cả những thay đổi đó đều được ghi nhận, phân tích và lưu trên ứng dụng điện thoại thông minh giúp quá trình thuận lợi hơn" - anh Lộc nói.
Tiền đề phát triển nông nghiệp bền vững
Anh Lộc cho biết, công nghệ đã mang lại rất nhiều thành quả hữu ích, tạo tiền đề để phát triển bền vững. Ứng dụng giúp hệ thống lần đầu tiên có nhật ký điện tử, được cập nhật hàng ngày, giúp khách hàng là hệ thống cửa hàng thực phẩm theo dõi, giám sát thường xuyên từ đó tăng được uy tín cũng như sự kiểm chứng thực tế từ khách hàng, giúp khách hàng chủ động thời gian lấy hàng, có hàng để đặt hàng trước, gia tăng từ 3 đại lý lên đến 22 đại lý sử dụng tất cả sản phẩm mà hệ sinh thái trên địa bàn Hà Nội. Doanh thu tăng 500%.
Hệ thống tưới nước tự động được điều khiển bằng app được cài đặt trên điện thoại thông minh.
Hệ thống tưới nước tự động được điều khiển bằng app được cài đặt trên điện thoại thông minh.
"Quy trình canh tác sử dụng robot giảm thiểu 5 nhân công/ha cho sản xuất rau và 2 nhân công/hệ thống chuồng trại; giúp giảm 25 triệu đồng/ha và tổng 150 triệu đồng/nông trại" - anh Lộc chia sẻ.
Theo anh Lộc, kết quả đạt được quan trọng nhất trong dự án này là đã giảm thiểu ô nhiễm, kiểm soát hoàn toàn thuốc bảo vệ thực vật, không để dư thừa. Ngoài ra, dự án còn góp phần mang đến tính thân thiện với môi trường. Với việc sử dụng nhựa tái sinh trong các thiết bị vỏ hộp, giấy Kraft… thì còn chú trọng đến sức khỏe của người sản xuất, cho phép người sản xuất không tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật gây hại. 
Dự án cũng sử dụng những chế phẩm chăn nuôi an toàn, không gây ô nhiễm môi trường, tuân thủ đúng theo quy trình hữu cơ và hướng đến mục tiêu thân thiện với tự nhiên.
Từ những kết quả đó, dự án đã đáp ứng được nhu cầu của những người làm nông nghiệp, giải quyết được nhiều vấn đề chăm sóc cây trồng, chưa có cạnh tranh trong lĩnh vực, nên rất tiềm năng.
Theo Minh Ngọc – Nguyễn Chương (Dân Việt)

https://danviet.vn/bam-dien-thoai-thong-minh-giam-doc-hotboy-dieu-khien-ca-trang-trai-trong-rau-qua-20200607182630925.htm

Có thể bạn quan tâm

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000). 
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.