Chân dung ông chủ 8X sản xuất bộ kít phát hiện virus corona "made in Vietnam" chuẩn WHO

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ông chủ của công ty sản xuất bộ kít phát hiện virus corona đầu tiên với giá bán từ 400.000 – 600.000 đồng/bộ gồm 50 test là doanh nhân sinh năm 1980 Phan Quốc Việt. Được biết, bộ kít cho hầu hết như tác nhân gây bệnh thông dụng đều do Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á của ông chủ 8X này sản xuất.
Việt Nam chế tạo thành công bộ sinh phẩm (bộ kít) Real-Time RT-PCR one step phát hiện virus corona (SARS-CoV-2). Bộ kít này được sản xuất trên dây chuyền đạt tiêu chuẩn ISO 13485, phòng thí nghiệm (Labo) thực hiện nghiên cứu đạt tiêu chuẩn ISO Class 8. Kết quả kiểm định cho thấy các tiêu chí trên tương đương với bộ kít do US CDC và WHO sản xuất.
Khác với các công trình nghiên cứu trước đó, đây là bộ kit test virus corona đầu tiên được Bộ Y tế cấp "visa" lưu hành để sản xuất hàng loạt tại Việt Nam.
Bộ kít phát hiện virus corona (Covid-19) được Bộ Y tế cấp
Bộ kít phát hiện virus corona (Covid-19) được Bộ Y tế cấp "visa"
Đặc biệt, bộ kít này được đánh giá trên các mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân, với 5 loại thiết bị phổ biến ở các cơ sở y tế đều cho kết qủa chính xác, độ tin cậy tại tất cả các thiết bị và tất cả các lần thử nghiệm, cho kết quả kiểm tra sau khi test 2 tiếng. Trong khi đó, chi phí chỉ bằng 1/3 – ½ so với chi phí theo quy trình của CDC. Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương khẳng định, bộ kít được khuyến cáo sử dụng để phát hiện virus corona (Covid-19).
Về giá thành sản phẩm, bộ kít này có giá dao động từ 400 nghìn đồng – 600 nghìn đồng. Theo lý thuyết, 1 bộ kit gồm 50 test, dùng cho 50 bệnh nhân với đơn giá 400 – 600 nghìn đồng/test thử nhanh Covid-19.
Giới thiệu về bộ sinh phẩm Real-Time RT-PCR one step phát hiện virus SARS-CoV-2, lãnh đạo Bộ KH&CN cho biết, đây là bộ kít phát hiện nhanh virus corona do Học viện Quân y chủ trì, phối hợp với Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á thực hiện
Ai là ông chủ của Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á?
Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á là 1 công ty chuyên về lĩnh vực sinh học phân tử. Tổng giám đốc của Công ty này là ông chủ 8X Phan Quốc Việt (sinh năm 1980 tại Quảng Nam).
Theo chia sẻ của ông Phan Quốc Việt, ông là một người con ngành Y, lại may mắn đi vào chuyên ngành khá "hot", chính là sinh học phân tử trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Và may mắn hơn, doanh nghiệp của ông được Học viện Quân Y lựa chọn đối tác hơn chục năm qua.
Thành lập năm 2007, với đồng vốn ít ỏi 80 triệu đồng, được góp từ 5 thành viên. Đến nay, Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á của ông chủ 8X Phan Quốc Việt có hơn 10 năm kinh nghiệm, trên 3.000 khách hàng; 1.500 dự án. Số lượng cán bộ nhân viên 300 người với hàng loạt chi nhánh trên cả nước.
Ông Phan Quốc Việt, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á. (Ảnh: P.V)
Ông Phan Quốc Việt, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á. (Ảnh: P.V)
Theo giới thiệu, Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Khoa học Công nghệ cùng với 5 hoạt động chính là kinh doanh, sản xuất sinh phẩm, dịch vụ xét nghiệm, nghiên cứu khoa học và đào tạo. Ngoài ra, doanh nghiệp hiện còn đầu tư các lĩnh vực khác có vốn đầu tư tương đối lớn như chuỗi phòng khám theo hình thức PPP của Bộ Y tế.
Năng lực sản xuất của Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á khoảng 10.000 bộ kít/ngày, khi cần huy động có thể tăng công suất lên 03 lần. Như vậy, năng lực sản xuất hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu hoặc hỗ trợ quốc tế trong tình trạng dịch bệnh Covid 19 bùng phát ở nhiều thế giới.
Ông chủ 8X Phan Quốc Việt cho biết thêm, Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á là đơn vị duy nhất trong nước sản xuất 15 bộ kít được Bộ Y tế cấp phép như kít định lượng viên gan B, kít định lượng viêm gan C, kít phát hiện lao, HPV, tay chân miệng… hầu như tác nhân gây bệnh thông dụng nhất đều do Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á sản xuất, chiếm tới 70% thị trường Việt Nam.
Đây chính là nhóm đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng thành công và đưa vào thương mại từ rất sớm các kit sử dụng kỹ thuật realtime PCR và lai phân tử. Toàn bộ hoạt động của công ty đều đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và GMP-WHO.
Mặc dù hoạt động trong lĩnh vực được cho là "siêu lợi nhuận" song ông chủ 8X Phan Quốc Việt cho hay, cơ cấu doanh thu của công ty thì 70% đến từ lĩnh vực khoa học công nghệ. Tuy nhiên, biên độ lợi nhuận của doanh nghiệp trong lĩnh vực này không lớn.
Ông Việt dẫn chứng, 1 test kít nước ngoài thường phải có giá thành gấp 10 lần, rẻ cũng phải gấp từ 3 tới 4 lần mặc dù chất lượng tương đương.
Chính vì vậy, ông chủ 8X Phan Quốc Việt cho biết, ông không "cổ súy" cho việc một số doanh nghiệp lợi dụng tinh thần "người Việt dùng hàng Việt" để giá sản phẩm lên cao.
"Quan điểm của tôi là người Việt dùng hàng tốt giá tốt. Cứ ai hàng tốt giá tốt sẽ dùng chứ không phải là người Việt dùng hàng Việt. Doanh nghiệp sản xuất trong nước phục vụ cho chính người dân của mình. Vậy tại sao phải tăng giá lên cắt cổ người dân mình", ông chủ 8X khẳng định.
Ông Việt chia sẻ thêm, trong khi đó, hàng sản xuất trong nước hoàn toàn có lợi thế so với hàng nhập khẩu, ít nhất về chi phí vận chuyển. Đó chính là lý do vì sao dù y tế là sản phẩm vô giá nhưng công ty tôi giữ mức giá phù hợp với người dân. Chất xám cần để phục vụ cộng đồng. Chẳng hạn bộ kít phát hiện virus corona này, nếu như không vì cộng đồng thì áp lực của nó rất lớn mặc dù sản xuất không phải quá khó.
Theo Huyền Anh (Dân Việt)

http://danviet.vn/kinh-te/chan-dung-ong-chu-8x-san-xuat-bo-kit-phat-hien-virus-corona-made-in-viet-nam-chuan-who-1065245.html

Có thể bạn quan tâm

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000). 
Khấm khá nhờ... rắn độc

Khấm khá nhờ... rắn độc

Nghe tin anh Phan Thanh Bình - ngụ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - quyết định nuôi và kinh doanh rắn hổ mang, nhiều người quen biết đã can ngăn vì lo ngại loài này có nọc độc nguy hiểm nhưng anh vẫn thản nhiên.
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.