9X xứ Lạng khởi nghiệp với mô hình trồng nấm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhờ sự sáng tạo, chịu thương, chịu khó, quyết tâm thoát nghèo cộng với sức trẻ chàng thanh niên Hoàng Trọng Vinh (SN 1995) ở thôn Nong Thâm, xã Yên Sơn, huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn) đã khởi nghiệp thành công với mô hình trồng nấm mang lại thu nhập cao, đồng thời tạo ra việc làm cho nhiều thanh niên trong vùng.
Có duyên với làm nông
Dẫn chúng tôi tham quan xưởng nấm đang chuẩn bị cho thu hoạch, chàng trai trẻ Hoàng Trọng Vinh chia sẻ: Nhìn những cánh nấm trắng lớn từng ngày nơi bóng tối, ẩm ướt mà thấy thích thú rồi tự nhiên bản thân như có thêm động lực. Những mệt mỏi cũng dần tan biến. Anh Vinh cho biết: "Trồng nấm tuy đơn giản, thu nhập cao nhưng cũng dễ gặp rủi ro. Vì vậy, từ khâu làm nguyên liệu, chăm sóc đến khi thu hoạch, người làm phải tuân thủ, thực hiện đúng kỹ thuật. Có như vậy sản phẩm cung cấp ra thị trường vừa đẹp mà vừa đảm bảo chất lượng".
Dù điều kiện thời tiết khá nóng, không thuận lợi cho sự phát triển của nấm nhưng những cánh nấm trong xưởng nấm của anh Vinh vẫn lặng lẽ lớn đều, dày cùi, màu trắng đẹp mắt. Tận mắt thấy thành quả mới cảm nhận được những tâm huyết cho nghề trồng nấm của chàng trai trẻ. Kể về cơ duyên đến với nghề trồng nấm, anh Vinh bộc bạch: "Cũng chẳng ngờ là mình lại bén duyên với nghề trồng nấm, bởi sau khi tốt nghiệp Khoa nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam vào tháng 9/2017, mình ấp ủ, mang trong mình bao nhiêu dự định hoài bão khác".
Anh Hoàng Trọng Vinh thường xuyên kiểm tra và tăng cường độ ẩm cho xưởng nấm.
Anh Hoàng Trọng Vinh thường xuyên kiểm tra và tăng cường độ ẩm cho xưởng nấm.
Anh Vinh cho biết: Anh vốn được sinh ra ở một gia đình thuần nông vùng sâu vùng xa của huyện Hữu Lũng, điều kiện kinh tế gia đình rất khó khăn, nhưng ngay từ ngày ngồi trên ghế nhà trường anh đã luôn nỗ lực phấn đấu học tốt. "Sau tốt nghiệp ĐH, vô tình qua 1 người bạn mình mới biết đến mô hình trồng nấm. Thời điểm đó, tại địa phương nơi mình ở mô hình trồng nấm là một điều gì đó còn khá mới mẻ. Nhận thấy tiềm năng phát triển mình đã quyết định xin làm việc ở một trang trại hữu cơ thuộc tỉnh Bắc Ninh để học hỏi và tích lũy kinh nghiệm.
Một thời ngắn học hỏi và có kha khá kiến thức, kỹ thuật cùng với đó là số vồn hơn 50 triệu đồng,  tháng 7/2018, anh Vinh quyết định trở về quê xây dựng nhà xưởng và bắt đầu mày mò từ xử lý, làm giá thể, đóng bịch… "May mắn mình nhận được sự ủng hộ từ bố mẹ và anh em họ hàng nên có vay thêm được thêm 150 triệu đầu tư làm nhà trồng nấm, khu nuôi cấy… trên 310 m2".
Thời điểm đó, một chàng trai còn trẻ tuổi với khởi đầu khá chật vật, khó khăn nhưng anh Vinh luôn có ý chí và quyết tâm vươn lên. Sau quá trình "tập dượt" làm những mẻ nấm đầu tiên, anh vẫn chưa hài lòng với kết quả nên anh thường xuyên đi học hỏi kinh nghiệm thực tế tại một số cơ sở ở Hà Nội, Bắc Giang, Hưng Yên, học thêm qua sách báo, internet… "Đi một ngày đàng học một sàng khôn", sau thời gian trực tiếp được bắt tay vào vừa rút kinh nghiệm vừa học hỏi thực tế anh dần thành công với những mẻ nấm đẹp và được khách hàng ưa chuộng.
Anh Vinh tâm sự: "Khi mới bắt đầu do chưa có nhiều kinh nghiệm nên cũng gặp nhiều khó khăn, thất bại. Xưởng ban đầu có diện tích hơn 300 m2 bắt đầu đi vào sản xuất nhưng do chưa có kinh nghiệm nên đợt đầu bị hỏng. Nhiều lúc cũng nản lắm, nhưng nghĩ đến công sức, tiền bạc đã bỏ ra và đặc biệt là kỳ vọng của gia đình nên mình vực lại tinh thần".
Quả là trời không phụ lòng người, không nản lòng, anh lại bắt đầu vừa làm vừa tìm tòi và tích lũy kinh nghiệm đến nay chàng trai trẻ đã thành công và cung cấp sản phẩm nấm của gia đình ra thị trường.
