Kho hàng nghìn côn trùng độc đáo làm từ vật dụng bỏ đi của chàng trai 9X

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Từ những vỏ chai nhựa, vỏ lon, những vật dụng bỏ đi, Lưu Chung Nghĩa (30 tuổi, huyện Đông Anh, Hà Nội) đã tạo ra hàng nghìn mô hình côn trùng, đồ chơi độc đáo.
Từ những vật dụng bỏ đi, Lưu Chung Nghĩa đã tái chế thành mô hình đồ chơi sáng tạo - Ảnh: DƯƠNG LIỄU
Từ những vật dụng bỏ đi, Lưu Chung Nghĩa đã tái chế thành mô hình đồ chơi sáng tạo - Ảnh: DƯƠNG LIỄU
Anh Nghĩa chia sẻ: "Tình cờ trong một lần đi chơi với bạn bè, mình thấy người ta bán chú ếch bằng vỏ lon nước ngọt. Mình nghĩ mình cũng có thể làm được, thậm chí còn đẹp hơn. Sau chuyến đi chơi đó, mình bắt đầu nhặt các vỏ chai, vỏ lon của gia đình gom lại. Thi thoảng rảnh mình bày ra để cắt, ráp thành những con vật".
Những đồ chơi anh Nghĩa sáng tạo chủ yếu là các con vật - Ảnh: DƯƠNG LIỄU
Những đồ chơi anh Nghĩa sáng tạo chủ yếu là các con vật - Ảnh: DƯƠNG LIỄU
Bắt tay vào công việc sáng tạo bằng đam mê của mình, dù không được học qua bất kỳ trường lớp nào, anh Nghĩa đã có những sản phẩm độc đáo. 
Những con côn trùng với nhiều chi tiết nhỏ, từ chiếc chân, râu, đến đôi cánh đều được cắt tỉa, lắp ráp một cách tỉ mỉ.
"Có những con vật chỉ mất 15 phút có thể hoàn thành, có những con phải mất đến 1 ngày, thậm chí cả tuần mới xong. Trong các công đoạn, tạo hình khuôn mặt các con vật sao có hồn tốn nhiều thời gian nhất. Gương mặt của các con vật làm từ nhựa và nhôm nên rất khó để tạo nét", anh Nghĩa chia sẻ.
Từ gần 1 năm nay, anh Nghĩa gác lại công việc hàng ngày của mình, tập trung cho sáng tạo. Đến nay, anh Nghĩa đã hoàn thành hàng nghìn con vật, có những con có thể di chuyển được bằng động cơ đơn giản.
Khi làm các con vật hay mô hình đồ chơi, anh cùng các bạn của mình ghi hình lại để đăng tải lên mạng xã hội. 
"Mình làm những video hướng dẫn đăng lên mạng để mọi người cũng có thể làm được. Mình muốn hướng dẫn cho các em nhỏ làm đồ thủ công tái chế. Các em bây giờ ít sân chơi, thường xuyên xem điện thoại, nên mình nghĩ với những video hướng dẫn đơn giản sẽ giúp các em có thêm đồ chơi bổ ích" - anh Nghĩa nói.
Một số hình ảnh sản phẩm anh Nghĩa đã thực hiện:
Những con vật thường có chi tiết nhỏ nên đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiên trì - Ảnh: DƯƠNG LIỄU
Những con vật thường có chi tiết nhỏ nên đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiên trì - Ảnh: DƯƠNG LIỄU
Khó nhất khi làm một con vật đó là gương mặt, làm sao cho con vật có hồn - Ảnh: DƯƠNG LIỄU
Khó nhất khi làm một con vật đó là gương mặt, làm sao cho con vật có hồn - Ảnh: DƯƠNG LIỄU
Mỗi con vật, đồ chơi được tận dụng từ đồ phế thải đều mang thông điệp để bảo vệ môi trường - Ảnh: DƯƠNG LIỄU
Mỗi con vật, đồ chơi được tận dụng từ đồ phế thải đều mang thông điệp để bảo vệ môi trường - Ảnh: DƯƠNG LIỄU
Các đồ chơi chủ yếu được làm từ vỏ lon, vỏ chai nhựa - Ảnh: DƯƠNG LIỄU
Các đồ chơi chủ yếu được làm từ vỏ lon, vỏ chai nhựa - Ảnh: DƯƠNG LIỄU
Có những con vật anh Nghĩa phải mất nhiều ngày mới có thể hoàn thành - Ảnh: DƯƠNG LIỄU
Có những con vật anh Nghĩa phải mất nhiều ngày mới có thể hoàn thành - Ảnh: DƯƠNG LIỄU
Những chú kiến, chú chim cho đến robot, cá sấu… vô cùng sinh động, tất cả vật dụng để tạo ra chúng đều được tận dụng từ lon hộp bỏ đi - Ảnh: DƯƠNG LIỄU
Những chú kiến, chú chim cho đến robot, cá sấu… vô cùng sinh động, tất cả vật dụng để tạo ra chúng đều được tận dụng từ lon hộp bỏ đi - Ảnh: DƯƠNG LIỄU
Theo DƯƠNG LIỄU (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000). 
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.