Thành công bước đầu
Tuy bước đầu đã dần có thu nhập nhưng anh Vinh vẫn băn khoăn vì năng suất nấm chưa cao cây nhỏ và có "mã" không đẹp do nấm thiếu chất dinh dưỡng, ngoài ra các yếu tố như nhiệt độ, ánh sáng chưa hợp lý. Để khắc phục, chị bổ sung thêm chất tỉ lệ hợp lý, cân đối lại độ ẩm sau đó cho vào máy hấp, sấy để tiệt trùng và tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng cho nấm. Đặc biệt chú ý kiểm soát nhiệt độ: mùa nắng nóng thì phải đưa ra giá thể nấm ra chỗ thoáng mát; khi thời tiết lạnh cần che chắn kỹ càng để bảo đảm quá trình sinh trưởng của nấm...
Anh Vinh cho biết: Quy trình làm nấm trải qua nhiều công đoạn, nhưng phải đặc biệt quan tâm đến khâu xử lý nhiệt và cấy giống. Sau khi phối trộn mùn cưa, cám ngô, cám gạo làm nguồn dinh dưỡng nuôi nấm phải đóng hỗn hợp này vào bịch và cho vào lò xử lý nhiệt khoảng 98 - 100 độ C, duy trì 4 - 6 giờ. Khi đủ thời gian, bịch dinh dưỡng được đem ra ngoài và sau khoảng 20 - 24 tiếng bắt đầu cấy phôi giống. Quá trình cấy phôi giống phải làm nhanh gọn, độ ẩm trong nhà màng chỉ để khoảng 20 – 28 độ C. Trong khoảng nhiệt độ này, nấm mới có thể mọc tốt và ngược lại độ ẩm cao sẽ ức chế quá trình phát triển của nấm và ảnh hưởng đến năng suất. Lúc đầu thiếu kinh nghiệm, làm lứa đầu tiên bị hỏng mất 20%, cấy giống không đạt, đến nay thì tỷ lệ hỏng bịch giảm xuống chỉ còn 3 - 4%.
Mặc dù khởi nghiệp với nhiều khó khăn nhưng nhờ đam mê, chịu khó anh Vinh bước đầu đã có thành công.
Mặc dù khởi nghiệp với nhiều khó khăn nhưng nhờ đam mê, chịu khó anh Vinh bước đầu đã có thành công.
Mặc dù mới gây dựng từ giữa năm 2018 nhưng đến nay mô hình đã đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực, sau khi trừ chi phí, năm 2018, gia đình Vinh thu nhập gần 70 triệu đồng. Đến năm 2019, thu nhập tăng lên hơn 100 triệu đồng. Hiện nay, bình quân mỗi ngày, cơ sở sản xuất nấm của Vinh xuất bán ra thị trường từ 30 - 50 kg nấm chủ yếu phục vụ các quán ăn, nhà hàng và người dân trên địa bàn.
Nhận thấy nhu cầu của người tiêu dùng và hướng phát triển của nghề trồng nấm, cuối năm 2018, anh Vinh đã vay thêm vốn mở rộng nhà xưởng để phục vụ việc sản xuất và trồng thêm một số loại nấm như: nấm rơm, nấm linh chi, mộc nhĩ… Việc mở rộng, dự kiến cơ sở sản xuất nấm của Vinh sẽ tạo công ăn việc làm cho một số đoàn viên thanh niên trong xã. Đồng thời anh cũng thực hiện các bước để đăng ký kinh doanh cho sản phẩm, chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm và dự định đăng ký tem truy xuất nguồn gốc để khi người dùng tiếp cận và sử dụng sản phẩm của gia đình sẽ biết được nguồn gốc, xuất xứ và thành phần, cách sử dụng để có thể liên hệ trực tiếp với cơ sở.
Nhờ sự chịu thương, chịu khó, hiện nay trung bình mỗi năm chàng thanh niên trẻ có thu nhập hơn 100 triệu đồng từ làm nấm. Nhận thấy mô hình sản xuất nấm của anh Vinh mang lại hiệu quả, đã có nhiều thanh niên trẻ đến tham quan, học hỏi. Anh luôn sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kĩ năng, cũng như kinh nghiệm để thanh niên cùng nhau khởi nghiệp vươn lên thoát nghèo.
PV (Dân Việt)

https://etime.danviet.vn/9x-xu-lang-khoi-nghiep-voi-mo-hinh-trong-nam-20200521121116854.htm

Có thể bạn quan tâm

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000). 
Khấm khá nhờ... rắn độc

Khấm khá nhờ... rắn độc

Nghe tin anh Phan Thanh Bình - ngụ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - quyết định nuôi và kinh doanh rắn hổ mang, nhiều người quen biết đã can ngăn vì lo ngại loài này có nọc độc nguy hiểm nhưng anh vẫn thản nhiên.
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.